1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
1.1. Tính tất yếu khách quan và bản chất của tín dụng Nhà nước
1.1.1. Tính tất yếu khách quan của tín dụng nhà nước
Thuật ngữ "tín dụng" xuất phát từ chữ La tinh: Creditum có nghĩa là sự
tin tưởng, tín nhiệm. Trong tiếng Anh được gọi là "credit", tiếng Nga được gọi
là "kpegum", theo ngôn ngữ dân gian ở Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay
mượn.
Tín dụng đã xuất hiện cùng với sự phân công lao động xã hội, sản xuất và
trao đổi hàng hoá. Trong quá trình trao đổi hàng hoá đã hình thành sự nợ nần
lẫn nhau, những quan hệ vay mượn để thanh toán. Như vậy tín dụng là quan hệ
kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, là sự vận động của quy luật giát rị.
Tín dụng nhà nước là hoạt động vay - trả giữa Nhà nước với các tác nhân
hoạt động trong nền kinh tế, phục vụ cho mục đích quản lý vĩ mô của nhà nước.
Tín dụng nhà nước ra đời và phát triển là xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất: Do quy mô chi ngân sách Nhà nước ngày càng mở rộng và tăng
lên, nhưng thu ngân sách Nhà nước luôn bị hạn chế bởi những giới hạn nhất
định như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, các định chế pháp lý, điều đó thường
dẫn đến sự thiếu hụt nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Thiếu vốn cho đầu tư
không những làm cho nhà nước thiếu hậu thuẫn về ngân sách để điều chỉnh kinh
tế vĩ mô mà còn làm cho việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phải dựa
chủ yếu vào ngân sách Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nếu chỉ dựa
vào ngân sách Nhà nước hàng năm mặc dù có xu hướng tăng lên thì nguồn vốn
đầu tư vẫn rất thiếu. Do đó việc phát huy tốt hơn vai trò của tín dụng nhà nước
để mở rộng kênh nguồn vốn ngân sách Nhà nước thông qua huy động vốn là
một tất yếu khách quan để tăng cường chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà
nước
Thứ hai: Bên cạnh những ưu điểm, kinh tế thị trường không phải là một
mô hình kinh tế hoàn hảo mà còn chưa đựng những khuyết tật thuộc bản chất
98
vốn có của nó như không chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội, phân hoá giàu
nghèo và bất bình đẳng làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, gây mất ổn định
kinh tế, chính trị, xã hội và dẫn đến việc hình thành cơ cấu kinh tế tự phát, sứpt
mất cân đối, bất ổn định của một quốc gia... cuộc khủng hoảng toàn diện của
kinh tế thế giới từ bản thời kỳ 1929 - 1933 là một minh chứng thực tế chủ ra
rằng cơ chế thị trường bản thân nó không thể đảm bảo sự phát triển kinh tế bền
vững. Chính vì lý do này mà mô hình kinh tế hỗn hợp đang ngày càng chiếm ưu
thế, ở đó vai trò điều tiết của Nhà nước ngày càng được khẳng định.
Thực hiện vai trò điều tiết kinh tế, Nhà nước thường sử dụng các công cụ
tài chính công như: thuế, phí, chi ngân sách Nhà nước ngoài ra Nhà nước còn sử
dụng công cụ tín dụng và coi đó là một trong những biện pháp điều tiết vĩ mô
hữu hiệu của nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định của quá trình
phát triển kinh tế nhà nước.
Thứ ba: Một đặc điểm phổ biến và nổi vật trong phát triển kinh tế của các
quốc gia trên thế giới hiện nay là hướng ra bên ngoài, hội nhập cùng với sự phát
triển của kinh tế thế giới bằng việc đẩy mạnh các hoạt động ngoại thương và các
hoạt động đối ngoại khác. Hơn nữa, xu thế toàn cầu hoà và tự do hoá các luồng
vốn là một tất yếu trong thế kỷ XXI. Chính sự phát triển của kinh tế thế giới và
sự mở rộng các hoạt động đối ngoại cũng như xu thê toàn cầu hoá, tự do hoá các
luồng vốn là cơ sở phát sinh các mối quan hệ tín dụng của Nhà nước giữa các
quốc gia với nhau.
Từ những lý do trên đây có thể kết luận rằng, tín dụng Nhà nước là một
đòi hỏi tất yếu khách quan của Nhà nước. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã phát
triển, các chủ thể kinh tế - tài chính khẳng định được vị trí trên thị trường trong
và ngoài nước thì vai trò của hoạt động tín dụng nhà nước sẽ giảm dần, việc ưu
đãi trong hoạt động tín dụng nhà nước không được ưu chuộng vì nó tiềm ẩn sự
bất bình đẳng và có thể bóp méo hoạt động của thị trường tài chính lành mạnh.
1.1.2. Bản chất của tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước ra đời, thoạt tiên để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà
nước cho các khoản tiêu dùng thường xuyên và không tham gia vào chu trình tái
99
sản xuất của nền kinh tế. Qua quá trình phát triển, chức năng bù đắp thiếu thụ
ngân sách Nhà nước của tín dụng nhà nước được sử dụng tích cực hơn nhằm bù
đắp những khoản chi cho đầu tư phát triển nền kinh tế, tăng thêm nguồn lực tài
chính cho nhà nước để thực thi các chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Tín dụng nhà nước là một dạng của tín dụng nói chung Chức năng cơ bản
của tín dụng nhà nước là bù đắp thiếu hụt ngân sách và phân phối lại các nguồn
vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của các chủ thể theo kế hoạch, định hướng của
nhà nước. Tuy nhiên, tín dụng nhà nước lại là một hình thức tín dụng đặc biệt
vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội và chính trị. Sự kết hợp hài hoà lợi
ích kinh tế, chính trị và xã hội là đặc trưng của tín dụng nhà nước và là mục tiêu
hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác quản lý tín dụng
nhà nước.
Lợi ích kinh tế thể hiện trực tiếp trên lợi tức tiền vay, thể hiện gián tiếp
qua việc thụ hưởng các tiện nghi công cộng, có thêm việc làm do đầu tư của
Nhà nước mang mại. Đối với vay nợ nước ngoài, lợi ích kinh tế không chỉ thể
hiện trên lợi tức tiền vay mà còn mang lại cho nước chủ nợ nhiều lợi ích khác
nhau về thuế quan, về xuất nhập khẩu hàng hoá...
Lợi ích chính trị, xã hội của tín dụng nhà nước thể hiện ở lòng tin của dân
chúng đối với Chính phủ, ở trách nhiệm và mối quan tâm của Chính phủ đối với
dân chúng chẳng hạn như cho vay đầu tư, giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo. Trong quan hệ đối ngoại, lợi ích chính trị thể hiện qua mối quan hệ chính
trị, ngoại giao giữa nước chủ nợ và nước con nợ.
Với đặc tính kinh tế và xã hội trên đây, tín dụng nhà nước thường có các
đặc điểm sau:
- Nguồn vốn để cho vay là vốn của ngân sách Nhà nước được cân đối để
cho vay đầu tư hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của nhà nước để phục
vụ đầu tư phát triển theo chủ trương của nhà nước.
- Tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ quản lý, huy động và cho vay là hệ
thống những đơn vị, cơ quan chuyên môn của nhà nước, được thành lập theo
quyết định của Chính phủ
100
- Đối tượng của tín dụng nhà nước là những tổ chức, cá nhân, các dự án
đầu tư theo các chương trình, mục tiêu, định hướng theo chủ trương của nhà
nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội.
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận
- Về lãi suất huy động thường thấp nhất trên thị trường vốn vì nó có độ an
toàn cao nhất còn lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi,do nhà nước điều tiết phù
hợp với yêu cầu, đặc điểm, điều kiện cụ thể của đất nước và chủ trương khuyến
khích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.
Như vậy tín dụng nhà nước vừa có nội dung kinh tế vừa có nội dung xã
hội và chính trị đồng thời là công cụ tài chính hữu hiệu của Nhà nước nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội.
1.2. Vai trò của tín dụng Nhà nước
12.1. Tín dụng Nhà nước là một công cụ sắc bén trong việc lành mạnh hoá
nền tài chính - tiền tệ quốc gia
Đối với lĩnh vực tài chính, tín dụng Nhà nước có tác dụng tích cực trong
việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho các hoạt động đầu
tư thuộc trách nhiệm của tài chính quốc gia. Nếu việc sử dụng nguồn vốn được
thực hiện không có hiệu quả dưới hình thức cấp phát thì khả năng huy động
nguồn vốn và can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước rất hạn chế. Nếu huy
động vốn bằng các hình thức tăng thuế, phí, lệ phí... thì không những mục đích
huy động nguồn vốn khó có thể đạt được, mà nền sản xuất có thể sẽ bị bóp méo.
Trong cả hai trường hợp, sự phát triển của nền tài chính quốc gia đều bị đe doạ.
Ngược lại, vấn đề lại được giải quyết một cách hiệu quả bằng cơ chế tín
dụng. Tính chất đòn bảy đi từ cơ chế sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động
huy động vốn. Trên thị trường, động cơ đầu tư vào tín dụng nhà nước cũng tăng
lên do các nguy cơ về lạm phát tiềm ẩn (hình thành do vấn đề chi tài chính quốc
gia không hiệu quả, tiền tệ hoá thâm hụt ngân sách...) không còn nữa. Như vậy,
tính cưỡng chế trong hoạt động vay mượn của Nhà nước trên thị trường không
cần thiết nữa. Thực tế, với các công cụ nợ của Nhà nước hiện nay như trái
101
phiếu, tín phiếu... Nhà nước đã có thể tập trung một cách nhanh chóng một khối
lượng vốn theo nhu cầu với thời hạn dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ
giúp Nhà nước chủ động trong việc điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực tài chính quốc gia.
Đối với lĩnh vực tiền tệ, vai trò của tín dụng nhà nước cũng hết sức quan
trọng. Việc xoá bỏ cơ chế tiền tệ hoá thâm hụt ngân sách là nền tảng cho việc
lành mạnh hoá khu vực tiền tệ - ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định giá trị
đồng nội tệ. Không dừng lại ở đó, cơ chế tín dụng nhà nước ra đời còn là cơ sở
để tách các hoạt động tín dụng mang tính kinh tế - xã hội khỏi hoạt động có tính
thương mại của khu vực trung gian tài chính, chuyển hoạt động kinh doanh của
các tổ chức trung gian tài chính sang cơ chế thị trường hoàn toàn. Việc tách
bạch tín dụng chính sách và tín dụng ngân hàng còn có tác dụng tích cực trong
việc hạn chế rủi ro về tính thanh khoản của NHTM.
12.2. Tín dụng nhà nước góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Mục tiêu đầu tiên được đặt ra đối với tín dụng nhà nước là thực hiện chức
năng điều tiết vĩ mô nề kinh tế - vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn
hợp. Nếu như khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu, suy thoái kinh tế theo chu
kỳ, phân hoá giàu nghèo... là các hệ quả của cơ chế thị trường, thì đây chính là
mục tiêu phải giải quyết của tín dụng nhà nước. Để có thể giải quyết được
những vấn đề này, tín dụng Nhà nước một mặt phải tập trung vào những lĩnh
vực, ngành nghề cần thiết cho phát triển kinh tế bền vững, nhằm trực tiép hoặc
gián tiếp lôi kép các tác nhân thị trường phát triển các lĩnh vực, ngành nghề,
điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng mong muốn... mặt khác, tín dụng nhà
nước sẽ tập trung vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ mới, có tác dụng
thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội... nhằm cải thiện đời
sống, rút ngắn khoảng cách với các nước, cũng như không tụt hậu hoặc đi lệch
xu hướng phát triển kinh tế thế giới, khu vực.
1.2.3. Tín dụng nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, xoá bao cấp về
đầu tư
Nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư là vấn đề tiên quyết đối với tín
102
dụng Nhà nước. Chỉ có hiệu quả của các dự án đầu tư tín dụng Nhà nước mới
tạo nền tảng cho sự phát triển của các hoạt động tín dụng nhà nước nói riêng, thị
trường nợ của Chính phủ và thị trường tài chính nói chung. Để đảm bảo tính
hiệu quả của hoạt động đầu tư, các cơ chế, chính sách quản lý tín dụng được
Nhà nước đưa rất chặt chẽ nhằm kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay
một cách nghiêm ngặt. Dưới các áp lực này, chủ đầu tư buộc phải tăng cường
công tác hạch toán kế toán, phải chứng minh và chịu sự giám sát chặt chẽ của
cơ quan quản lý nguồn vốn tín dụng nhà nước về khả năng tạo ra nguồn thu
nhập cao hơn chi phí đầu tư để không chỉ bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ
ra mà phải trả lãi của khoản tín dụng.
1.2.4. Tín dụng nhà nước giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển
sản xuất kinh doanh
Cơ chế kinh tế thị trường luôn được tạo ra lệnh pha giữa nhu cầu và khả
năng thanh toán của các tổ chức, đơn vị kinh tế. Tín dụng ra đời như là một đòi
hỏi tất yếu khách quan để giải quyết sự lệch pha này và như vậy nó có tác dụng
duy trì sự liên tục cũng như khả năng mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất của
các đơn vị kinh tế. Đối với tín dụng nhà nước, tác dụng mở rộng đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh thể hiện ở các khía cạnh.
Thứ nhất, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuộc diện đầu tư
tín dụng của Nhà nước sẽ có động cơ mở rộng sản xuất kinh doanh dưới các
hình thức đầu tư mới hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, tăng quy mô... thông qua
việc trực tiếp nhận được các khoản tín dụng của Nhà nước hoặc sự bảo lãnh,
bảo hiểm tín dụng hay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước
Thứ hai, Hoạt động đầu tư của Nhà nước sẽ lôi kéo các thành phần kinh
tế trong nền kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo ra các cơ
sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất, hoặc phát triển một số khâu nào đó của chu
trình sản xuất.
Vấn đề có nghĩa sâu rộng hơn nữa là sự phát triển của cơ chế tín dụng nhà
nước đã tạo ra một thị trường tài chính năng động, thực hiện tốt chức năng chu
chuyển, điều hoà các nguồn tài chính trong nền kinh tế - vấn đề thiết yếu đối với
103
việc duy trì liên tục và mở rộng phát triển nền sản xuất hàng hoá.
1.3. Nội dung hoạt động của tín dụng Nhà nước
Cũng như hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng Nhà nước bao gồm 2
mặt hoạt động; hoạt động huy động nguồn vốn và hoạt động sử dụng vốn
1.3.1. Các hình thức huy động vốn
1.3.1.1. Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu
Phát hành trái phiếu là một kênh tạo nguồn vốn hiệu quả trong việc điều
tiết kinh tế nói chung, cũng như trong hoạt động tín dụng nhà nước, đặc biệt ở
các nước có thị trường tài chính phát triển. Việc phát hành trái phiếu có ưu điểm
là khả năng tập trung nguồn vốn nhanh, với khối lượng lớn và chi phí tương đối
thấp. Sở dĩ như vậy là vì, đối với một quốc gia thì nhà nước là cơ quan quyền
lực cao nhất, có độ an toàn cao nhất, nên trái phiêú không chỉ phải trả lãi suất
thấp mà còn có tính thanh khoản cao, và điều đó làm cho thời hạn của trái phiếu
hầu như không có giới hạn, có thể rất ngắn, hoặc rất dài. Bên cạnh đó, với đặc
tính trên đây, trái phiếu do Nhà nước phát hành cũng đã trở thành một bộ phận
quan trọng của thị trường tài chính, đặc biệt nó đã được coi là công cụ an toàn
trong hoạt động của hệ thống các trung gian tài chính và là một công cụ quan
trọng trên thị trường mở. Vì lý do này, việc phát hành trái phiêú Nhà nước đã
trở thành một hoạt động thường xuyên ở hầu hết các nước, kể cả các nước có
thặng dư về ngân sách.
Tuy nhiên, trái phiếu của Nhà nước, với những đặc tính trên đây lại tiềm
ẩn những tác động tiêu cực nhất định đối với thị trường tài chính, đặc biệt đối
với các thị trường chưa phát triển. Với những ưu thế về tính an toàn và khả năng
thanh khoản cao, các loại trái phiếu này có thể trở thành nơi đến hấp dẫn đối với
tất cả các nhà đầu tư, hạn chế các hoạt động đầu tư trực tiếp cũng như các hoạt
động tín dụng khác, những lĩnh vực có khả năng sinh lợi lớn hơn so với tín dụng
nhà nước.
1.3.1.2. Huy động vốn thông qua vay nợ, viện trợ của nước ngoài
Là một cơ chế tài chính của Chính phủ ngoài phần vốn vay nợ, viện trợ
được chuyển từ NSNN sang việc huy động vốn tín dụng nhà nước còn được
104
thực hiện thông qua việc vay nợ và nhận viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước
ngoài. Tuy nhiên, đối với việc vay nợ nước ngoài, chi phí thực còn bao gồm cả
sự biến động về tỷ giá. Chính vì vậy, bên cạnh vấn dề lãi suất, cần quan tâm tới
xu hướng biến động của tỷ giá để thực hiện các nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ
giá, hoặc có các biện pháp sử dụng hiệu quả hơn.
1.3.1.3. Huy động vốn thông qua việc đi vay các quỹ
Khác với hoạt động kinh doanh tiền tệ của các trung gian tài chính trên
thị trường, ở đó việc huy động vốn được thực hiện dưới tất cả các hình thức
nhận tiền gửi, phát hành phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu... Việc
huy động vốn thông qua hình thức tín dụng nhà nước được thực hiện dưới hình
thức phát hành trái phiếu và mua buôn nguồn vốn từ các trung gian tài chính
như các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, các quỹ tài chính tập trung của nhà
nước (nếu có), các công ty tài chính, các công ty tiết kiệm, các ngân hàng
thương mại... Nói cách khác, ngoài việc phát hành trái phiếu, nhà nước có thể
vay từ các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... Lý do cơ bản nằm
sau cơ chế huy động vốn này là thời hạn của tín dụng nhà nước thường rất dài,
và do đó việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức phi
trái phiếu sẽ gặp khó khăn. Ngược lại, đối với các trung gian tài chính khác, với
chức năng, nhiệm vụ chuyên môn riêng có, chúng có thể liên tục huy động được
các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và tính liên tục của các khoản đầu tư này
giúp cho các thể chế tài chính có thể tạo dựng được những nguồn vốn dài hạn
nhất để cho vay trên thị trường.
1.3.1.4. Huy động vốn thông qua nguồn vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước
Ngoài các hình thức huy động vốn trên đây, tín dụng nhà nước còn có thể
thực hiện hình thức nhận nguồn vốn uỷ thác từ các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước như uỷ thác từ các tổ chức bảo hiểm, các quỹ hưu trí, quỹ khám
chữa bệnh bắt buộc.
1.3.2. Các hình thức sử dụng nguồn vốn
1.3.2.1. Cho vay đầu tư
105
Cho vay đầu tư là việc Quỹ hỗ trợ phát triển cho các chủ đầu tư vay vốn
để thực hiện dự án. Ưu điểm của hình thức tín dụng đầu tư này là có khả năng
thực hiện quản lý, giám sát nguồn vốn chặt chẽ ở các khâu trước và trong khi
cho vay. Tuy nhiên, để thực hiện việc cho vay đầu tư thì phải luôn có sẵn nguồn
vốn theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
1.3.2.2. Bảo lãnh tín dụng đầu tư
Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức
tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong
trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn,
Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ trả nợ thay cho bên đi vay. Khác với cho vay đầu tư,
nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước sẽ không xuất hiện lúc bảo lãnh và
cũng không xuất hiện trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển trừ khi con nợ
không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
1.3.2.3. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi
suất cho chủ đầu tư vay vốn củ các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự
án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ. Đây thực chất không phải
là một loại hình tín dụng, song nó là động cơ, là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động
tín dụng. Nói cách khác, nếu không có hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư có
thể sẽ không có các hoạt động tín dụng thuộc đối tượng điều tiết của Nhà nước.
Do vậy việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư luôn gắn liền với hoạt động tín dụng đầu
tư của nhà nước.
1.4. Các nguyên tắc trong quản lý hoạt động tín dụng
1.4.1. Nguyên tắc huy động vốn
1.4.1.1. Nguyên tắc bảo đảm cân đối tài chính tiền tệ quốc gia
Việc huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước mặc dù có những vai trò
nhất định đối với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển của thị
trường tài chính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là càng huy động nhiều
nguồn vốn tín dụng nhà nước càng tốt cho sự phát triển thị trường tài chính và
nền kinh tế. Quy mô của nguồn vốn huy động của tín dụng nhà nước trong tổng
106
nguồn vốn đầu tư xây dựng tuỳ thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ của Nhà nước
trong từng thời kỳ nhất định. Thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế từ kế
hoạch hoá tập trung, bao cấp về đầu tư sang cơ chế thị trường, xoá bao cấp về
đầu tư, mở rộng nguồn vốn đầu tư thì quy mô và đối tượng đầu tư bằng hình
thức cấp phát không hoàn lại giảm dần, quy mô và đối tượng đầu tư bằng hình
thức tín dụng tăng lên. Tuy nhiên cùng với chuyển đổi nền kinh tế ở các nước
đang phát triển, thì quy mô của tín dụng nhà nước trong tổng đầu tư đến một lúc
nào đó sẽ giảm dần để phù hợp với thị trường hoá nền kinh tế. Song, trong một
nền kinh tế thị trường hỗn hợp, thì tín dụng nhà nước cũng có thể tồn tại ở một
giới hạn nào đó để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh nền kinh tế theo ý đồ của Nhà
nước.
Do việc huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới
việc điều tiết tài chính - tiền tệ, nên quản lý nguồn vốn huy động tín dụng nhà
nước thường được thực hiện theo cơ chế tập trung, thống nhất.
Việc huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước nằm trong một số các ràng
buộc tài chính tiền tệ quốc gia sau:
- Huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước phải đặt trong quan hệ với các kênh
huy động khác, bảo đảm cân đối tích luỹ, tiêu dùng, đầu tư trong nền kinh tế;
- Nợ nước ngoài của Nhà nước phải cân đối trong tổng nợ nước ngoài để đảm
bảo các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài; đảm bảo khả năng chi trả nghĩa vụ nợ
của Nhà nước trong tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm theo nguyên tắc:
Tổng dư nợ nước ngoài/GDP 50%
Tổng dư nợ nước ngoài / xuất khẩu 150%;
Tổng nghĩa vụ trả nợ / xuất khẩu 20%
Tổng nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ / thu NSNN 12%
- Huy động tín dụng đầu tư nhà nước phải cân đối với nhu cầu sử dụng nguồn
vốn thực tế (trên cơ sở các dự án đầu tư tín dụng nhà nước khả thi), hạn chế tình
trạng vốn chờ dự án;
- Huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước cần được xem xét, cân đối
trong mối quan hệ điều tiết tiền hàng, nhằm ổn định và phát triển thị trường tài
107
chính lành mạnh.
1.4.1.2. Nguyên tắc cân đối thời hạn huy động nguồn vốn
Xuất phát từ những đặc điểm của ngành xây dựng, sản phẩm xây dựng cơ
bản có thể khẳng định việc huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước thường có
tính chất dài hạn. Trong một nền kinh tế thị trường với các nhu cầu và khả năng
không được định trước thì việc huy động nguồn vốn dài hạn chỉ có thể phát triển
được nếu các hình thức huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước trở thành các
hàng hoá có tính lỏng cao trên thị trường tài chính. Hàng loạt các đòi hỏi có tính
hệ quả đã xuất hiện, đó là:
- Hình thức huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước được chứng
khoán hoá
- Lãi suất phải thị trường hoá;
- Cơ chế phát hành phải được thực hiện thông qua đấu thầu
- Phải tăng cường phát hành chứng khoán Chính phủ trên thị trường thứ
cấp.
1.4.1.3. Nguyên tắc xác định lãi suất huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước
Lãi suất trong huy động nguồn vốn tín dụng nhà nước là lãi suất thị
trường, thực hiện thông qua việc đấu thầu chứng khoán Chính phủ trên các
trung tâm hoặc sở giao dịch chứng khoán. Thực hiện cơ chế đấu thầu trong huy
động nguồn vốn tín dụng nhà nước vừa giúp tập trung nguồn vốn nhanh, chi phí
huy động vốn thấp, vừa bảo đảm việc hình thành một mức lãi suất chỉ đạo trên
thị trường. Hơn nữa, việc thực hiện cơ chế đấu thầu còn là nền tảng cho sự phát
triển thị trường thứ cấp của trái phiếu Chính phủ, làm tăng tính thanh khoản cho
trái phiếu Chính phủ, củng cố quy mô và thời hạn của loại chứng khoán này.
1.4.2. Nguyên tắc quản lý sử dụng nguồn vốn tín dụng nhà nước
- Sử dụng nguồn vốn phải đúng mục tiêu và tiến độ đầu tư của từng dự án
nhằm duy trì sự điều tiết vĩ mô như mong muốn và bảo đảm cho dự án đầu tư
hiệu quả. Việc phân bổ nguồn vốn sai đối tượng sẽ làm mất cơ hội đầu tư vào
các lĩnh vực cần điều tiết của Nhà nước vì nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước
chịu các giới hạn nhất định và việc phân bổ nguồn vốn không đúng với dự toán
108
sẽ ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của dự án...
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn phải đảm bảo việc truy hoàn nguồn vốn
tín dụng. Thẩm định tính hiệu quả của dự án để quyết định thực hiện việc đầu tư
tín dụng mới là điều kiện cần trong hoạt động tín dụng. Vấn đề quyết định đối
với việc truy hoàn vốn trong hoạt động tín dụng là quá trình kiểm tra, giám sát
việc sử dụng nguồn vốn.
- Lãi suất cho vay linh hoạt theo khả năng sinh lợi của từng dự án, theo
diễn biến thị trường nhưng thấp hơn lãi suất thị trường cùng kỳ.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn tín dụng thông qua một cơ chế xử lý
rủi ro thích hợp.
1.4.2.1. Nguyên tắc cho vay
Nếu như việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn tín dụng là
điều kiện đủ đối với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng thì các
nguyen tắc cho vay là điều kiện cần. Đối với tín dụng đầu tư nhà nước các
nguyên tắc cho vay cũng có vai trò tương tự. Các nguyên tắc cho vay phải bảo
đảm đúng đối tượng, đảm bảo các điều kiện tiền đề cho việc thu hồi và các cam
kết khác khi rủi ro xảy ra. Thường thì, đối với tín dụng đầu tư nhà nước, nó bao
gồm:
- Dự án đầu tư thuộc diện Nhà nước cho vay theo hình thức ưu đãi.
- Dự án đầu tư đã được thẩm định về tính hiệu quả, phương án tài chính
và phương án trả nợ.
- Có đủ vốn đối ứng để thực hiện chương trình (dự án);
- Chủ đầu tư có năng lực hành vi dân sự tư cách pháp nhân;
- Có đủ điều kiện về bảo đảm tiền vay
- Có quyết định đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh
- Chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết khác nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng (cam kết thực hiện hoạt động bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tài sản hình
thành từ nguồn vốn vay tín dụng...)
Cơ quan quản lý tín dụng nhà nước sẽ quyết định việc cấp hay không cấp
tín dụng nhà nước cho chủ đầu tư theo các nguyên tắc cho vay trên đây và phải
109
chịu trách nhiệm toàn bộ về quyết định của mình. Để đảm bảo tính hiệu quả của
quyết định tín dụng, cơ quan quản lý tín dụng nhà nước sẽ được quyền đòi hỏi
và tiếp cận các vấn đề sau:
- Yêu cầu chủ dự án cung cấp mọi tài liệu có liên quan tới dự án đầu tư,
để xác minh đúng đắn tính khả thi của dự án, của phương án tài chính và
phương án trả nợ;
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng nguồn vốn trong quá trình
đầu tư.
- Áp dụng các biện pháp xử lý trong các trường hợp xảy ra các vi phạm
hợp đồng tín dụng.
Một số các vấn đề quyền hạn của chủ đầu tư cũng có thể được đưa ra
trong quá trình đàm phán tín dụng, đó là quyền khởi kiện khi tổ chức cho vay
vốn tín dụng đầu tư nhà nước vi phạm hợp đồng tín dụng như thẩm định dự án
không khách quan, áp dụng lãi suất không theo cơ chế hiện hành, giải ngân
không theo cam kết.
1.4.2.2. Nguyên tắc bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Thông thường, hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư được thực hiện với các
nguyên tắc sau;
- Dự án đầu tư thuộc diện khuyến khích đầu tư của Nhà nước
- Tính hiệu quả của dự án đầu tư được thẩm định;
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của dự án đầu tư.
- Trách nhiệm đối với các trường hợp tổn thất tín dụng xảy ra được phân
chia cho cả hai bên - người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh.
Hai điều kiện đầu (điều kiện thứ nhất và thứ hai) xuất phát từ yêu cầu của
hoạt động bảo lãnh tín dụng. Trong hoạt động bảo lãnh tín dụng,người bảo lãnh
sẽ phải thanh toán các nghĩa vụ nợ nếu chủ đầu tư không có khả năng trả nợ
đúng cam kết. Vì vậy, người bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh phải thẩm định thận
trọng phương án tài chính và phương án trả nợ của chủ đầu tư. Điều kiện đủ để
đảm bảo tính hiệu quả của dự án đầu tư bằng nguồn tín dụng là công tác kiểm
tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguồn vốn. Do đó, nhà bảo lãnh có
110
quyền và nghĩa vụ trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn tín
dụng của chủ đầu tư. Đó là nguyên tắc hoạt động tín dụng của các tổ chức kinh
doanh tiền tệ. Trong kinh doanh, lợi nhuận gắn liền với rủi ro và để hạn chế
phần nào rủi ro, các tổ chức buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức
trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng
nguồn vốn cho vay. Việc quy định cụ thể tỷ lệ gánh chịu rủi ro khi tổn thất tín
dụng xảy ra là phù hợp với nguyên tắc kinh doanh trên thị trường và nâng cao ý
thức trách nhiệm của tổ chức trực tiếp cấp tín dụng đối với dự án đầu tư đã được
bảo lãnh.
1.4.2.3. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất (sau) đầu tư
Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thực chất là phần bù chênh lệch lãi suất giữa lãi
suất ưu đãi đầu tư nhà nước và lãi suất vay theo hình thức tín dụng thương mại
để đầu tư sau khi dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Lãi suất kinh doanh của các tổ chức tài chính - tín dụng xoay quanh mức
lãi suất thị trường, trong khi khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư thuộc diện
điều tiết của Nhà nước thường thấp và rất đa dạng, nên cơ chế hỗ trợ lãi suất sau
đầu tư cũng phải linh động. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn
vốn đầu tư nhà nước, việc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư sẽ chỉ diễn ra khi có đủ điều
kiện như:
- Đối tượng đầu tư thuộc diện điều tiết của Nhà nước;
- Dự án đầu tư được tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay với các nguyên
tắc thị trường trên cơ sở thẩm định tín dụng của tổ chức tín dụng.
- Việc giải ngân nguồn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chỉ được thực hiện khi
dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư đã hoàn trả nghĩa vụ nợ thuộc
trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được chuyển thẳng tới tổ chức cấp
tín dụng đầu tư nhà nước.
2. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC
2.1. Quản lý các hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước
2.1.1. Quản lý hoạt động huy động vốn trong nước
111
Huy động vốn TDNN trong nước được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau nhưng cơ bản nhất vẫn là hình thức phát hành trái phiếu. Sau đây là
những nội dung cơ bản về huy động vốn trong nước bằng hình thức phát hành
trái phiếu.
Trái phiếu và các loại trái phiếu
a. Trái phiếu
Đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về trái phiếu
song nhìn chung khi nói đến khái niệm trái phiếu, người ta thường đề cập đến
chức năng xác nhận cam kết vay nợ của người phát hành trái phiếu (người đi
vay) đối với người mua trái phiếu (người cho vay) trong việc hoàn trả tiền vốn
gốc và lãi vay theo kỳ hạn đã cam kết. Như vậy, có thể hiểu trái phiếu là chứng
chỉ vay nợ của nhà phát hành đối với nhà đầu tư. Sự cam kết đó được thể hiện
trong các nội dung sau của trái phiếu:
- Mệnh giá: là giá trị được ghi trên bề mặt của trái phiếu và nó được coi là
khoản vốn gốc mà nhà phát hành phải trả cho nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn.
- Lãi suất danh nghĩa: là tỷ lệ lãi suất mà nhà phát hành hứa trả cho nhà
đầu tư trái phiếu, thông thường nó được tính bằng tỷ lệ nhất định so với mệnh
giá.
- Kỳ trả lãi: là khoảng thời gian giữa hai lần trả lãi liên tiếp, tuỳ vào đặc
điểm từng loại trái phiếu mà kỳ trả lãi của chúng là khác nhau, thông thường
tiền lãi được trả theo định kỳ (theo năm hoặc nửa năm). Trong trường hợp này,
tiền lãi trả theo định kỳ được xác định bằng mệnh giá nhân với lãi suất danh
nghĩa. Cũng có loại trái phiếu không trả lãi định kỳ mà trả lãi vào những thời
điểm nhất định. Ví dụ, như trả vào thời điểm phát hành hoặc thời điểm đáo hạn.
- Thời hạn: là khoản thời gian từ khi trái phiếu được phát hành cho đến
khi trái phiếu đáo hạn. Thời hạn của trái phiếu cũng được coi như thời hạn vay
tiền của nhà phát hành đối với người mua trái phiếu (nhà đầu tư)
- Giá phát hành: là giá trái phiếu tại thời điểm phát hành, thông thường nó
được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên đây, một số loại trái phiếu còn có các
112
thoả thuận khác như: cam kết cho phép nhà phát hành mua lại trái phiếu trước
khi trái phiếu đáo hạn, cam kết cho phép nhà đầu tư được phép chuyển đổi từ
trái phiếu sang một loại chứng khoán khác trước khi trái phiếu đáo hạn...
Trái phiếu là chứng chỉ thể hiện quan hệ vay mượn giữa nhà phát hành và
nhà đầu tư nên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư thông thường có
sự tham gia của bên thứ ba là người uỷ thác. Người uỷ thác thường là các tổ
chức tài chính có uy tín, có năng lực chuyên môn để có thể hiểu rõ các cam kết
của nhà phát hành và nhà đầu tư, họ tham gia với tư cách là đại diện quyền lợi
cho tất cả các nhà đầu tư.
b. Các loại trái phiếu
- Căn cứ vào tính chất có thể chuyển nhượng của trái phiếu, trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương
(dưới đây gọi tắt là TPCP) bao gồm: trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu gi rõ họ tên và địa chỉ của người mua trái
phiếu, nên việc chuyển nhượng trái phiếu thường gặp nhiều khó khăn. Trái
phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi họ tên và địa chỉ của người mua trái
phiếu, việc chuyển nhượng trái phiếu được thực hiện dễ dàng hơn.
- Căn cứ vào kỳ hạn của trái phiếu, TPCP bao gồm trái phiếu ngắn hạn, trái
phiếu trung hạn và trái phiếu dài hạn. Quan niệm về kỳ hạn của trái phiếu ở mỗi
quốc gia trong từng thời kỳ khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, trái phiếu ngắn
hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, trái phiếu trung hạn có kỳ hạn từ 1 đến dưới 5 năm,
trái phiếu dài hạn có kỳ hạn từ 5 năm trở lên.
- Căn cứ vào chủ thể phát hành, TPCP bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ phát
hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của
Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ bao
gồm:
Tín phiếu KBNN là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới 1 năm do
KBNN phát hành nhằm phát triển thị trường tiền tệ và huy động vốn đề
113
bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN trong năm tài chính.
Tín phiếu kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên,
do KBNN phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt NSNN theo dự
toán NSNN hàng năm đã được Quốc hội quyết định.
Trái phiếu công trình trung ương là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ
01 năm trở lên do KBNN phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ, cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của
ngân sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn
ngân sách trong năm.
Trái phiếu đầu tư là loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên
do các tổ chức tài hính nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng được
Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư
theo chính sách của Chính phủ.
Trái phiếu ngoại tệ là loại trái phiếu Chính phủ, có kỳ hạn từ 1 năm trở
lên do Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ
tướng Chính phủ.
Công trái xây dựng tổ quốc do Chính phủ phát hành nhằm huy động
nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan
trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời
sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở
lên, do các doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án đầutư
theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu đầu tư có kỳ hạn từ 1
năm trở lên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc
tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành, nhằm huy động vốn cho các
dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương, đã ghi
trong kế hoạch nhưng phải chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm.
2.1.1.2. Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu
a. Đối với tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình
114
Trung ương và trái phiếu ngoại tệ.
- Kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện việc phát hành tín phiếu
kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu bằng
ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách Nhà nước và các dự án, công
trình quan trọng thuộc phạm vi cân đối của Ngân sách trung ương.
- Căn cứ tổng mức vốn phát hành trái phiếu trong năm và kế hoạch phát
hành đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Kho bạc Nhà nước chủ động
tổ chức triển khai thực hiện việc phát hành trái phiếu theo nhu cầu và tiến độ chi
của ngân sách Nhà nước.
Việc phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ qua hệ thống Kho bạc
Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành.
b. Đối với trái phiếu đầu tư
- Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng được chủ động tổ
chức phát hành trái phiếu đầu tư phát triển của Nhà nước theo kế hoạch hàng
năm và kế hoạch phát hành trái phiếu đã báo cáo Bộ Tài chính.
- Việc huy động vốn phải phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay, nguồn
thu hồi nợ và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp nhất các chi phí về
huy động vốn. Không huy động vốn khi chưa có nhu cầu sử dụng hoặc nguồn
vốn hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của dự án.
c. Đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Điều kiện phát hành trái phiếu
Tổ chức phát hành là doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chỉ định
làm chủ đầu tư và phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án.
Dự án đầu tư hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
Được Bộ trưởng Bộ Tài chính bảo lãnh thanh toán hoặc uỷ quyền cho các
tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện.
Mức phí bảo lãnh tối đa là 0,05%/năm trên số tiền thực tế bảo lãnh hàng năm.
Phí bảo lãnh thanh toán phần ngoài phần sử dụng để trả phí uỷ quyền bảo lãnh
(nếu có), số còn lại được nộp ngân sách Nhà nước.
- Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu, doanh nghiệp gửi đến Bộ Tài chính các
115
tài liệu sau:
Đơn đề nghị phát hành trái phiếu kèm theo phương án phát hành thuyết
minh rõ về tổng mức vốn dự kiến huy động; thời hạn, lãi suất; kế hoạch
trả nợ vốn vay khi đến hạn; nguồn trả nợ; biện pháp tổ chức phát hành,
thanh toán trái phiếu.
Văn bản về việc cho phép doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu
để huy động vốn cho dự án.
Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Giấy đề nghị Bộ Tài chính thực hiện bảo lãnh thanh toán.
Các tài liệu khác có liên quan.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ,
Bộ Tài chính có ý kiến thoả thuận bằng văn bản để doanh nghiệp thực hiện phát
hành trái phiếu.
d. Đối với trái phiếu chính quyền địa phương
- Điều kiện phát hành trái phiếu:
Dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu phải thuộc
danh mục đầu tư trong kế hoạch đầu tư 5 năm đã được Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh phê duyệt.
Có phương án phát hành trái phiếu được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
thông qua. Phương án phát hành trái phiếu phải có các nội dung chủ yếu
sau đây:
(1) Tên dự án đầu tư sử dụng nguồn phát hành trái phiếu
(2) Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền
(3) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
(4) Tổng số vốn đầu tư cần huy động và dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ
của ngân sách cấp tỉnh
(5) Khối lượng huy động; thời hạn, lãi suất huy động và phương án trả nợ
của ngân sách cấp tỉnh
(6) Cân đối ngân sách cấp tỉnh năm báo cáo và khả năng trả nợ của ngân
sách các năm tiếp theo
116
(7) Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ phương án huy động
Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình phương án và dư nợ nếu được
chấp thuận phát hành trái phiếu bảo đảm không vượt quá 30% vốn đầu tư
XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh, không kể vốn đầu tư
bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thường xuyên từ ngân
sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh.
- Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu, UBND cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính các tài
liệu sau:
Văn bản đề nghị phát hành trái phiếu, trong đó nêu rõ tổng mức vốn dự
kiến huy động, thời hạn, lãi suất; thời gian dự kiến phát hành; biện pháp
tổ chức phát hành thanh toán trái phiếu.
Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thông qua việc phát hành trái phiếu kèm
theo phương án phát hành.
Các tài liệu khác có liên quan
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, Bộ Tài
chính xem xét, có ý kiến thoả thuận bằng văn bản để UBND cấp tỉnh triển khai
thực hiện.
- Căn cứ ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh có quyết định uỷ
quyền cho KBNN hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bản thực hiện việc
phát hành trái phiếu theo các quy định hiện hành.
e. Đình chỉnh phát hành trái phiếu:
- Bộ Tài chính thực hiện đình chỉ việc phát hành trái phiếu trong các trường hợp
sau:
Tổ chức phát hành không thực hiện phát hành theo đúng phương án phát
hành trái phiếu đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc không tuân thủ các
quy định hiện hành về phát hành trái phiếu.
Lãi suất trái phiếu phát hành vượt quá mức lãi suất trần hoặc biên độ lãi
suất do Bộ Tài chính thông báo.
Mức huy động vượt quá giới hạn cho phép, vượt tổng mức vốn đầu tư của
dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu và chỉ tiêu
117
phát hành trái phiếu đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định.
- Khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND cấp tỉnh,Tổng
giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành phải thực hiện ngay việc đình chỉ phát
hành trái phiếu.
Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, khi đình chỉ phát hành, Bộ
Tài chính đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị hình thức xử lý để
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
21.1.3. Các phương thức phát hành trái phiếu
Phát hành TPCP được thực hiện theo các phương thức sau:
- Phát hành qua hệ thống KBNN
- Đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán hoặc Ngân hàng Nhà
nước, ngân hàng thương mại Nhà nước
- Bảo lãnh phát hành
- Đại lý phát hành
2.1.1.4. Điều hành lãi suất và chứng chỉ trái phiếu
a. Điều hành lãi suất
- Bộ Tài chính thống nhất điều hành mặt bằng lãi suất của tất cả các loại trái
phiếu phát hành.
- Cơ chế điều hành lãi suất được thực hiện như sau:
Định kỳ, căn cứ tình hình thị trường tài chính, tiền tệ. Bộ trưởng Bộ Tài
chính thông báo mức lãi suất trần phát hành trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức
phát hành; thông báo giới hạn biên độ lãi suất phát hành trái phiếu Chính
quyền địa phương so với trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn cho Chủ
tịch UBND cấp tỉnh để làm căn cứ tổ chức phát hành trái phiếu.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành
thực hiện điều hành lãi suất để tổ chức đấu thầu, lãi suất phát hành theo
phương thức bảo lãnh và đại lý phát hành trong phạm vi lãi suất trần và
biên độ cho phép.
118
Lãi suất trái phiếu phát hành qua hệ thống KBNN theo phương thức bán
lẻ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành.
Lãi suất được Bộ Tài chính thông báo theo phương thức trả lãi sau hàng năm.
Trường hợp thay đổi phương thức trả lãi, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tổng Giám
đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành phải thực hiện xác định lại mức lãi suất trái
phiếu cho phù hợp, cụ thể:
b. Chứng chỉ trái phiếu
- Chứng chỉ trái phiếu do tổ chức phát hành in, quản lý và phân phối cho tổ
chức, cá nhân mua trái phiếu
- Chứng chỉ trái phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên nhưng phải có các nội
dung chủ yếu sau:
Tên tổ chức phát hành trái phiếu
Mệnh giá, số sê ri
Thời hạn, lãi suất trái phiếu
Tên tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trái phiếu (trường hợp trái phiếu có ghi
tên)
Ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán
Chữ ký của người đứng đầu tổ chức phát hành
- Trường hợp trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ, tổ chức phát
hành hoặc đơn vị được uỷ nhiệm mở sổ theo dõi việc mua trái phiếu của từng tổ
chức, cá nhân. Người mua trái phiếu được cấp giấy chứng nhận sở hữu trái
phiếu trong đó ghi rõ các thông tin; tên tổ chức phát hành; mệnh giá; thời hạn,
lãi suất trái phiếu; tên tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trái phiếu; ngày phát hành,
ngày đến hạn thanh toán; chữ ký của người đứng đầu tổ chức phát hành.
21.1.5. Nguồn trả nợ và phí phát hành trái phiếu
a. Nguồn trả nợ
Nguồn sách Trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi
đối với tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương
và trái phiếu ngoại tệ; Ngân sách địa phương cân đối nguồn hoàn trả trái phiếu
chính quyền địa phương. Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng
119
bố trí nguồn hoàn trả gốc, lãi tín phiếu đầu tư; doanh nghiệp có trách nhiệm bố
trí nguồn hoàn trả gốc, lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Căn cứ kỳ hạn
trái phiếu và thời điểm trả lãi, tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền
chịu trách nhiệm thanh toán kịp thời gốc, lãi cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến
hạn.
b. Phí thanh toán trái phiếu
- Phí phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu được hạch toán vào chi ngân sách
Nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), chi phí huy động vốn
hoặc giá trị quyết toán công trình theo chế độ quy định.
Việc phát hành phí đấu thầu, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành; phí
thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với các loại trái phiếu do Kho bạc Nhà
nước phát hành để huy động vốn cho ngân sách Trung ương được thực
hiện theo cơ chế sau:
Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng tồn ngân quỹ Kho bạc Nhà nước để
thanh toán các khoản phí phát hành.
Định kỳ cuối mỗi kỳ, Kho bạc Nhà nước tổng hợp số phí đã thanh toán
gửi Bộ Tài chính (Vụ ngân hàng Nhà nước, Vụ Tài chính các ngân hàng
và tổ chức tài chính) để làm thủ tục hoàn trả số kinh phí đã tạm ứng cho
Kho bạc Nhà nước.
Việc thanh toán phí đấu thầu, thanh toán tín phiếu kho bạc và trái phiếu
ngoại tệ qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo cơ chế quản lý tài
chính do Bộ Tài chính quy định đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.2. Quản lý hoạt động huy động vốn nước ngoài
2.1.2.1. Khái niệm vay nợ nước ngoài
Vay nước ngoài là các khoản vay ngắn hạn, trung hoặc dài hạn (có hoặc
phải không phải trả lãi) do Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc
doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc
ngoài vay của tổ chức tài chính quốc tế, của Chính phủ, của ngân hàng nước
ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.
Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn vay đến một năm
120
Vay trung hoặc dài hạn là các các khoản vay có thời vạy vay trên một năm.
Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền
của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam kỳ vay với bên vay nước ngoài dưới
danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm các khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị
trường vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa nhà
nước hoặc Chính phủ (kể cả trái phiếu chuyển đổi nợ) ra nước ngoài.
2.1.2.2. Các hình thức vay nợ nước ngoài của Chính phủ
a. Vay ODA
ODA được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước
ngoài và các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia
- Nguyên tắc vận động ODA
Vận động ODA được thực hiện trên cơ sở; chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội, chiến lược vay và trả nợ nước ngoài, các chương trình đầu tư công cộng,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chương trình
quốc gia, quy hoạch và kế hoạch phát triển của các địa phương hoặc các ngành,
nhu cầu tiếp nhận vốn, công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm quản lý, năng lực tiếp
nhận và sử dụng ODA trong từng thời kỳ.
- Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA.
Trước quý IV hàng năm, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ kế hoạch và
Đầu tư văn bản danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, kèm theo
đề cương cho từng chương trình, dự án trong đó nêu rõ sự cần thiết, tính phù
hợp với quy hoạch, mục tiêu, kết quả dự kiến đạt được, các hoạt động chủ yếu,
dự kiến thời hạn thực hiện, dự kiến mức vốn ODA và vốn đối ứng, dự kiến cơ
chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng vốn ODA (cấp phát từ ngân sách,
cho vay lại) dự báo tác động của chương trình, dự án về các mặt kinh tế, xã hội
và môi trường.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ ngoại giao,
121
văn phòng Chính phủ. Bộ Tư pháp (liên quan đến lĩnh vực hợp tác pháp luật với
nước ngoài) Ban Tổ chức cán bộ - Chính phủ (liên quan đến lĩnh vực cải cách
hành chính) các bộ và cơ quan quản lý ngành xem xét, tổng hợp danh mục
chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA của các cơ quan chủ quản, thành lập
danh mục chương trình, dự án ưu tiên đưa vào báo cáo của Chính phủ để vận
động ODA tại Hội nghị thường niên nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị CG).
Danh mục này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bổ sung và điều chỉnh hàng
năm căn cứ vào tình hình thực hiện cũng như những nhu cầu ODA mới phát
sinh.
- Phối hợp vận động ODA
Bộ Ksế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc
chuẩn bị hộinghị CG và các diễn đàn quốc tế về ODA cho Việt Nam. Cơ quan
cấp bộ, ngành chủ trì chuẩn bị và tổ chức hội nghị điều phối ODA theo ngành
với sự phối hợp, đồng chủ trì của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh chủ trì tổ chức hội nghị vận động ODA theo lãnh thổ với sự hướng dẫn của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài chủ động tiến
hành vận động ODA theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tưl
- Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao,
Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan lập danh mục
chương trình dự án ODA của Nhà tài trợ tương ứng và trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, phê duyệt. Đồng thời chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán, ký
kết với nhà tài trợ các điều ước khung về ODA.
Sau khi điều ước quốc tế khung về ODA đã được ký kết, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản về chương trình, dự án
được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ trong từng thời kỳ để tiến hành các bước
chuẩn bị tiếp theo.
- Cơ sở đảm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
- Cơ sở đàm phán ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA là văn kiện
122
chương trình, dự án ODA (đối với chương trình, dự án đầu tư là báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc quyết định đầu tư) đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam
phê duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của
chương trình, dự án ODA đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ
đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định phê duyệt chương trình, dự
án ODA của cấp có thẩm quyền cho nhà tài trợ. Sau khi được Nhà tài trợ chấp
thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho cơ quan chủ quản để phối hợp
chuẩn bị nội dung đàm phán điều ước cụ thể về ODA.
- Đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Cơ quan chủ trì đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
(1) Cơ quan chủ quản được uỷ quyền chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại.
(2) Bộ Tài chính được uỷ quyền chủ trì phối hợp với các cơ quan liên
quan đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay.
(3) Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan
chuẩn bị nội dung đàm phán, theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ
tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với
các tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), bàn giao vốn và toàn bộ các thông
tin liên quan đến chương trình, dự án ODA cho Bộ Tài chính sau khi các đìêu
ước cụ thể về ODA có hiệu lực, trừ thoả thuận vay vốn Quỹ tiền tệ quốc tế.
- Ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Sau khi kết thúc đàm phán, cơ quan chủ trì đàm phán phải thông báo
bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư
pháp và các cơ quan có liên quan kết quả đàm phán và gửi kèm dự thảo điều
ước quốc tế cụ thể về ODA.
Đối với chương trình, dự án sử dụng ODA vốn vay và chương trình, dự
án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên
quan, cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả
123
đàm phán và quyết định người được uỷ quyền thay mặt Chính phủ ký điều ước
quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ.
Đối với những chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA không hoàn lại
do Thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt, sau khi có ý kiến của các cơ quan
liên quan, Thủ tướng cơ quan chủ trì đàm phán được Chính phủ uỷ quyền ký kết
điều ước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ.
b. Phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh trên thị trường vốn quốc tế
Trái phiếu quốc tế và chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi,
phát hành để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế phục vụ nhu cầu đầu tư phát
triển kinh tế của Việt Nam.
Trái phiếu quốc tế bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng
thương mại quốc doanh và trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước.
Trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành trên thị trường vốn quốc tế
được phát hành từng đợt theo quyết định của Chính phủ. Tổ chức phát hành và
thanh toán trái phiếu thực hiện theo thông lệ quốc tế và phù hợp với luật pháp
Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế.
2.1.2.3. Trả nợ nước ngoài
Căn cứ vào kế hoạch ngân sách Nhà nước trả nợ nước ngoài hàng năm đã
được Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc trả nợ theo
đúng cam kết của Chính phủ với bên cho vay nước ngoài. Trong trường hợp cần
thiết Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ có liên quan đàm phán với các chủ nợ
nước ngoài về hạn mức, thời hạn và hình thức trả nợ thích hợp (trả bằng tiền,
bằng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu hoặc chuyển đổi nợ thành đầu tư...)
Để tạo nguồn trả nợ đúng hạn và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng Nhà nước
trong việc vay và trả nợ nước ngoài, thành lập quỹ tích luỹ trả nợ thuộc Ngân
hàng Nhà nước do Bộ Tài chính quản lý trên cơ sở nguồn thu nợ từ các dự án
vay lại vốn vay và vốn viện trợ nước ngoài của Chính phủ, tiền thu phí bảo lãnh
của Chính phủ và các nguồn thu khác do thủ tướng Chính phủ quy định. Bộ
trưởng Bộ Tài chính xây dựng quy chế quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ trình Thủ
124
tướng Chính phủ phê duyệt.
2.2. Quản lý hoạt động sử dụng vốn tín dụng Nhà nước
2.2.1. Quản lý hoạt động cho vay đầu tư phát triển của nhà nước
Cơ chế cho vay
Cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là tổng thể các
hình thức và phương pháp mà Nhà nước sử dụng trong hoạt động cho vay vốn đầu
tư nhằm giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Cơ chế cho vay vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước được thể hiện trên các nội dung cơ bản sau đây :
a. Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay đầu tư là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời
kỳ.
Danh mục chi tiết các dự án, chương trình vay vốn đầu tư; thời hạn ưu đãi
thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính về qui định cụ thể đối
tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Điều kiện vay vốn
- Thuộc đối tượng vay vốn đã qui định ở trên.
- Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo qui định của Nhà nước.
- Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, chủ
đầu tư phải có tình hình tài chính bảo đảm khả năng thanh toán.
- Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi.
- Được quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án
trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.
- Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay. Đối với tài sản hình thành
từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc, chủ đầu tư phải cam kết
mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại một công ty bảo hiểm hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian mà bên chủ đầu tư vay vốn được
quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn cho vay được tính từ khi chủ đầu tư nhận
125
khoản vay đầu tiên đến thời điểm trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
Thời hạn cho vay các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, nhưng tối đa
không quá 12 năm.
Một số dự án đặc thù có thời gian thu hồi vốn dài, mức vốn đầu tư lớn
được xem xét cho vay với thời hạn tối đa là 15 năm.
Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho
vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ
trưởng Bộ tài chính qui định lãi suất cho vay đầu tư trong từng thời kỳ.
- Khi lãi suất thị trường có sự biến động từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài
chính quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay. Số lần điều chỉnh lãi suất mỗi năm
tối đa 2 lần.
- Lãi suất cho vay đối với một dự án được xác định tài thời điểm ký hợp
đồng tín dụng lần đầu và được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn của dự
án.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp
đồng tín dụng, được tính trên số nợ (gốc, lãi) đến hạn phải trả theo hợp đồng tín
dụng nhưng chưa trả được.
Bảo đảm tiền vay
- Khi vay vốn đầu tư, các chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn
vay để bảo đảm tiền vay.
- Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng,
bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư, đơn
vị vay vốn không trả được nợ hoặc giải thể, phá sản, việc xử lý tài sản hình
thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo qui định của pháp luật đối
với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.
- Trình tự và thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm trong trường
hợp chủ đầu tư không trả được nợ (gốc, lãi) thực hiện theo qui định của pháp
luật về bảo đảm tiền vay, giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm như
126
đối với các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Bộ Tài chính về xử lý nợ tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
2.2.2. Quản lý hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư
2.2.2.1. Cơ chế bảo lãnh tín dụng đầu tư
a. Đối tượng được bảo lãnh
- Các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo qui định của nhà nước
nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước.
- Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được
hưởng ưu đãi đầu tư theo qui định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối
tượng vay vốn đầu tư và không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ
phát triển.
b. Điều kiện bảo lãnh
- Thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn đầu tư theo qui định của Nhà nước.
- Điều kiện dự án được bảo lãnh tương tự như qui định đối với cho vay
đầu tư.
- Được Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính,
phương án trả nợ.
c. Thời hạn bảo lãnh
Thời hạn bảo lãnh được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã được
thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng
cho vay vốn để thực hiện dự án.
d. Mức bảo lãnh
- Mức bảo lãnh đối với một dự án không vượt qú 70% tổng số vốn đầu tư
TSCĐ được duyệt của dự án.
- Tổng mức bảo lãnh cho các dự án trong năm của Ngân hàng phát triển
Việt Nam triển không vượt quá tổng số vốn cho vay đầu tư trong năm đó.
e. Phí bảo lãnh tín dụng đầu tư
Chủ đầu tư được bảo lãnh không phải trả phí bảo lãnh cho Ngân hàng
127
phát triển Việt Nam.
2.2.2.2. Hồ sơ và trình tự thẩm định phương án tài chính trong bảo lãnh tín
dụng đầu tư.
a. Hồ sơ xin bảo lãnh tín dụng đầu tư gồm :
- Đơn xin bảo lãnh của chủ đầu tư và văn bản của tổ chức tín dụng yêu
cầu bảo lãnh.
- Văn bản thẩm định cho vay của tổ chức tín dụng
- Phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ vốn vay của chủ đầu tư kèm
theo bản tính toán hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn.
- Riêng dự án mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghê, chủ đầu tư
phải gửi báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2 năm liên tục trước khi đầu tư.
Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư đã được thông qua theo
qui định của pháp luật.
- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình
- Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp Nhà nước phải kèm theo
danh mục, giá trị tài sản hợp pháp xin thế chấp cho bảo lãnh theo qui định.
- Các giải trình bổ sung (nếu có)
Các tài liệu trên phải là bản chính hoặc là bản sao có xác nhận của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Chủ đầu tư phải có văn bản cam kết chịu trách
nhiệm về tính đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu gửi đến cơ quan bảo
lãnh.
2.2.2.3. Quản lý hoạt động bảo lãnh tín dụng đầu tư
a. Trình tự lập, thông báo kế hoạch vốn bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Nội dung phần này tương tự như nội dung lập kế hoạch và thông báo kế
hoạch vốn đầu tư ở phần cho vay đã trình bày ở mục 2.1.2. (Phần a).
b. Hợp đồng bảo lãnh và thực hiện hợp đồng bảo lãnh
- Hợp đồng bảo lãnh : Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng kinh tế được ký
bằng văn bản về bảo lãnh tín dụng đầu tư giữa Ngân hàng phát triển Việt Nam
với bên được bảo lãnh.
128
Hợp đồng bảo lãnh bao gồm các nội dung sau :
1. Tên, địa chỉ Ngân hàng phát triển Việt Nam và chủ đầu tư được bảo lãnh
2. Tổng mức vốn đầu tư của dự án.
3. Tổng số vốn vay đầu tư của tổ chức tín dụng.
4. Số tiền được bảo lãnh
5. Thời hạn bảo lãnh
6. Mức phí bảo lãnh và kỳ hạn thu phí bảo lãnh
7. Các hình thức bảo đảm cho khoản bảo lãnh.
8. Quyền và nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận
phù hợp với qui định của pháp luật.
- Thực hiện hợp đồng bảo lãnh
Đến thời hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được một phần hoặc toàn bộ số
nợ vay mà không được tổ chức tín dụng cho hoãn, giãn nợ thì quỹ hỗ trợ phát
triển phải trả nợ thay phần còn thiếu cho tổ chức tín dụng; đồng thời chủ đầu tư
phải ký khế ước nhận nợ vay bắt buộc với Ngân hàng phát triển Việt Nam về số
tiền trả nợ thay với lãi suất phạt bằng 150% lãi suất đang cho vay của tổ chức
tín dụng. Ngân hàng phát triển Việt Nam được xử lý tài sản bảo đảm cho bảo
lãnh như đối với tài sản thế chấp để thu hồi nợ hoặc khởi kiện theo qui định của
pháp luật.
2.2.3. Quản lý hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
2.2.3.1. Cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
a. Đối tượng được hỗ trợ LSSĐT
- Các dự án thuộc đối tượng vay vốn chủ đầu theo qui định của Nhà nước
nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước.
- Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được
hưởng ưu đãi đầu tư theo qui định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi) nhưng không thuộc đối
tượng vay vốn đầu tư và không được bảo lãnh tín dụng đầu tư của Ngân hàng
phát triển Việt Nam.
129
b. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Dự án (hoặc hạng mục công trình độc lập) đã hoàn thành đưa vào sử
dụng và đã hoàn trả được vốn vay.
- Chủ đầu tư chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay của tổ chức
tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để đầu tư TSCĐ và trong phạm vi
tổng số vốn đầu tư TSCĐ được duyệt của dự án.
- Một dự án có thể đồng thời được cho vay đầu tư một phần và hỗ trợ lãi
suất sau đầu tư với tổng mức hỗ trợ không quá 85% vốn đầu tư TSCĐ được
duyệt của dự án.
- Những dự án đã được các quỹ đầu tư hoặc ngân sách Nhà nước các cấp
hỗ trợ lãi suất thì không dược hỗ trợ LSSĐT từ Ngân hàng phát triển Việt Nam.
c. Nguyên tắc xác định và cấp hỗ trợ LSSĐT
- Hỗ trợ LSSĐT được tính cho từng dự án và cấp cho chủ đầu tư sau khi
đã trả nợ vay vốn đầu tư (nợ gốc) cho tổ chức tín dụng hoạt độnghợp pháp tại
Việt Nam. Tuỳ theo qui mô của dự án, Ngân hàng phát triển Việt Nam cấp hỗ
trợ LSSĐT cho chủ đầu tư từ một đến hai lần trong năm.
- Đối với những khoản vay được trả trước hạn, mức hỗ trợ LSSĐT được
tính theo thời hạn thực vay của khoản vốn đó.
- Đối với các dự án khoanh nợ thì thời gian khoanh nợ không được tính
vào thời hạn thực vay để tính hỗ trợ LSSĐT và thời hạn hỗ trợ tối đa bằng thời
hạn vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Đối với các khoản nợ quá hạn, thời hạn để tính hỗ trợ LSSĐT bằng thời
hạn vay của khoản nợ đó ghi trong hợp đồng tín dụng. Việc xem xét hỗ trợ
LSSĐT đối với các khoản nợ quá hạn chấm dứt khi hết thời hạn ghi trong hợp
đồng hỗ trợ LSSĐT ký giữa chủ đầu tư và Ngân hàng phát triển Việt Nam.
2.2.3.2. Hồ sơ và hợp đồng hỗ trợ LSSĐT
a. Hồ sơ xin hỗ trợ LSSĐT
Để được xem xét hỗ trợ LSSĐT, chủ đầu tư phải gửi đến Quỹ tín dụng
phát triển hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất gồm :
1. Đơn xin hỗ trợ LSSĐT
130
2. Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3. Quyết định cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
4. Hợp đồng tín dụng ký giữa chủ đầu tư và tổ chức tín dụng cho vay vốn.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các hồ sơ theo qui
định. Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp nhận thì làm thủ tục ký hợp đồng
hỗ trợ lãi suất. Nếu không chấp nhận thì Ngân hàng phát triển Việt Nam có văn
bản gửi chủ đầu tư, đồng thời phải báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý
kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
b. Hợp đồng hỗ trợ LSSĐT bao gồm các nội dung sau :
- Tên dự án đầu tư
- Tổ chức tín dụng cho vay vốn
- Tổng mức vốn đầu tư
- Số vốn vay
- Thời hạn cho vay
- Kỳ hạn trả nợ
- Số tiền hỗ trợ LSSĐT.
- Số tiền hỗ trợ lãi suất có chia ra theo kỳ hạn trả nợ vay vốn tín dụng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Các cam kết khác được các bên thoả thuận theo đúng qui định của pháp luật.
Câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 3:
1. Trình bầy những vấn đề lý luận cơ bản về Tín dụng Nhà nước. Liên hệ
tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
2. Trình bầy những nội dung cơ bản về Quản lý hoạt động huy động vốn
trong nước. Liên hệ tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
3. Trình bầy những nội dung cơ bản về Quản lý hoạt động huy động vốn
nước ngoài. Liên hệ tình hình thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
4. Trình bầy những nội dung cơ bản về Quản lý hoạt động sử dụng vốn tín
dụng Nhà nước
131

1 nhận xét Blogger 1 Facebook

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top