1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁC QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Đặc điểm các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước
Quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước có vai trò hết sức quan
trọng trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ở từng thời
kỳ. Theo quy định của Nhà nước, các địa phương, các bộ, ngành, các doanh
nghiệp Nhà nước được quyền chủ động thu, chi, quản lý loại quỹ này theo các
quy định hiện hành của pháp luật. Mục đích thiết lập các loại quỹ này là để cho
các địa phương, các ngành, các đơn vị có thể huy động các khoản thu và sử
dụng chi tiêu một cách linh hoạt, chủ động, phù hợp với các mục tiêu chương
trình mà Nhà nước đặt ra. Đây là sự thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong
quản lý Nhà nước về kinh tế.
So với quý ngân sách Nhà nước, các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách
Nhà nước cũng có những điểm giống nhau về các khía cạnh sau:
Cho dù các quỹ được thiết lập với các mục đích cụ thể khác nhau nhưng
đều nhằm thực hiện sự can thiệp của Nhà nước một cách hữu hiệu vào nền kinh
tế thị trường. Mọi quyết định tạo lập cũng như sử dụng quỹ đều là Nhà nước.
- Nhà nước có toàn quyền chi phối và sử dụng, chịu sự quản lý của chính
quyền các cấp, điều hành hoạt động của cá quỹ theo chính sách chế độ của Nhà
nước.
Nhìn chung, độ lớn của các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà
nước cũng như ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào thực trạng của nền kinh tế
như GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế, giá cả, thu nhập, lãi suất v.v… Hơn
nữa, cho dù nguồn lực của xã hội có được tập trung vào quỹ ngân sách Nhà
nước hay quỹ ngoài Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước thì đó thực sự
vẫn là sự chuyển giao nguồn lực từ khu vực tư cho khu vực công cộng, từ hàng
hoá cá nhân sang hàng hoá công cộng và thực hiện các chương trình phân phối
132
lại thu nhập của Nhà nước. Việc quản lý các quỹ Tài chính công ngoài ngân
sách Nhà nước cần phải chặt chẽ, tránh lạm dụng, thất thoát.
Sự khác nhau của quỹ ngân sách Nhà nước và quỹ Tài chính công ngoài
ngân sách Nhà nước thể hiện ở các điểm cơ bản sau:
- Tính chất sử dụng riêng biệt: Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế xã
hội, trình độ quản lý tài chính Nhà nước trong từng thời kỳ mà Nhà nước cho
phép hình thành các quỹ ngoài ngân sách với các mục đích sử dụng riêng biệt.
Căn cứ vào cơ chế huy động và sử dụng do Nhà nước quy định, các tổ chức, các
ngành, doanh nghiệp thực hiện luân chuyển vốn đúng mục đích của quỹ. Thông
thường các quỹ ngoài ngân sách thực hiện "tiền nào dùng vào việc ấy" như tên
gọi của quỹ.
- Chịu sự điều chỉnh, kiểm tra ít hơn từ phía các tổ chức chính quyền Nhà
nước. Cơ chế hoạt động của loại quỹ này được thực hiện một cách linh hoạt.
Chính sách chế độ điều chỉnh các quỹ ngoài Tài chính công ngoài ngân sách
Nhà nước thường được quy định bằng các văn bản dưới luật tính bắt buộc thấp
hơn so với quỹ ngoài ngân sách Nhà nước.
- Quỹ ngân sách Nhà nước yếu phục vụ cho các mục tiêu ổn định, thường
xuyên, lâu dài của Nhà nước trong khi tính ổn định của các quỹ Tài chính công
ngoài ngân sách Nhà nước thấp hơn quỹ ngân sách Nhà nước. Một số quỹ ngoài
ngoài ngân sách Nhà nước hoạt động có tính chất ổn định như: Quỹ của các
doanh nghiệp Nhà nước, quỹ Bảo hiểm xã hội.
Nhìn chung các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước được hình
thành nhằm đáp ứng những mục tiêu nhất định của Nhà nước trong từng thời
kỳ. Khi các mục tiêu đó được hoàn thành cũng là lúc chấm dứt hoặc tạm thời
ngừng hoạt động của quỹ.
Phạm vi hoạt động của quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước
thường bị giới hạn trong các chương trình mục tiêu như tên gọi của quỹ. Ví dụ:
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thành lập để hỗ trợ tài chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường. Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam là quỹ của Nhà nước
133
đặt tại cục trợ giúp pháp lý (Bộ tư pháp) nhằm trợ giúp pháp lý miễn phí cho
người nghèo, người được hưởng chính sách ưu đãi.
1.2. Phân loại các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước
Để thực hiện tốt sự phân cấp quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước cũng
như đảm bảo phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương, các ngành,
các đơn vị, trong giai đoạn hiện nay cũng như về mặt xu thế phát triển, số lượng
các quỹ ngoài Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều,
lượng vốn ngày càng lớn. Vì vậy, việc phân loại các quỹ Tài chính công ngoài
ngân sách Nhà nước có một ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý tài chính Nhà
nước.
Theo mục đích sử dụng, các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà
nước bao gồm:
- Nhóm các quỹ dự trữ, dự phòng.
Cuộc đời đầy rủi ro. Cũng giống như mọi gia đình, cá nhân, Nhà nước
cũng phải có các khoản dự trữ, dự phòng nhằm có lực lượng vật chất can thiệp
mỗi khi xảy ra bất trắc như thiên tai, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế v.v… Các
quỹ này có thể bằng hiện vật như lương thực, xăng dầu, vật tư, kim loại quý
hiếm, cũng có thể bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ). Ở Việt Nam hiện nay, thuộc nhóm
này thường có các loại quỹ chủ yếu sau: Quỹ dự trữ quốc gia; quỹ bảo hiểm xã
hội; dự trữ tài chính; quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối ở ngân
hàng Trung ương…
- Nhóm các quỹ chuyên dùng của các doanh nghiệp Nhà nước như quỹ
đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ nghiên cứu khoa học và
đào tạo của các tổng Công ty Nhà nước, quỹ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng
thương mại; các quỹ được phép thiết lập của các đơn vị sự nghiệp thực hiện
theo cơ chế tự chủ tài chính như: quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Vốn điều lệ do
ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp cũng có thể được coi là quỹ chuyên
dùng v.v…
134
- Nhóm quỹ có tính chất hỗ trợ các hoạt động kinh tế - xã hội, các chương
trình mục tiêu quốc gia, như quỹ đầu tư phát triển đô thị, quỹ đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, quỹ phát triển nông thôn, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ hỗ trợ cải
cách hành chính, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao
động, quỹ phòng chống ma tuý, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ xoá nạn mù chữ v.v…
Theo cấp quản lý, các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước có
thể chia ra thành các loại:
- Các quỹ do chính quyền Trung ương quản lý như Qũy bảo hiểm xã hội,
quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài.
Nhìn chung hoạt động của các quỹ này liên quan đến các vấn đề vĩ mô,
phạm vi ảnh hưởng rộng trong toàn quốc.
- Các quỹ do chính quyền địa phương quản lý.
Các quỹ này có thể do chính quyền tỉnh, huyện hay thị xã, xã, phường
quản lý tuỳ vào nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý kinh tế xã hội
từng thời kỳ. Nhìn chung phạm vi hoạt động của quỹ cũng như tác động đến các
vấn đề quản lý vĩ mô ở phạm vi hẹp hơn so với các quỹ do chính quyền Trung
ương quản lý.
Các quỹ do chính quyền địa phương quản lý ví dụ như: quỹ dự trữ tài
chính thuộc ngân sách tỉnh, quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, quỹ đầu tư phát
triển nông thôn v.v…
1.3. Một số nội dung chủ yếu nhằm quản lý hiệu quả quỹ Tài chính công
ngoài ngân sách Nhà nước
Xác định rõ mục đích của quỹ, đảm bảo sử dụng quỹ một cách tiết kiệm
theo đúng mục đích thành lập quỹ, tránh chiếm dụng, sai mục tiêu, tham ô, lãng
phí quỹ.
Xây dựng và kiện toàn chế độ tạo lập, sử dụng, phương thức quản lý quỹ
phù hợp cho từng thời kỳ. Thực hiện công khai hoá các thành viên góp vốn có
điều kiện giám sát hoạt động của quỹ. Thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ với
các hoạt động của quỹ nhằm tránh tư tưởng hình thành "vương quốc độc lập" sử
dụng quỹ một cách lãng phí, tuỳ tiện.
135
Áp dụng các phương thức quản lý khác nhau tuỳ theo từng loại quỹ. Nhìn
chung các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước đều do nhiều cơ quan
tham gia vì vậy việc xác định chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong
việc quản lý quỹ phải rõ ràng, cụ thể, vừa tránh chồng chéo, vừa tránh sơ hở gây
thất thoát tiền quỹ.
Các quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước phải được gửi vào tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, thực hiện chi trả trực tiếp cho các
đơn vị giao dịch nhằm giám sát việc sử dụng luân chuyển vốn.
Các quỹ phải chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của cơ quan tài chính
cấp trên trực tiếp. Tổ chức công tác kế toán, theo dõi, cấp phát và quản lý quỹ
phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và pháp lệnh kế toán
thống kê. Hàng năm báo cáo quyết toán quỹ để các cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Nói tóm lại, cùng với việc phát triển các quỹ Tài chính công ngoài ngân
sách Nhà nước cần đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, xã hội hoá các hoạt động
của Nhà nước. Việc nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý các quỹ này là hết
sức quan trọng, đảm bảo niềm tin cho người góp quỹ vào thực hiện có hiệu quả
mục tiêu của Nhà nước. Trong phạm vi của chương trình này chỉ đề cập đến cơ
chế quản lý của một số quỹ Tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước chủ yếu
là quỹ dự trữ quốc gia bằng hiện vật; quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và quỹ
Bũy bảo hiểm xã hội.
2. QUẢN LÝ MỘT SỐ QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CHỦ YẾU
2.1. Quỹ dự trữ quốc gia
2.1.1. Khái niệm về về quỹ dự trữ quốc gia
Quỹ dự trữ quốc gia là khoản tích luỹ từ ngân sách Nhà nước, hình thành
nên nguồn dự trữ chiến lược (dự trữ quốc gia), do Nhà nước thống nhất quản lý
và sử dụng nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh; tham gia
136
bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ
đột xuất bức thiết khác của Nhà nước.
Dự trữ quốc gia được dự trữ bằng hàng và bằng tiền đồng Việt Nam. Việc
tổ chức dự trữ quốc gia phải bảo đảm sự điều hoà tập trung, thống nhất vào một
đầu mối của Nhà nước, có phân công cho các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ
quốc gia theo quy định của Chính phủ.
2.1.2. Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia.
Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ tài chính, thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia và tổ chức theo hệ thống
dọc gồm Cục dự trữ quốc gia và các đơn vị dự trữ quốc gia khu vực bố trí ở các
địa bàn chiến lược trong cả nước.
Đơn vị dự trữ quốc gia khu vực có các tổng kho dự trữ trực thuộc, trực
tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia và xuất, nhập kho, mua vào, bán ra
hàng dự trữ quốc gia.
Các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành trực tiếp quản lý, bảo quản
hàng dự trữ quốc gia.
2.1.3. Nguyên tắc quản lý quỹ dự trữ quốc gia
Quỹ dự trữ quốc gia là một loại dự trữ có tính chất tập trung của Nhà
nước, có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo lực lượng hàng hoá can
thiệp vào thị trường khi xảy ra các "trục trặc thị trường" và những biến cố khách
quan. Việc quản lý quỹ này cần phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc tập trung thống nhất.
Mặc dù quỹ dự trữ quốc gia do nhiều đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, việc
xuất, nhập quỹ, bán đổi hàng phải chịu sự chỉ đạo tập trung thống nhất của
Chính phủ. Thực hiện nguyên tắc này bảo đảm sự điều chỉnh của Chính phủ một
cách chủ động, kịp thời khi xảy ra những sự cố bất ngờ Nhà nước cần phải can
thiệp. Tất cả các loại dự trữ của Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh thực hiện chế
độ quản lý Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ. Công tác thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán Nhà nước cần hết sức coi trọng trong quản lý quỹ này nhằm tránh
137
thất thoát, đảm bảo có nguồn lực đối phó với mọi tình huống rủi ro xảy ra bất
ngờ.
Nguyên tắc bí mật
Cần phải đảm bảo bí mật không những về chủng loại mà còn về số lượng
các mặt hàng dự trữ. Giữ vững nguyên tắc này sẽ tránh được trường hợp các lực
lượng thù địch lợi dụng phá hoại an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị.
Nguyên tắc sẵn sàng.
Dự trữ quốc gia phải được Nhà nước quan tâm kiểm tra thường xuyên
nhằm đáp ứng nhu cầu đột xuất một cách tốt nhất, kịp thời nhất. Quỹ dự trữ
quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đầy đủ, kịp thời.
Hệ thống kho hàng phải được xây dựng một cách bí mật, an toàn, thuận
tiện, đáp ứng nhanh nhất những khi tình huống bất trắc xảy ra.
Thường xuyên trang bị những kỹ thuật hiện đại để bảo quản vật tư, hàng
hoá. Cán bộ làm công tác dự trữ quốc gia cũng cần luôn trau dồi trình độ, đảm
bảo sẵn sàng phục vụ khi Nhà nước cần. Có kế hoạch đổi hàng nhằm tránh biến
hàng dự trữ thành hàng tồn kho ứ đọng, không đảm bảo chất lượng.
Quỹ dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định
của pháp luật; không được sử dụng quỹ dự trữ quốc gia để hoạt động kinh
doanh. Dự trữ quốc gia bằng tiền chỉ được sử dụng để mua hàng dự trữ quốc
gia.
2.1.4. Quản lý tài chính quỹ dự trữ quốc gia
2.1.4.1. Nguồn hình thành quỹ dự trữ quốc gia
Quỹ dự trữ quốc gia được hình thành từ ngân sách Nhà nước do Quốc hội
quyết định. Hàng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và dự toán ngân sách Nhà nước, Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với
Bộ tài chính rà soát danh mục hàng dự trữ quốc gia, tổng hợp, cân đối trình
Chính phủ bổ sung, điều chỉnh danh mục hàng dự trữ quốc gia xác định mặt
hàng dự trữ quốc gia, mức dự trữ từng loại hàng, tổng mức dự trữ quốc gia và
tổng mức tăng dự trữ quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết
định. Ngân hàng Nhà nước chi cho dự trữ quốc gia bao gồm: Ngân sách Nhà
138
nước chi cho dự trữ quốc gia, ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật; ngân sách chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia.
Ngân sách Nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia bao gồm:
Vốn để mua tăng dự trữ quốc gia được Quốc hội duyệt hàng năm.
Vốn bán hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ tài chính có trách nhiệm bảo đảm tiến độ cấp phát vốn mua tăng hàng
năm dự trữ quốc gia theo đúng kế hoạch để các cơ quan, đơn vị được phân công
quản lý hàng dự trữ quốc gia chủ động mua hàng dự trữ quốc gia; trường hợp
các cơ quan, đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết
vốn phải báo cáo Bộ tài chính xem xét, quyết định để chuyển năm sau tiếp tục
sử dụng mua hàng dự trữ quốc gia hoặc bổ sung quỹ dự trữ quốc gia bằng tiền.
Ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Ngân hàng Nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để
phục vụ hoạt động dự trữ quốc gia được bố trí trong dự toán chi đầu tư phát
triển hàng năm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
Tiền thanh lý tài sản, kho, vật kiến trúc thuộc hệ thống dự trữ quốc gia
được để lại bổ sung nguồn vốn đầu tư.
Ngân sách Nhà nước chi cho công tác quản lý dự trữ quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước chi cho quản lý dự trữ quốc gia được bố trí trong dự
toán chi ngân sách hàng năm của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, bao
gồm: Chi cho hoạt động của bộ máy quản lý, chi cho thực hiện nhập, xuất, mua,
bán, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chi nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ, chi cho việc hợp tác quốc tế theo kế hoạch được
cấp có thẩm quyền duyệt; chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế
hoạch, dự toán, định mức, hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo
chế độ quản lý tài chính.
Quản lý dự trữ quốc gia bằng tiền
Hàng năm Thủ tướng Chính phủ quy định tỷ lệ dự trữ quốc gia bằng tiền
tối đa không quá 20% tổng giá trị dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia bằng tiền do
Cục dự trữ quốc gia quản lý và được gửi tại kho bạc Nhà nước, được tính lãi
139
suất tiền gửi theo quy định của bộ trưởng bộ tài chính; tiền lãi được nhập vào
tiền gốc để bảo toàn và phát triển quỹ dự trữ quốc gia.
Nguồn hình thành dự trữ quốc gia bằng tiền là một phần vốn dự trữ quốc
gia bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm và số tiền bán hàng dự
trữ quốc gia còn lại sau khi thực hiện xong kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia
hàng năm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2.1.4.2. Lập dự toán ngân sách dự trữ quốc gia
Căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau, trước ngày 10 tháng 6 hàng
năm, Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính hướng dẫn các
bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia về yêu cầu, nội dung, thời gian xây
dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách Nhà nước.
Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, cùng Bộ tài chính phối hợp với các bộ,
ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách
Nhà nước, dự kiến phân bổ vốn tăng dự trữ quốc gia cho năm sau để cân đối,
tổng hợp trình Chính phủ trước ngày 20 tháng 7 hàng năm.
Giao kế hoạch, dự toán ngân sách Nhà nước và kiểm tra thực hiện kế
hoạch, dự toán ngân sách dự trữ quốc gia.
Căn cứ Nghị định của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
dự toán ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch và dự toán
ngân sách dự trữ quốc gia cho Bộ tài chính và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ
quốc gia.
Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng
Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban cơ yếu Chính phủ và Thủ
trưởng bộ, ngành được phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia chịu trách
nhiệm phân bổ, giao kế hoạch, dự toán NSNN cho các đơn vị dự trữ trực thuộc
và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.
Bộ tài chính chủ trì cùng Bộ kế hoạch và đầu tư các bộ, ngành liên quan
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, dự toán ngân hàng của các bộ, ngành quản lý
140
hàng dự trữ quốc gia, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị
những giải pháp cho việc thực hiện kế hoạch, dự toán NSNN.
Định kỳ hàng quý, vào ngày 25 tháng đầu quý, các bộ, ngành quản lý
hàng dự trữ quốc gia phải báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng dự trữ quốc gia quý
trước gửi Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư.
2.1.4.3. Hạch toán, quyết toán quỹ dự trữ quốc gia
Toàn bộ hoạt động dự trữ quốc gia phải được phản ánh đầy đủ kịp thời
vào sổ sách kế toán. Chế độ kế toán dự trữ quốc gia được xây dựng căn cứ vào
pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, chế độ kế toán
thống nhất của Nhà nước phù hợp với nội dung, đặc điểm của hoạt động dự trữ
quốc gia.
Các cơ quan dự trữ quốc gia phải chấp hành chế độ thống kê, báo cáo
thanh quyết toán định kỳ và hàng năm với cơ quan dự trữ quốc gia cấp trên, cơ
quan quản lý trực tiếp và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ tài chính,
kho bạc Nhà nước, kiểm toán Nhà nước v.v…).
2.1.4.4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quỹ dự trữ quốc gia
Các cơ quan dự trữ quốc gia phải thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, chính sách, pháp luật theo đúng pháp
lệnh thanh tra.
Cục dự trữ quốc gia tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất các
cơ quan dự trữ quốc gia về thực hiện kế hoạch dự trữ, chấp hành các chế độ luật
pháp quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động dự trữ quốc gia, ,iểm
tra việc thực hiện các quy phạm, quy trình, định mức tiêu chuẩn về nhập, xuất
và bả quản hàng dự trữ.
Thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với hoạt động dự trữ
quốc gia.
2.2. Quản lý tài chính quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
2.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững
141
đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội
và bảo vệ môi trường, cần coi đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển
bền vững.
Ngày nay, bảo vệ môi trường không còn chỉ mang tính quốc gia mà còn
có tính chất khu vực và toàn cầu, vì thế việc kết hợp giữa phát huy nội lực với
tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Thành lập quỹ
bảo vệ môi trường Việt Nam để huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước nhằm hỗ trợ các
chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên phạm vi
cả nước là việc làm hết sức cần thiết.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được tạo lập từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nước và huy động từ các nguồn vốn khác nhằm hỗ trợ tài chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
Về tổ chức: Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam là tổ chức tài chính Nhà
nước, quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng,
có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và
ngoài nước. Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi
nhuận nhưng phải đảm bảo hoàn vốn điều lệ và bù đắp chi phí quản lý.
Ngoài trụ sở chính đặt tại Hà Nội, quỹ còn có các văn phòng đại diện tại
các tỉnh, trực thuộc Trung ương. Văn phòng giao dịch của quỹ đặt ở nước ngoài.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư bảo vệ môi
trường.
Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động phòng,
chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia,
liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm
vi ảnh hưởng lớn.
Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước để hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, hoạt động và nhiệm
vụ bảo vệ môi trường.
142
Tổ chức hướng dẫn xây dựng, thẩm định và xét chọn các chương trình,
dự án, hoạt động và nhiệm vụ bảo vệ môi trường được đề nghị tài trợ hoặc hỗ
trợ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn vốn từ NSNN và được sự đồng
thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua trái phiếu Chính phủ theo quy
định của pháp luật.
Hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện theo các
phương thức sau:
Cho vay với lãi suất ưu dãi.
Hỗ trợ lãi suất vay
Tài trợ và đồng tài trợ
Nhận uỷ thác và uỷ thác
Mua trái phiếu Chính phủ.
Đối tượng được hỗ trợ tài chính của quỹ là các chương trình, dự án, hoạt
động và nhiệmvụ bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng,
hoặc giải quyết vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn các
lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
2.2.2. Nguồn hình thành của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Thứ nhất, Nguồn cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước bao gồm:
Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp ban đầu và bổ sung vốn điều lệ
do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Kinh phí ngân sách Nhà nước năm dành cho hoạt động quản lý Nhà nước
về bảo vệ môi trường. Nguồn kinh phí này được xác định trong kế hoạch ngân
sách Nhà nước hàng năm.
Thứ hai, Các khoản thu nhập hợp pháp trong quá trình hoạt động của quỹ
bao gồm:
Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ như: Thu lãi cho vay của các dự án vay
vốn đầu tư của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; thu lãi tiền gửi của quỹ bảo vệ
môi trưòng Việt Nam gửi tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại;
143
thu phí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác; thu hoạt động nghiệp vụ
và dịch vụ khác…
Thu nhập tự hoạt động tài chính như: Thu lãi từ hoạt động mua, bán trái
phiếu Chính phủ; thu từ hoạt động cho thuê tài sản; các khoản thu phạt; thu
thanh lý, nhượng bán tài sản của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; thu chênh
lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản
hình thành từ vốn vay của quỹ; thu nợ đã xoá nay thu hồi được.
2.2.3. Sử dụng quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Về nguyên tắc vốn của quỹ phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu
quả, đảm bảo an toàn và cho các mục tiêu sau:
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi các dự án bảo vệ môi trường theo cơ chế sau:
Mức vốn cho vay không vượt quá 70% tổng chi phí của chương trình, dự
án đầu tư bảo vệ môi trường.
Lãi suất do hội đồng quản lý quỹ quy định cho từng nhóm đối tượng
nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thương mại.
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy
định.
- Đầu tư, mua sắm vài sản cố định phục vụ cho hoạt động của quỹ bảo vệ môi
trường Việt Nam không vượtquá 7% vốn điều lệ của quỹ. Toàn bộ công tác đầu
tư, mua sắm tài sản cố định của quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được thực
hiện theo các quy định như đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Hàng năm quỹ
bảo vệ môi trường Việt Nam phải xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố
định trình hội đồng quản lý xem xét phê duyệt và thực hiện công tác đầu tư,
mua sắm trong phạm vi kế hoạch được duyệt.
- Mua trái phiếu Chính phủ từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc
từ ngân sách Nhà nước trên cơ sở có sự đồng ý của tổ chức, cá nhân cung cấp
vốn.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để
bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay
như: Tổn thất do thiên tai, hoả hoạn…
144
Mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro do hội đồng quản lý quyết định hàng
năm nhưng tối thiểu bằng 0,2% tính trên dư nợ cho vay hàng năm của quý.
2.2.4. Tổ chức quản lý qũy bảo vệ môi trường Việt Nam
Về phân phối thu nhập, chênh lệch thu, chi tài chính hàng năm sau khi trả
tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật, được phân phối như sau:
- Trích 10% vào quỹ bổ sung vốn điều lệ
- Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển để đầu tư, mua sắm tài sản, đổi mới
công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc.
- Trích quỹ khen thưởng và phúc lợi… Mức trích hai quỹ thực hiện theo
quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư
phát triển.
Kế toán, thống kê và kế hoạch tài chính, quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
được vận dụng chế độ kế toán của quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện kế toán các
hoạt động của quỹ.
Hàng năm, qũy bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm lập và báo
cáo, Bộ tài nguyên và môi trường và Bộ tài chính các kế hoạch sau:
- Kế hoạch vốn hàng năm bao gồm: Vốn điều lệ ngân sách Nhà nước cấp
bổ sung; vốn ngân sách Nhà nước cấp cho các mục tiêu theo quy định; vốn thu
hồi nợ vay; vốn huy động khác.
- Kế hoạch sử dụng vốn bao gồm: kế hoạch cho vay đầu tư; kế hoạch hỗ
trợ lãi suất; kế hoạch tài trợ không hoàn lại.
- Kế hoạch thu - chi tài chính kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục
chi, thu và các định mức chi tiêu cụ thể.
Định kỳ (quý, năm) qũy bảo vệ môi trường Việt Nam lập và gửi báo cáo
tài chính cho Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ tài chính;
- Báo cáo quý được gửi chậm nhất vào ngày 25 tháng đầu quý sau.
- Báo cáo quyết toán được gửi chậm nhất vào ngày 30 tháng 3 của năm
sau để Bộ tài chính xem xét, thẩm định và phê duyệt.
145
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam chịu sự kiểm tra tài chính của Bộ tài
chính gồm:
- Kiểm tra báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra chuyên đề theo từng yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
2.3. Quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội
2.3.1. Những vấn đề cơ bản về quỹ Bảo hiểm xã hội
2.3.1.1. Khái niệm quỹ Bảo hiểm xã hội
Quỹ Bảo hiểm xã hội là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những bên tham
gia Bảo hiểm xã hội hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung nhằm để chi trả
cho những người được Bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm.
Quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng, nó
vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay phương
tiện vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội tồn tại
và phát triển.
Quỹ Bảo hiểm xã hội hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải
quyết những "rủi ro xã hội" của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít
nhất, giúp cho việc san sẻ rủi ro đựoc thực hiện theo cả hai chiều không gian và
thời gian, đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng
lao động, tiết kiệm chi cho cả NSNN và ngân sách gia đình.
Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau.
Trước hết, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và
Nhà nước. Đây là nguồn lớn nhất và cơ bản nhất của quỹ Bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, là phần tăng thêm do hoạt động bảo toàn và tăng tửởng quỹ mang lại.
Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ
về Bảo hiểm xã hội và các nguồn vốn khác.
Theo mục đích sử dụng của Bảo hiểm xã hội, quỹ Bảo hiểm xã hội phải
đảm nhận chi trả những khoản chi chủ yếu như: trả trợ cấp cho các chế độ Bảo
hiểm xã hội (khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất); chi phí cho bộ máy hoạt
146
động Bảo hiểm xã hội chuyên nghiệp; chi phí bảo đảm các cơ sở vật chất cần
thiết và các chi phí quản lý khác.
2.3.1.2. Đặc trưng cơ bản của quỹ Bảo hiểm xã hội
- Mục đích của quỹ Bảo hiểm xã hội là nhằm huy động sự đóng góp của
người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước nhằm tạo lập quỹ tài
chính để phân phối sử dụng nó, đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi có những sự cố bảo hiểm xuất hiện như: ốm đau, tai nạn, hưu trí,
thất nghiệp … làm giảm hoặc mất hẳn các khoản thu nhập thường xuyên, từ lao
động, nhằm duy trì và ổn định cuộc sống của họ. Như vậy hoạt động của quỹ
bảo hiểm xã hội không phải vì mục đích lợi nhuận mà vì phúc lợi, quyền lợi của
người lao động của cả cộng đồng.
- Quá trình phân phối và sử dụng quỹ được chia làm hai phần:
Phần thực hiện chế độ hưu trí mang tính chất bồi hoàn, mức độ bồi hoàn
phụ thuộc vào mức đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội. Vì vậy có thể nói rằng,
quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ "tiết kiệm dài hạn" (bắt buộc hoặc thoả thuận)
đòi hỏi người ld1p hải đóng góp đều đặn liên tục mới đảm bảo nguồn chi trả.
Nó chỉ khác với quỹ tiết kiệm là không được rút tiền ra trước lúc nghỉ hưu.
Nhưng nó lại tạo điều kiện cho việc đầu tư dài hạn để bảo toàn và phát triển quỹ
bảo hiểm xã hội.
Phần thực hiện các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang
tính chất không bồi hoàn. Nghĩa là khi ngươi lao động đang trong quá trình lao
động không bị ốm đau, tai nạn,…thì không được bồi hoàn, khi bị ốm đau, tan
nạn… thì được bồi hoàn, mức bồi hoàn phụ thuộc vào mức độ ốm đau, tai
nạn… Phần này phản ánh tính chất cộng đồng của quỹ Bảo hiểm xã hội. Vì vậy
để đảm bảo cho quá trình sản xuất phát triển bình thường và góp phần thực hiện
an toàn xã hội, đòi hỏi không chỉ người lao động mà còn cả người sử dụng lao
động và Nhà nước phải có trách nhiệm đóng góp và tổ chức quản lý quỹ Bảo
hiểm xã hội.
Tuỳ theo mô hình quản lý Bảo hiểm xã hội của từng nước, quỹ Bảo hiểm
xã hội có thể bao gồm nhiều quỹ thành phần như quỹ Bảo hiểm xã hội cho các
147
chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn, quỹ Bảo hiểm xã hội cho các chế độ Bảo hiểm
xã hội ngắn hạn hoặc có nước chia ra từng loại quỹ như: qũy bảo hiểm hưu trí,
quỹ bảo hiểm thất nghiệp, qũy bảo hiểm ốm đau… Tuy nhiên dù có được tổ
chức như thế nào thì quỹ Bảo hiểm xã hội cũng nhằm mục đích chủ yếu là chi
trả trợ cấp các chế độ Bảo hiểm xã hội cho những trường hợp được bảo hiểm.
Ngoài ra các quỹ Bảo hiểm xã hội còn phải trang rải cho bộ máy hoạt động Bảo
hiểm xã hội chuyên nghiệp và các chi phí quản lý khác.
2.3.1.3. Vai trò của quỹ Bảo hiểm xã hội
Trong nền kinh tế thị trường việc tạo lập quỹ Bảo hiểm xã hội có vai trò
rất to lớn, vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau đây:
Xét về mặt kinh tế, quỹ Bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính độc lập
ngoài ngân sách Nhà nước do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp nhằm phân
phối lại theo luật định cho mọi thành viên khi bị ngừng hay giảm thu nhập gây
ra bởi tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động… Do đó thông qua quá
trình phân phối lại quỹ Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm
an toàn xã hội về kinh tế cho mọi thành viên trong xã hội trước những trắc trở
rủi ro. Mặt khác với chức năng phân phối lại theo nguyên tắc "lấy của số đông
bù cho số ít", Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất phát triển,
cải thiện quan hệ sản xuất, khuyến khích động viên người lao động an tâm sản
xuất.
Xét về mặt chính trị xã hội, việc hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội sẽ tạo ra
hệ thống an toàn xã hội. Bởi vì, khi người lao động mất việc làm, hoặc không
còn khả năng lao động phải nghỉ việc, nếu không có nguồn tài chính đảm bảo
cho họ khi mất thu nhập thì sẽ có thể đưa họ tới con đường tệ nạn xã hội… Tệ
nạn đó là nguyên nhân làm cho xã hội rối ren kinh tế, chính trị mất ổn định sẽ
làm suy yếu đất nước. Nhưng nếu có Bảo hiểm xã hội chi trả cho họ khi gặp rủi
ro để duy trì cuộc sống, thì những hiện tượng tiêu cực xã hội sẽ được hạn chế.
Trên góc độ đó có thể nói rằng thông qua việc tạo lập phân phối và sử dụng quỹ
Bảo hiểm xã hội sẽ góp phần tạo lập hệ thống an toàn chính trị xã hội, giữ vững
trật tự an ninh xã hội.
148
Ngoài ra quỹ Bảo hiểm xã hội cũng là một tụ điểm tài chính quan trọng
của thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Một bộ phận lớn của
quỹ Bảo hiểm xã hội có thời gian nhàn rỗn rương đối dài có thể dùng để đầu tư
phát triển kinh tế và sinh lợi. Việc sử dụng qũy bảo hiểm như vậy sẽ tạo ra sự
gắn bó giữa lợi ích của Chính phủ với các tầng lớp những người lao động khác
nhau.
Như vậy Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan
trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia nhằm bình ổn đời sống kinh tế - xã hội
và góp phần làm vững chắc thể chế chính trị.
2.3.2. Nội dung thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội
2.3.2.1. Nguồn thu các quỹ Bảo hiểm xã hội
Nguồn thu quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành chủ yếu từ các quỹ
thành phần như sau:
- Thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo nghị định 152/2006NĐ-CP ngày
22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của luật Bảo hiểm xã hội về
Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Thu Bảo hiểm y tế bắt buộc theo nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày
16/05/2005 của Chính phủ về ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn
của cấ có thẩm quyền.
- Thu Bảo hiểm y tế tự nguyện theo nghị đinh 63/2005/NĐ-CP ngày
16/05/2005 của Chính phủ về ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn
của cấp có thẩm quyền.
2.3.2.2. Nội dung chi quỹ Bảo hiểm xã hội
- Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc sử dụng để chi trả cho các đối tượng được
hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/1995 trở đi bao gồm các
khoản:
Chi lương hưu (thường xuyên và một lần)
Trợ cấp hco người bị tan nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn
lao động, trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động.
Trợ cấp ốm đai
149
Trợ cấp thai sản
Trợ cấp bệnh nghề nghiệp và người phục vụ người bị bệnh nghề nghiệp,
trang cấp dụng cụ cho người bị bệnh nghề nghiệp.
Chi dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ.
Tiền tuất (tuất một lần, định xuất cơ bản và nuôi dưỡng) và ma táng phí.
Đóng Bảo hiểm y tế cho đối tượng theo quy định
Lệ phí chi trả
Chi khen thưởng người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ
lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định
của Chính phủ.
Các khoản chi khác (nếu có)
- Quỹ Bảo hiểm y tế bắt buộc, quỹ Bảo hiểm y tế tự nguyện dùng để thanh
toán chi phí khám, chữa bệnh cho những người có thẻ, phiếu khám, chữa bệnh
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2.3.2.3. Nguyên tắc quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội
Trong quá trình quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội cần phải quán triệt các
nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tập trung thống nhất trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu - chi theo từng quỹ thành phần:
Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc, quỹ Bảo hiểm y tế bắt buộc và quỹ Bảo hiểm y
tế tự nguyện.
- Nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc lấy số đông bù số ít
- Nguyên tắc mức trợ cấp phải thấp hơn mức tiền lương đang đi làm
nhưng thấp nhất phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
- Nguyên tắc kết hợp bắt buộc với tự nguyện
2.3.2.4. Tổ chức thu, quản lý và thực hiện chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội các cấp tổ chức thu; quản lý và thực hiện chi trả kịp
thời, đầy đủ đúng chế độ, chính sách cho người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt
buộc và Bảo hiểm y tế .
150
- Tổ chức việc chi trả các chế độ bảo hiểm do cơ quan Bảo hiểm xã hội
các cấp trực tiếp thực hiện hoặc hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động, cơ
sở khám, chữa bệnh và đại diện chi trả tại các xã, phường, thị trấn.
- Khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi gian
lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu để hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế ,
Bảo hiểm xã hội các cấp kịp thời ngừng chi trả; đồng thời thông báo cho đối
tượng, đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi
đối tượng để có biện pháp thu hồi ngay số tiền đã chi trả sai và xử lý theo thẩm
quyền; phối hợp và chuyển hồ sơ cho các cơ quan pháp lụât để xử lý theo quy
định trong trường hợp cần thiết
Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 4:
1. Trình bầy những nội dung cơ bản về các quỹ Tài chính công ngoài ngân
sách Nhà nước. Liên hệ tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
2. Trình bầy những nội dung cơ bản về quản lý quỹ dự trữ quốc gia. Liên hệ
tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
3. Trình bầy những nội dung cơ bản về quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội. Liên
hệ tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
4.
151

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top