ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP:
Câu 21 : Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở việt nam.Để Đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý hành chính nhà nước theo anh ( chị ) cần quan tâm đến những vấn đề gì.
1.Thực trạng ứng dụng công nghê thông tin ở việt nam:
- Dự án tin học hóa hệ thống thông tin văn phòng chính phủ kết nối hệ thống thông tin của văn phòng chính phủ với các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với văn phòng các cơ quan bộ, nghành để phục vụ công tác điều hành của thủ tướng chính phủ.
- Dự án đã thu được nhứng kết quả khả quan : một số phần mềm ứng dụng như quản lý hồ sơ, gửi – nhận văn bản, quản lý các dự án dầu tư… hoạt động tốt trên mạng cục bộ tại văn phòng chính phủ.
­- Cuối năm 1997, CPNET – mạng thông tin diện rộng của chính phủ được tiến hành nhằm kết nối các mạng của các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.
- 1/1/1998 CPNET chính thức đưa vào hoạt động và đến nay đã kết nối đến 63 văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố và 35 cơ quan bộ,nghành.
- CPNET sẽ tiếp tục mở rộng để kết nối đến tất cả các cơ quan hành chính nhà nước thuộc 4 cấp chính quyền.
- Hiện nay có khoảng 30 mạng diện rộng địa phương ( nối ủy ban nhân dân tỉnh với các huyện , sở) gồm 20 mạng diện rộng chuyên nghành nối cơ quan ngang bộ với các đơn vị trực thuộc.
+ Nghành ngân hàng : Hệ thống ngân hàng nhà nước đã có 51 ngân hàng với khoảng 200 chi nhánh tham gia vào hệ thống thanh toán liên ngân hàng với số lượng gần một vạn giao dịch mỗi ngày.
+ Nghành y tế : trong khoảng 2000 bệnh viện và trung tâm y tế có một số ít đã kết nối Internet chủ yếu là các bênh viện ở hà nội, thành phố hồ chí minh và bệnh viện tuyến tỉnh.
+ Ngành thủy lợi : bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thực hiện công tác thủy lợi qua Internet.
+ Nghành du lịch các khách sạn có hệ thống phần mềm quản lý khách sạn, và có kết nối với sở du lich và công an.
- Dự án xây dựng cơ sở dũ liệu quốc gia.
- Các hoạt động tin học hóa hệ thống thông tin trong cơ quan đảng bao gồm : Thiết kế và triển khai nối mạng thông tin diện rộng của các cơ quan đảng bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các phần mềm ứng dụng.
- Theo thống kê của VSEC, mạng an toàn thông tin : 60% Website của cơ quan văn phòng vị tấn công và khống chế.
- Quyết định số 339vv/thành lập trung tâm phản ứng sự cố máy tính quốc gia việt nam.
- Theo chương trình hoạt động của chính phủ ( QĐ 81 /2001/QDTTg ngày 4/05/2001) đến năm 2005 CNTT Việt nam đạt trình độ trinh bình trong khu vực với 1.5% dân số sử dụng Internet.
- Công nghệ thông tin đạt trình độ trung bình hàng năm khoảng 20-25% giá trị sản lượng phần mềm khoảng 500 triệu USD /năm.
- Đào tạo trên 50000 chuyên gia về công nghệ thông tin ở các trình độ khác nhau trong đó có 25000 chuyên gia công nghệ cao.
- Đến năm 2010 CNTT việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực , được ứng dụng rộng rãi trong mọi ứng dụng.Công nghệ thông tin chở thành nghành kinh tế mũi nhọn ,có tốc độ phát triển cao.
- Năm 2005 tỷ lệ kết nối Internet trong giáo dục – đào tạo đạt 100% các trường đại học và 94% các trường THPT.
- Trước tình hình phát triển của công nghệ thông tin ,chính phủ đưa ra nghị định số 64/2007/NĐ-CP với nội dung.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT và TT.
+ Xây dựng CSDL.
+ Vấn đề số hóa và chia sẻ thông tin.
+ Về cung cấp nội dung thông tin.
+ Vấn đề an tàn thông tin.
+ Thúc đẩy cải cách hành chính.
+ Về xây dựng kế hoạch ứng dựng công nghê thông tin.
+ Nguồn nhân lực công nghê thông tin.
2.Để đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý hành chính nhà nước cần quan tâm :
- Đẩy mạnh tin học hóa hành chính phù hợp với tiến độ tin học hóa xã hội.
- Nâng cao các hoạt động hành chính theo hướng đơn giản có hiệu quả.
- Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng , đẩy mạnh tin học hóa hành chính.
- Làm tốt công tác tổ chức phục vụ tin học hóa hành chính.
- Làm tốt vấn đề kỹ thuật và hoàn thiện về pháp lý.
- Nâng cao nhận thức của toàn dân về vai trò quan trọng của CNTT, trong công cuộc CNH – HĐH đất nước.
- Thực hiện tin học hóa các quy trình phục vụ nhân dân thuộc các lĩnh vực công.
- Đâò tạo đội ngũ nhân lực để phục vụ cho công nghệ thông tin từng bước phổ cập sử dụng máy tính và Internet ở các cấp học.
Câu 22: Hãy trình bày nhừng hiểu biết của mình về chức danh CIO ( chief of Information Officer)
- CIO được viết tắt từ : chief of Information Officer.
- CIO là tên gọi dùng cho người lãnh đạo quản lý CNTT.
- Xu hướng chung của CIO :
+ Số lượng CIO tăng lên nhanh chóng.
+ Vai trò của CIO đang đi chuyển từ công việc kỹ thuật xử lý dự liệu sang công việc được hiểu rộng hơn là quản lý tri thức.
+ Cùng với sự tiến triển, vai trò của CIO vào những năm cuối thế kỷ XX nhà nước đã thiết lập chức danh CIO trong quản lý và CNTT của chín phủ.
- Về tổng quan, chức năng quản lý TT và CNTT bao gồm :
+ Xây dựng các chiến lược và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Quản lý điều phối các hoạt động liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của nghành công nghệ thông tin.
- Vai trò của CIO đang từng bước được khẳng định trong các mô hình quản lý khác nhau mà rõ nét nhất là các nước tiên tiến cụ thể là:
+ CIO cấp chính phủ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chiến lược vầ xây dựng phát triển CNTT cho chính phủ.
+ CIO cấp bộ đáp ứng các mục tiêu của chính phủ có nhiệm vụ thiết lập, ban hành,chỉ đạo quản lý thực hiện các hoạt động phát triển và triển khai các nguồn lực thông tin.
+ CIO cấp địa phương chịu trách nhiệm về các chương trình phát triển của địa phương mình.
- Theo cách hiểu chung nhất, thì CIO là người đứng đầu của hệ thống thông tin trong một cơ quan tổ chức.
- CIO là người tổ chức và vận hành hệ thống thông tin quản lý của một quốc gia.
- CIO là người đề xuất cơ cấu tổ chức cho phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển những vấn đề có thể sảy ra nếu không tuân theo các quy trình nhất định.
- Vai trò của CIO là không thể thiếu trong điều kiện hiện nay.
- Nhiệm vụ của CIO hầu như liên quan đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
- Với vai trò như vậy,CIO trước hết phải có năng lực về tổ chức quản lý đồng thời rất am hiều về công nghệ thông tin.
- Kiến thức của CIO về công nghệ thông tin mang tính tổng quát,thiên về chiều rộng, và phải được cập nhất liên tục.
- Công việc của CIO:
+ CIO là người hoạch định xây dựng và lãnh đạo hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức.
+ Đề xuất nền hành chính vận dụng hiệu quả nhất CNTT, cho cơ quan,tổ chức nhằm đạt hiệu năng tối đa trong hoạt động của cơ quan.
+ Đề xuất kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Triển khai nền hành chính CNTT hóa từng bước theo kế hoạch.
- Vị trí của CIO:
+ CIO là nhà chiến lược cho sự phát triển của tổ chức.
+ Vai trò và vị trí của CIO đang chuyển dịch theo sự dịch chuyển của vai trò CNTT từ tuyến dưới đến tuyến cao.
- Năng lực hiểu biết cần thiết của CIO : trước hết phải có năng lực tổ chức; Phải am hiểu về CNTT ở tầm vĩ mô;Đứng đầu mặt quản lý CIO cần lắm rõ tình hình về nhân sự,sản xuất kinh doanh,tài chính.
+ CIO chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược thông tin cho toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp.

- CIO phải có địa vị cao trong doanh nghiệp,và có đủ khả năng kết hợp các hoạt động của các phòng ban để có cái nhìn toàn diện về IT của doanh nghiệp.
Câu 23 : Các phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng:
- TÌm kiếm,tra cứu thông tin trên mạng máy tính còn gọi là tìm kiếm thông tin trực tuyến (online).
- Thông tin trên mạng do các tổ chức, cơ quan dịch vụ thông tin (ICP) cung cấp từ CSDL đặt trong các máy chủ kết nối với Internet.
- Thông qua máy tính cá nhân có kết nối với Internet, người dùng có thể truy cập vào các nguồn thông tin từ các tổ chức khác như nhà nước, nhà xuất bản, thư viện, kho lưu trữ, các trường đại học… khác nhau trên thế giới để thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình.
- Tìm kiếm thông tin là một thuật ngữ chung để chỉ công việc tìm tài liệu để biết về các nguồn tài liệu cũng như những thông tin về dữ liệu và sự kiện mà tài liệu đó cung cấp.Tìm kiếm thông tin là một quy trình tìm tài liệu hoặc nguồn của tài liệu nhằm cung cấp cho người dùng những thông tin phù hợp với yêu cầu của họ.
- Công cụ tìm kiếm : là những công cụ hỗ trợ cho việc tra cứu nhằm nhận được thông tin cần thiết.
+ Từ khóa.
+ Biểu thức tìm là tập hợp các từ khóa và toán tử lô gic để tìm kiếm thông tin.
- Quy trình tìm kiếm thông tin:
+Xác định mực đích tìm tin,cần làm rõ : Thông tin có liên quan đến vấn đề gì,chủ đề gì; thông tin tìm được sẽ được dùng vào mục đích gì; nguồn thông tin lấy từ đâu; Người dùng đã biết hay chưa biết những gì liên quan đến thông tin đang tìm kiếm.
+ Tạo bảng kê các câu, các cụm từ có liên quan đến chủ đề cần tìm kiếm: luôn dùng các danh từ hay bổ ngữ làm từ khóa một cách rõ ràng, mạch lạc; đưa những thuật ngữ, từ khóa quan trọng nhất lên trước trong danh sách của từ khóa; khi có thể, có thể kết hợp các ff khóa lại thành các cụm từ.
+ Xác định các từ khóa và toán tử : xác định sư ưu tiên của các khái niệm của chủ đề cần tìm; Tìm kiếm các từ đồng nghĩa; thiết lập các toán tử giữa các từ khóa.
+ Thực hiện việc tìm tin.
+ Phân tích, đánh giá kết quả tìm tin.
- Tìm kiếm thông tin trên Internet:
+ Bằng cách sử dụng các trang và phân loại nội dung theo chủ đề.
+ Tìm kiếm thông tin theo từ khóa qua các trang web miễn phí.
- Tìm kiếm trên các thu mục chủ đề là tìm tin theo hệ thống phân loại thu mục chủ đề : nhắp chuột trên hạng mục chủ đề mong muốn .Một trang được trình bày cho mục vừa chọn gồm 3 phần : đầu trang là các dịch vụ đặc biệt củ google;kế tiếp là các liên kết đến các hạng mục con và cuối cùng là liên kết đến các site liên quan đến hạng mục đó.Một số hạng mục có dấu @ ở bên phải cho biết nó cũng nằm trong một phần khác của hệ thống Google.
- Tìm tin theo từ khóa : Tìm tin theo từ khóa trên các máy tìm kiếm nói chung và tìm tên trên google.Tìm tin theo từ khóa có hai cách: tìm tin thông thường và tìm tin nâng cao.
+ Để tìm thông tin trước hết phải xác định từ khóa, của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng,từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm.Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt,và chọn được thông tin như mong muốn. Còn nếu từ khóa quá dài thì kết quả tìm kiếm có thể không có.
+ Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn tìm sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết trang web có từ khóa và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở ra trang web có thông tin muốn tìm.
Câu 24 : Theo anh ( chị ) để khai thác và xử lý thông tin hiệu quả cần phải chú trọng những công việc gì. iHieehh
- Xử lý thông tin được hiểu là quá trình chế biến các thông tin đã thu thập được nhằm tạo ra những thông tin kết quả.
- Bao gồm việc : tổng hợp và phân tích.
+ Tổng hợp số liệu là rút gọn nội dung thông tin vào các bảng số liệu, các báo cáo thống kê.
+ Phân tích là khai thác ý nghĩa của một các số liệu đã tổng hợp,cụ thể là :
+ - Tính toán lại một số chỉ tiêu thống kê đặc trưng.
+ - Nhận xét, đánh giá về những chỉ tiêu đặc trưng đó.
+ - Khái quát chung kết quả nghiên cứu
+ - Yêu cầu : biết căn cứ vào mục đích điều tra, phát hiện ra những mối liên hệ giữa các hiện tượng, bản chất và tính quy luật phát triển của chúng.

BÀI TẬP TIN HỌC

Đề ra: Hãy trình bày những hiểu biết về dịch vụ thư điện tử Hotmail, Calendar, Skydrive và Windows Live Essential.

LỜI MỞ ĐẦU.
Khi các quốc gia trên thế giới đều hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức thì vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Thông tin trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, được nhìn nhận là nguồn lực thứ ba và là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Có thể nói mọi hoạt động kinh tế, xã hội đều liên quan tới thông tin. Thông tin được truyền đạt đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, tin cậy và đúng thời điểm sẽ giúp người nhận có quyết định đúng đắn hiệu quả hơn.
Xuất phát từ sự cần thiết của thông tin trong thực tiễn cuộc sống con người đã tạo ra máy tính. Đó là một bước tiến vượt bậc đưa công nghệ thông tin lên một nấc thang mới, Khi máy tính ngày càng trở nên thông dụng trở thành một phương tiện không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, vấn đề trao đổi thông tin diễn ra một cách dễ dàng hơn. Cùng với việc cải tiến, nâng cấp máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, hàng loạt các phần mềm, các dịch vụ Internet cũng ra đời và từng bước phát triển. Để sử dụng máy tính có hiệu quả, người dùng cần thiết phải nắm vững những kiến thức cơ bản về máy tính, về chức năng, cách sử dụng một số phần mềm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, trao đổi, xử lí thông tin.
Bài viết giới thiệu một số kiến thức cơ bản về tính năng và ứng dụng của dịch vụ thư điện tử Hotmail,Calendar, Skydrive và Windows Live Essenstial. Từ những kiến thức thu thập, tổng hợp được bài viết hy vọng sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết và nhận được những thông tin bổ sung để hoàn thiện hơn.

I. DỊCH VỤ THƯ ĐIỆN TỬ HOTMAIL.
Windows Live Hotmail thường được gọi đơn giản là Hotmail là một dịch vụ Webmail miễn phí phổ biến của Microsoft Word, một bộ phận của nhóm Windows Live. Bản Beta của dịch vụ được phát hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2005 đồng thời việc phát hành Window Live và bản chính thức được phát hành ngày 7 tháng 5 năm 2007.Với tên mã trước đây là Kahuna và tên ngắn gọn là Window Live Mail, Window Live Hotmail được thiết kế thay thế cho MNS Hotmail.
Nó cung cấp dung lượng lưu trữ tới 2 gigabyte, bộ kiểm tra chính tả tự động, bộ lọc tùy ý và các tính năng an toàn với công nghệ lập trình Ajax và tích hợp với Windows Live Messenger, Spaces, Calendar và Contact. Hiện Hotmail đang có 260 triệu người dung trên khắp thế giới và có 36 phiên bản ngôn ngữ.
Bắt đầu từ ngày 7 tháng 5, 2007, tất cả những tài khoản Hotmail mới khi được tạo sẽ trở thành tài khoản Windows Live Hotmail. Những người dùng MSN Hotmail cũ có thể cập nhật tài khoản của họ thành Windows Live Hotmail bằng cách ấn vào nút "Join Windows Live Hotmail" ở phía dưới logo Hotmail. Hiện nay Windows Live Hotmail có phiên bản ở 36 ngôn ngữ.
Windows Live Hotmail hoàn toàn tương thích với Internet Explorer 6.0 trở lên và Mozilla Firefox từ 1.5 trở lên. Tuy nhiên tính nhiều năng bị thiếu khi xem những trình duyệt khác như Oper và Safari của Apple, với các trình duyệt này người dung chỉ xem được các phiên bản cổ điển của dịch vụ. Người dùng có thể sử dụng Windows Live Mail hoặc Mcrosoft Outlook có Outlook Connector (có sẵn để tải về ở Microsoft Download Center) để xem thư mà không dùng trình duyệt Web.
1. LỊCH SỬ CỦA HOTMAIL
Nhãn hiệu Hotmail được tạo ra bởi Jack Smith và Sabeer Bhatia, và đi vào thương mại ngày 4 tháng 7 năm 1996 với tư cách là một trong những dịch vụ webmail đầu tiên trên Internet. Ngày đó cũng là Ngày Độc lập của Hoa Kỳ, biểu tượng chho sự "tự do" khỏi email phụ thuộc vào ISP và khả năng truy cập hộp thư từ bất cứ đâu trên thế giới. Tên "Hotmail" được chọn trong rất nhiều từ chứa chữ "-mail" vì nó có các chữ cái HTML - loại mã được sử dụng đằng sau tất cả các trang web.
Hotmail được bán cho Microsoft vào năm 1997 với giá được báo cáo là 400 triệu đô la Mỹ, và gia nhập nhóm dịch vụ MSN. Hotmail nhanh chóng trở nên phổ biến khi nó bản địa hóa cho những thị trường khác nhau và trở thành dịch vụ webmail lớn nhất thế giới, với hơn 30 triệu người dùng hoạt động vào tháng 2 năm 1999
Sự phát triển sau đó gắn liền với mô hình chứng nhận web của Microsoft, Password (giờ là Windows Live ID ), và tích hợp với chương trình tin nhắn nhanh của Microsoft, MSN Messenger, và nền tảng mạng xã hội của nó, MSN Spaces (giờ là Windows Live Messenger và Windows Live Spaces ).
Sau một thời kỳ ì ạch về ý tưởng công nghệ, ngành công nghiệp webmail bỗng trỗi dậy vào năm 2004 khi bộ máy tìm kiếm Google thông báo dịch vụ mail của riêng mình, Gmail. Với những tính năng như tăng dung lượng lưu trữ, tốc độ và sự linh hoạt của giao diện, đối thủ cạnh tranh mới này đã khuất lên làn sóng sáng tạo trong webmail, với những ông lớn về lĩnh vực này—Hotmail và Yahoo! Mail đều giới thiệu những phiên bản nâng cấp của chính mình với tốc độ, bảo mật và những tính năng nâng cao được tăng lên nhiều.
Hệ thống email mới của Microsoft được thông báo vào ngày 1 tháng 11, 2005 với tên mã "Kahuna", và bản beta được phát hành cho vài ngàn người dùng thử nghiệm. Dịch vụ mới này được xây dựng từ đống gạch vụn và nhấn mạnh vào ba ý tưởng chính là "nhanh hơn, đơn giản hơn và an toàn hơn". Những phiên bản mới của dịch vụ beta liên tục được ra đời, và đến cuối năm 2006 số lượng người dùng thử nghiệm đã lên tới hàng triệu.
Nhãn hiệu Hotmail được lên kế hoạch sẽ rút ra dần khi Microsoft công bố rằng hệ thống thư mới sẽ được gọi là "Windows Live Mail", tuy nhiên những nhà lập trình ngay lập tức rút lại ý kiến sau khi những người thử nghiệm beta bối rối với sự thay đổi tên gọi là thích tên Hotmail hơn, và quyết định sẽ là Windows Live Hotmail. Sự phát triển bản beta hoàn thành vào tháng 4 2007, và Windows Live Hotmail được phát hành cho những người đăng ký mới vào ngày 7 tháng 5, 2007. Sự chuyển đổi những người dùng hiện tại đang diễn ra, và đến tháng 11 năm 2007, sẽ thay thế hoàn toàn 260 triệu người dùng MSN Hotmail trên toàn cầu.
2. CÁC TÍNH NĂNG CỦ₳ HOTMAIL
Chơi nhạc

Một bộ chơi nhạc được tích hợp trong Hotmail sẽ tự động chơi thư thoại hoặc nhạc MP3 sau khi quét virus.
Bảng màu


Windows Live Hotmail cho phép người dùng thay đổi màu của trang webmail; do đó, mỗi lần người dùng đăng nhập với địa chỉ e-mail nào đó, màu đó sẽ được hiển thị. Những màu có sẵn để lựa chọn hiện nay là những màu sau: Xanh hơi nước (bảng màu mặc định của Windows Live), Xanh dương, Đỏ, Đen, Bạc, Hồng, Xanh lá cây, Tím và Cam.
Tích hợp

Hotmail tích hợp sâu rộng với nhiều dịch vụ khác của Windows Live. Người dùng có thể nhìn thấy những liên hệ trong Windows Live Messenger có trực truyến hay không và bắt đầu nói chuyện với họ ngay trong Hotmail. Tích hợp với Windows Live Spaces và Windows Live Contacts cung cấp khả năng thông tin về liên lạc tự động cập nhật, và thông báo về những Spaces được cập nhật. Windows Live Calendar cũng sẽ được tích hợp khi giao diện Hotmail hoàn chỉnh; MSN Calendar hiện đang được dùng.
Giao diện linh hoạt

Việc thiết kế lại giao diện Hotmail xoay quanh giao diện theo phong cách Outlook, với một thanh đọc để đọc hộp và tin nhắn cùng lúc, chức năng kéo thả, chọn bằng bàn phím bằng cách dùng nút Ctrl và Shift để chọn thư và trình đơn ngữ cảnh khhi nhấn phải chuột để có những tùy chọn cao hơn. Khung đọc có thể được hiển thị bên cạnh hoặc bên dưới các mẩu tin, hoặc tắt hẳn.
Bảo mật

Windows Live Hotmail có những tính năng an toàn và bảo mật mạnh mẽ - một vài đã có bản quyền - bao gồm SenderID, SMTP Authentication, kiểm tra thư lừa đảo theo hành vi (phishing heuristic detection), Người gửi bảo đảm, kiểm tra danh sách gửi thư và kiểm tra chuyển tiếp. Những thư có thể không an toàn được Windows Live Hotmail bắt lại và nó sẽ không mở thư cho đến khi người dùng yêu cầu mở. Nó chứng tỏ sự hiệu quả trong việc cảnh báo người dùng khi phát hiện sự lừa đảo. Những kiểu tập tin có khả năng không an toàn cũng được khóa lại không cho download khi được đính kèm. .
Kiểm tra chính tả khi đang soạn thảo

Tính năng này có thể được nhìn thấy trong giao diện của Soạn thảo mới và kiểm tra chính tả khi đang soạn thảo, tương tự như chức năng kiểm tra chính tả trong ứng dụng Microsoft Office. Những từ gõ sai sẽ được gạch dưới bằng màu đỏ, nhấp chuột phải lên chúng sẽ cho ra một menu thả xuống với các từ đề nghị. Hiện nay, kiểm tra chính tả chỉ có ở tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, và tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, những ngôn ngữ khác cũng được lên kế hoạch phát triển trong tương lai. Windows Live Hotmail là dịch vụ webmail duy nhất hiện thực chức năng này.
Tự hoàn thành địa chỉ


Khi soạn e-mail trong màn hình New Message, người dùng bắt đầu gõ địa chỉ e-mail vào hộp soạn thảo "To:"; nếu chuỗi ký tự trùng với địa chỉ e-mail hoặc tên liên lạc nào, tất cả các liên lạc đó sẽ xuất hiện trong một hộp thoại thả xuống.

Ảnh thu nhỏ của hình

Windows Live Hotmail tự động chuyển các tập tin ảnh đính kèm lớn thành những ảnh thu dễ để dễ xem hơn. Người dùng có thể xem ảnh đó với kích thước đầy đủ khi nhấn chuột vào ảnh thu nhỏ.
Soạn thảo ký tự phong phú

Trang Thư mới của Windows Live Hotmail cho phép người dùng tinh chỉnh tin nhắn của họ với phông chữ, kích thước và màu sắc khác nhau. Người dùng cũng có thể thay đổi canh lề, thêm chấm đầu dòng và nhiều chức năng khác. Dịch vụ cũng cung cấp các biểu tượng vui để người dùng thêm vào tin nhắn. Chưa có tùy chọn tắt chức năng soạn thảo ký tự phong phú để sử dụng giao diện thuần ký tư.
Khả năng tìm kiếm

Khả năng tìm kiếm theo chỉ mục của Windows Live Hotmail bao gồm việc tìm kiếm địa chỉ và chủ đề, và đối với vài tài khoản, cả nội dung của tin nhắn. Kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện trong một "thư mục" mới tạm thời ở phía dưới của danh sách thư mục và người dùng hiện giờ có thể tìm kiếm cả "Thư" và "Sổ địa chỉ" cũng như "Web" (Phụ thuộc vào bạn đang ở trang nào, ví dụ như Hộp thư đến, Sổ địa chỉ,...).
Lưu trữ

Windows Live Hotmail cung cấp miễn phí cho người dùng dung lượng hộp thư 2 GB. Một cảnh báo sẽ được gửi tới người dùng nếu họ chỉ còn 50 MB là đến giới hạn. Cũng có một thanh trên màn hình "Today" cảnh báo người dùng họ đã sử dụng bao nhiêu phần trăm dung lượng cho phép, tương tự như Hotmail. Windows Live Hotmail Plus cung cấp dung lượng 4 GB. Dịch vụ này có phí sử dụng $19.95/năm và cho phép gửi tập tin đính kèm 20 MB.
Ngôn ngữ

Hiện nay Windows Live Hotmail đang có ở các ngôn ngữ tiếng Ả Rập, tiếng Bulgaria, tiếng Trung (Giản thể và Phồn thể), tiếng Croatia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng Estonia, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Hebrew, tiếng Hung, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Latvia, tiếng Litva, tiếng Na Uy, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Romania, tiếng Nga, tiếng Serb, tiếng Slovak, tiếng Slovenia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển, tiếng Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ukraina.

3. MỘT SỐ ĐỔI MỚI CỦ₳ HOTMAIL.
+ Hotmail cho phép tạo email để nhận thư rác

Dịch vụ thư điện tử Hotmail của Mcrosoft Word cho phép người dùng tạo thêm các địa chỉ email phụ để nhận thư rác có nghĩa là người dùng có thể tạo thêm các địa chỉ Hotmail phụ và các tài khoản này sẽ nằm trong sự quản lí của một tài khoản Hotmail chính. . Các địa chỉ email phụ này họ vẫn có thể đọc, hoặc trả lời thư như bình thường.
Mục đích của việc này nhằm giúp cho người dùng tránh phải tình trạng nhận thư rác liên tục, hoặc lộ thông tin cá nhân trên các diễn đàn. Theo CNet, ý tưởng của Microsoft là chỉ cần sử dụng một dịch vụ thư điện tử Hotmail, người dùng có thể quản lý được tất cả các thư cần đọc và cả các thư "chỉ để xoá" trong một hộp thư. Để thực hiện việc tạo email phụ này, người dùng chỉ cần truy cập vào dịch vụ Hotmail của mình, vào chọn tuỳ chọn "Create a Hotmail alias". Quá trình tạo email phụ cũng tương tự như việc tạo một tài khoản email chính.
Theo Microsoft, hiện tại hãng chỉ cho phép mỗi tài khoản chính được quyền quản lý tối đa 5 địa chỉ email phụ, 5 địa chỉ email phụ này có thể được xoá bỏ hoặc thay thế bằng bất kỳ địa chỉ mới nào. Dự kiến, nếu ý tưởng này thành công trong thời gian tới Hotmail sẽ nâng cấp việc quản lý địa chỉ email phụ từ 5 lên 15 địa chỉ + Hotmail mở rộng liên kết với các dịch vụ thư điện tử

Hotmail chính thức cho phép người dùng sử dụng chung tài khoản email của mình với các tài khoản email khác, kể cả tài khoản Gmail. Người sử dụng tài khoản Hotmail có thể them tài khoản củ₳ các hòm thư điện tử khác đồng thời gửi và nhận thư ngay trên trang dịch vụ củ₳ Hotmail. Với tính năng mới này, người dùng có thể thiết lập nhiều tài khoản email khác nhau trong Hotmail đồng thời đọc, tìm kiếm và trả lời thư từ chính những địa chỉ đó. Tính năng này sử dụng POP.
+ Khả năng gửi những tập tin đính kèm có dung lượng lớn Hotmail giới hạn dung lượng file đính kèm là 10MB nhưng “Hotmail mới sẽ mở rộng khả năng này bằng việc cho phép người dùng gửi dữ liệu tới 10GB trong một thư đơn nhất”, bằng cách tải các tài liệu hoặc tranh ảnh lên SkyDrive, một dịch vụ web miễn phí của Microsoft cho phép lưu trữ trực tuyến tới 25GB.

Sau đó, người nhận thư sẽ nhận được một đường link dẫn đến SkyDrive và họ có thể xem các bức ảnh hoặc tải chúng về máy. Nếu đó là đường link dẫn tới một tài liệu, họ có thể sử dụng phiên bản Microsoft Office miễn phí trên web để mở ra và biên tập chúng.

Người dùng cũng có thể gửi các file dưới dạng đính kèm truyền thống tới một địa chỉ email khác nếu họ ưa thích cách làm này hơn, hơn nữa giới hạn dung lượng file đã được mở rộng từ 10MB trước đây lên 25MB, tương đương Gmail của Google.
Ngoài ra, Hotmail cũng có thêm tính năng gửi tin nhắn nhanh Instant Message trong hộp inbox. Ngay bên cạnh phần inbox, người dùng có thể nhìn thấy bạn bè họ, xem họ có online hay không và gửi tin nhắm IM cho họ.

Một tính năng khác mang tên "active views" cũng được đưa vào để “giúp người dùng vẫn ở nguyên trong hòm thư inbox của họ” khi tương tác trên mạng.

Tính năng này cho phép người dùng xem nội dung web ngay trong hòm thư của họ thay vì phải mở một cửa sổ trình duyệt khác.

Ví dụ nếu bạn nhận được các tấm photo của bạn bè từ trang Flickr, bạn không phải chuyển đến trang này mà vẫn có thể xem các tấm photo ngay trong hòm thư bạn đang mở. Hoặc nếu nhận một video từ YouTube hoặc Hulu, người dùng không phải chuyển đến những trang đó mà chỉ cần kích chuột và xem video trực tiếp trong hòm thư.
+ Dịch vụ thư điện tử Hotmail đã có phiên bản trên 36 ngôn ngữ
Dịch vụ thư điện tử miễn phí Hotmail mới đã chính thức ra mắt trên 36 ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra khi đăng kí trong mục thành phố còn có 3 thành phố của Việt Nam là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng khi mà hầu hết các dịch vụ khác đều xếp Việt Nam vào danh mục “ nước khác”. Tuy nhiên trong danh sách 36 ngôn ngữ dịch vụ này hỗ trợ chưa có tiếng Việt.




II. CALENDAR.
Google Calendar là dịch vụ cho phép xây dựng lịch làm việc trực tuyến của mình trên mạng, cho phép mọi người hoặc các nhóm làm việc có thể liên kết làm việc trực tuyến ở bất kỳ nơi nào.
Mọi người dùng đều có thể dễ dàng truy cập, tìm kiếm và thêm vào lịch làm việc của mình hay của nhóm cộng tác ở bất kỳ nơi nào thông qua Google Calendar. Ngoài ra công cụ này còn có khả năng kết nối đến mọi website sử dụng các tiêu chuẩn “lịch mở” trực tuyến. Người dùng có thể tìm và xác định mọi lịch trình làm việc đã chia se với nhóm cộng tác, cũng như nhập vào trực tiếp mọi sự kiện từ Microsoft Outlook.
Google Calendar sẽ cung cấp một thanh tìm kiếm mà người dùng có thể gõ vào đó mọi từ khóa của các sự kiện hoặc tìm tên người liên quan. Lịch trình các việc cần làm có thể tạo ra một cách dễ dàng bằng cách nhập vào thông điệp đơn giản và xác định ngày hoặc tuần cụ thể cho công việc đó. Google Calendar sẽ tự động đưa ra thông báo cho người dùng về sự vụ cần giải quyết vào một lịch trình đã định nào đó. Người dùng cũng có thể tạo ra các lời mời hẹn gặp làm việc và gửi nó đến mọi tài khoản e-mail.
Google Calendar cũng tương thích với nhiều ứng dụng tạo lịch làm việc khác sử dụng các tiêu chuẩn lập trình XML hoặc iCal… Trong vài tháng tới, Google Calendar sẽ được đồng bộ hóa với Outlook và các ứng dụng tạo lịch làm việc trên các thiết bị di động. Outlook làm việc hoàn hảo với Internet Explorer 6.0, Firefox từ 1.07 trở lên… với điều kiện người dùng phải bật lên chế độ JavaScript và Cookie.

Microsoft đã lừng danh với ứng dụng tạo lịch làm việc Outlook từ xưa đến nay và chuẩn bị tung ra bản Outlook 2007 vào cuối năm nay, Yahoo cũng không chịu kém cạnh khi đã tung ra Yahoo Calendar từ lâu. Tuy rằng sinh sau đẻ muộn, nhưng với thương hiệu khổng lồ của mình, Google cũng hạ quyết tâm bành trướng vào thị trường các công cụ kế hoạch hóa lịch trình làm việc, vốn được người dùng tại các quốc gia phát triển hết sức ưu chuộng.
Người dùng chỉ việc đăng nhập vào dịch vụ này bằng tài khoản Gmail của mình là có thể sử dụng được ngay dịchthủ thuật




Một số ứng dụng của Calendar :
Các ứng dụng lịch làm việc trên máy tính để bàn sẽ rất ưu việt nếu như bạn luôn túc trực tại văn phòng hoặc luôn giữ cho chiếc PDA hay điện thoại di động của mình được đồng bộ hóa với máy tính. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bỏ





đi cảm giác "nặng túi" khi phải mang theo bên mình những thiết bị số này, hãy nghĩ đến việc chuyển sang sử dụng loại lịch làm việc có thể truy cập từ bất kỳ máy tính nối mạng nào. Google Calendar là một trong các chọn lựa tốt nhất và sau đây là cách thức bạn có thể sử dụng để khai thác triệt để các tính năng của dịch vụ miễn phí này.
CHỌN CÁCH QUAN SÁT
Một khi đã đăng nhập vào Google Calendar (www.google.com/calendar, bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị (theo ngày, tuần hay tháng) bằng cách nhấn chuột lên các thẻ ở phía trên lịch. Toàn bộ lịch công tác của bạn sẽ được hiển thị một cách hợp lý theo thứ tự thời gian, bắt đầu là ngày hiện tại.
Thẻ có nhãn Next 4 Days dường như là cố định, tuy nhiên bạn vẫn có thể tùy chỉnh thẻ này để hiển thị khoảng thời gian mà bạn muốn, từ 2 ngày cho đến 4 tuần. Bạn nhấn chọn Settings ở góc trên bên phải màn hình (hoặc ấn S), và cuộn xuống đến mục Custom view trên thẻ General. Sau đó, bạn chọn một tùy chọn trong danh sách dạng thả xuống, rồi nhấn Save.
Một cách để hiển thị lịch công tác của cùng lúc nhiều ngày liên tiếp: bạn nhấn và giữ chuột từ ngày bắt đầu, sau đó kéo rê sang các ngày lân cận ở khu vực lịch thu nhỏ ở bên trái. Ngay lập tức, vùng màn hình bên phải sẽ hiển thị đúng những ngày mà bạn chọn.
Việc sử dụng bàn phím để duyệt qua toàn bộ lịch làm việc cũng rất dễ. Bạn chỉ cần ấn phím D, W, M, X hoặc A để lần lượt chuyển đến ngày, tuần, tháng, xem theo tùy chọn hoặc xem theo danh sách lịch hẹn. Bạn ấn phím N (ứng với lệnh next) hoặc P (ứng với lệnh previous) để di chuyển tới hoặc lùi so với ngày hiện tại. (Bạn cũng có thể ấn phím JK để thực hiện tác vụ tương tự). Để chuyển đến ngày hiện tại, bạn ấn phím T.
TẠO LỊCH CÔNG TÁC
Google Calendar cung cấp 2 cách đơn giản để bổ sung thêm khoản mục: Một là nhấn vào liên kết Quick Add ở phía trên bên trái của trang lịch (hoặc ấn phím Q) và sau đó nhập vào tiêu đề cho khoản mục (lịch) vừa tạo. Sau đó, bạn có thể định ngày cụ thể cho khoản mục này, bổ sung mô tả, thiết lập các tùy chọn nhắc nhở.
Cách thứ hai là bạn nhấn chuột trực tiếp lên một ngày hoặc một thời điểm trong lịch và nhập vào tiêu đề trong hộp thoại vừa được mở ra. Google Calendar nhận biết hầu hết cách diễn đạt thời gian (7:00 PM, 7p...) và xếp lịch cho các công việc tương ứng một cách phù hợp. Nếu cần sắp xếp lại lịch làm việc, bạn có thể dễ dàng thay đổi ngày, giờ bằng cách kéo và thả một cuộc hẹn hoặc công việc sang một ô thời gian khác trong ngày hay thậm chí trong ngày làm việc khác. Nếu đang ở chế độ quan sát theo ngày, bạn chỉ có thể thay đổi thông số ngày. Nhưng nếu chế độ hiển thị đang là cả tuần hay một ngày, bạn có thể thay đổi giờ (và ngày) cho công việc của mình. Nếu muốn hủy bỏ một khoản mục, bạn nhấn chuột lên mỗi mục rồi nhấn chọn Delete.
CHIA SẺ THÔNG TIN
Mặc định, chỉ có bạn mới xem được danh mục công việc trong lịch công tác cá nhân của mình. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể làm cho toàn bộ lịch công tác hay chỉ vài cuộc hẹn trở thành "công cộng" để chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè..
Để thay đổi các cài đặt mặc định, bạn nhấn chọn Settings ở góc trên bên phải (hoặc ấn phím S). Chọn thẻ Calendars. Nhấn vào liên kết bên dưới mục Sharing để mở lịch làm việc thích hợp. Sau đó, đánh dấu các tuỳ chọn để thông báo với Google Calendar rằng bạn muốn chia sẻ mọi thứ cho toàn thế giới hay chỉ vài người nhất định. Để chia sẻ với những người cụ thể, bạn bỏ chọn đối với 2 tùy chọn phía trên và nhập vào địa chỉ email của những ai mà bạn muốn chia sẻ lịch làm việc. Thực hiện xong, bạn nhấn chọn Save.
XEM NHIỀU LỊCH CÙNG LÚC
Có thể bạn cần các loại lịch khác nhau cho nhiều mục đích sử dụng, ví dụ cho công việc và cá nhân. Để cung cấp các phân loại như vậy, bạn nhấn chọn Add bên dưới bộ lịch thu nhỏ ở bên trái. Có nhiều lịch làm việc khác nhau trong tay, bạn dễ dàng thay đổi các thuộc tính như cá nhân, dùng chung (chia sẻ) và các quy định khác cho từng loại lịch.
Bạn có thể quy định văn bản trong mỗi loại lịch có một màu riêng (bằng cách chọn từ trình đơn dạng thả xuống bên phải tên lịch) hoặc có thể dùng ô đánh dấu ở bên trái tên lịch để hiển thị hoặc giấu đi các sự kiện trên lịch làm việc tương ứng.
Khi bạn có nhiều lịch làm việc, Google Calendar sẽ bổ sung một danh sách dạng thả xuống trong "bong bóng" New Event để bạn có thể xác định lịch làm việc nào hiển thị công việc/cuộc hẹn mới. Tuy nhiên, nếu bạn dùng Quick Add để tạo một khoản mục, chương trình sẽ bổ sung sự kiện đó vào lịch đầu tiên (cao nhất) của bạn.
Muốn di chuyển một sự kiện từ lịch này sang lịch khác, bạn chọn (nhấn chuột) sự kiện đó, rồi nhấn chọn Edit event details. Chọn lịch khác từ danh sách dạng thả xuống Calendar, và nhấn chọn Save.
Bạn có thể làm cho lịch làm việc của mình tự động hiển thị các ngày nghỉ, sự kiện thể thao, chương trình truyền hình hay các mục khác mà bạn yêu thích: nhấn chọn Add trên danh sách lịch làm việc của bạn, rồi chọn tiếp Add a pullic calendar. Trong trang Add trên danh sách lịch làm việc của mình, bạn chọn một khoản mục ở bên trái, và rồi nhấn chọn Add to Calendar cho mỗi khoản mục mà bạn muốn bổ sung. Ở đây, bạn được cung cấp hàng trăm tùy chọn, từ lịch thi đấu của các đội thể thao mà mình yêu thích cho đến các ngày lưu diễn của các ban nhạc nổi tiếng.
Bạn muốn tích hợp một lịch làm việc trên nền web được thiết lập theo định dạng iCalendar để tiện ích iCal của Apple và Windows Calendar của Microsoft có thể sử dụng được? Chỉ cần chọn Add by URL từ trình đơn Add và gõ địa chỉ web mong muốn.
Nếu thay đổi ý định, bạn có thể giấu kín hoặc xóa sạch mọi lịch làm việc khỏi danh sách. Chọn Settings ở góc trên bên phải (hoặc ấn phím S) rồi chọn thẻ Calendars. Nhấn chọn Hide hoặc nhấn chuột lên biểu tượng "thùng rác" ở góc xa bên phải của lịch làm việc mà bạn muốn giấu hoặc xóa bỏ một lịch làm việc.
SỰ KIỆN VÀ THƯ MỜI
Với các công cụ mới nhất để gửi lời mời được tích hợp trong các website như Facebook và Google Calendar, bạn có lẽ không cần dùng đến tài khoản eVite cũ rích nữa. Để mời nhiều người đến với một sự kiện trong lịch làm việc của mình, bạn chỉ cần gõ địa chỉ email của họ vào hộp thoại Guest trên trang chi tiết của sự kiện. Nhấn chọn Save, ngay lập tức Google Calendar sẽ gửi lời mời đến những email mà bạn vừa cung cấp.
Nếu khách mời cũng sử dụng tài khoản Gmail thì sự kiện này sẽ tự động xuất hiện trong lịch làm việc của họ (đồng thời thư mời này cũng có trong Inbox) cùng với một biểu tượng dấu hỏi. Người nhận có thể nhấn chuột lên sự kiện này để chọn Yes, No, Maybe hoặc Delete trực tiếp trong lịch làm việc của mình.
Để nhận các thông báo về lời mời và thông tin phúc đáp, bạn nhấn chuột lên mũi tên bên cạnh tên của lịch làm việc, rồi chọn Notifications từ trình đơn này. Sau đó, bạn sử dụng các điều khiển ở phía dưới để xem thông tin của một địa chỉ email hay SMS.
MANG LỊCH RA NGOÀI Google Calendar cho phép in và lưu lịch làm việc, đồng thời bạn cũng có thể nhúng lịch làm việc vào blog hay vào website cá nhân của mình. Nhấn đ\biểu tượng máy in (cạnh các thẻ Day, Week và Month) để in ra giấy các kết quả đang nhìn thấy hoặc lưu lại chúng dưới dạng một tập tin PDF.
Nếu đã thiết kế lịch làm việc của mình theo dạng dùng chung, bạn có thể nhúng chúng vào blog hay website cá nhân. Bạn nhấn chuột lên mũi tên hướng phải trong tên lịch của bạn rồi chọn Caledar Settings. Tiếp đến, bạn cuộn xuống trang vừa xuất hiện và chép lại đoạn mã bên cạnh dòng Embed This Calendar để công bố thông tin này trên một website khác. Sau đó, chọn định dạng thích hợp (XML, ical hoặc HTML).
Để có thể kiểm tra lịch của mình mà không cần đăng nhập, bạn sử dụng các nút được cung cấp trong mục Private Address để biết được địa chỉ URL cho phiên bản chỉ đọc của lịch làm việc đó.
ĐỒNG BỘ MỌI THỨ Google Calendar có thể đồng bộ dữ liệu từ các lịch làm việc khác dưới định dạng iCal hoặc CSV. Điều này sẽ trở nên tiện lợi nếu bạn có dự tính di chuyển lịch làm việc của mình đến Google. Để đáp ứng nhu cầu của những người dùng muốn sử dụng đồng thời Outlook và Google Calendar, Google đã tạo một tiện ích có khả năng giúp dữ liệu từ 2 nguồn này luôn được đồng bộ với nhau. Để đồng bộ dữ liệu từ một lịch, trước hết bạn phải đưa trích xuất lịch này vào một tập tin. Ví dụ, trong Apple iCal, bạn hãy chọn lịch mà mình muốn trích xuất rồi chọn File.Export. Sau đó đặt tên và lưu lại tập tin này.
Trong Yahoo Calendar, bạn nhấn chuột chọn Options nằm ở góc trên bên phải, rồi sau đó nhấn chọn Import/Export bên dưới mục Management. Tiếp tục, nhấn Export bên dưới mục Export to Outlook. Lưu tập tin này vào một nơi bạn mong muốn. Người dùng Outlook nếu muốn sử dụng tiện ích đồng bộ của Google đều có thể tải về từ địa chỉ find.pcworld.com/60927. Khi đã tải về xong, bạn cho chạy trình cài đặt. Là một phần của khâu cài đặt, chương trình sẽ hướng dẫn bạn xác nhận tài khoản và mật khẩu Google, chọn hướng đồng bộ dữ liệu (hoặc cả hai) và xác định chu kỳ để thực hiện tác vụ này. Bạn có thể thay đổi các cài đặt bằng cách nhấn phải chuột lên biểu tượng Google Calendar
Sync trong khay tác vụ, rồi nhấn chọn Options.
Google Calendar Sync là cách dễ dàng để giữ cho lịch làm việc Outlook và Google luôn được đồng bộ với nhau. Tuy nhiên, công cụ này chỉ có thể đồng bộ lịch làm việc mặc định của Outlook và lịch làm việc chính (đầu tiên) của Google

III. SKYDRIVE.
Windows Live SkyDrive (ban đầu là Windows Live Folders) là một phần của Microsoft là Windows Live loạt các dịch vụ trực tuyến. SkyDrive là một dịch vụ lưu trữ tập tin , cho phép người dùng tải lên các tập tin vào một lưu trữ đám mây và sau đó truy cập chúng từ một trình duyệt Web. Nó sử dụng Windows Live ID để kiểm soát truy cập cho người dùng của các tập tin, cho phép họ giữ các tập tin, chia sẻ với các liên hệ, hoặc làm cho các tập tin công cộng, công khai chia sẻ các tập tin không cần một Windows Live ID để truy cập.
Dịch vụ này cung cấp 25 GB dung lượng lưu trữ cá nhân miễn phí, với các tập tin cá nhân giới hạn ở 50 MB. Một Silverlight dựa trên công cụ-thể được cài đặt để cho phép kéo-và-thả lên từ Windows Explorer . Tính đến năm tập tin có thể được tải lên mỗi lần, nếu công cụ này đã không được cài đặt.
Lịch sử


Ngày ra mắt, Windows Live SkyDrive, gọi là Windows Live Folders vào thời đó, đã được cung cấp như một phiên bản beta giới hạn sẵn có cho một vài xét nghiệm tại Hoa Kỳ. [Ngày 01 tháng 8 2007, dịch vụ được mở rộng cho một đối tượng rộng hơn . Ngay sau đó, ngày 09 tháng 8 2007 dịch vụ đã được đổi tên thành Windows Live SkyDrive và làm sẵn có để thử nghiệm ở Vương quốc Anh và Ấn Độ. Tính đến 22 tháng năm năm 2008, Windows Live SkyDrive là có sẵn cho 62 quốc gia và khu vực. Cuối năm 2008, năng lực của một tài khoản SkyDrive cá nhân đã được nâng cấp từ 5 GB đến 25 GB.
Windows Live SkyDrive đã được cập nhật tới "Wave 4" phát hành vào ngày 07 tháng sáu năm 2010, và thêm hỗ trợ cho Office Web Apps cũng như tích hợp với Windows Live Office , cung cấp hỗ trợ phiên bản. Trong này cập nhật, do sự ngưng Windows Live Toolbar , khả năng đồng bộ hóa bookmark và chia sẻ liên kết web giữa người dùng thông qua SkyDrive cũng đã được chấm dứt. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng Windows Live Mesh để đồng bộ hóa danh sách ưa thích của mình giữa các máy tính, mặc dù các "đám mây" lưu trữ thành phần của các đánh dấu trang web liên kết không còn nữa. Tính năng này thay thế trước Windows Live Hình yêu thích dịch vụ.
Tính năng

Windows Live Photos


. Windows Live Photos là một phần của SkyDrive cho phép người dùng tải lên hình ảnh và cho phép người dùng khác truy cập chúng thông qua một trình duyệt Web. Nó hiển thị hình ảnh của người dùng tải lên trong album (các thư mục trong SkyDrive). Nó cung cấp các chức năng cơ bản giống với SkyDrive như khả năng di chuyển, sao chép và xóa các tập tin và thư mục và sử dụng không gian lưu trữ của SkyDrive.
Ngoài ra, Windows Live Photos cho phép người dùng thêm "nhân dân các thẻ" cho các bức ảnh của mình, tích hợp với Windows Live nhân dân. Stored photos can be downloaded into . Hình ảnh được lưu trữ có thể được tải về Windows Live Photo Gallery hoặc là một file ZIP, trong khi giữ lại những "nhân dân các thẻ" siêu dữ liệu trong các hình ảnh. Người dùng cũng có thể xem EXIF siêu dữ liệu như thông tin máy ảnh cho các bức ảnh . Hình ảnh có thể được xem trong một màn trình diễn đầy đủ cho thấy sử dụng Silverlight
Windows Live Office

Windows Live Office là một phần của SkyDrive cho phép người dùng tải lên, tạo, chỉnh sửa, và chia sẻ Microsoft Office tài liệu trực tiếp trong một trình duyệt Web sử dụng Office Web Apps . Nó bao gồm trọng lượng nhẹ phiên bản của Microsoft Word, Excel , PowerPoint , và OneNote , và cung cấp các chức năng cho người dùng để cộng tác trên các tài liệu lưu trữ trên SkyDrive.
Bing hội nhập

Windows Live SkyDrive tích hợp với Bing là tính năng Save & Share, cho phép người sử dụng lưu lịch sử tìm kiếm vào một thư mục SkyDrive.
Windows Live Groups hội nhập

Mỗi nhóm trong Windows Live Groups được cung cấp với 5 GB không gian lưu trữ trên SkyDrive được chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm Nhóm thành viên được phép truy cập, tạo, chỉnh sửa và xóa các tập tin trong thư mục SkyDrive của nhóm, cũng như các chức năng khác mà SkyDrive cung cấp.
RSS

Có thể đăng ký vào nguồn cấp dữ liệu RSS của nội dung của các thư mục công cộng. Các thức ăn có chứa hình ảnh xem trước của tập tin, hình ảnh thu nhỏ thêm một hoặc của một hình ảnh hoặc biểu tượng đại diện cho các loại tập tin, và các liên kết đến các trang download file.
Tải xuống dưới. file zip

Toàn bộ các thư mục có thể được tải về như là một file zip duy nhất. Với tính năng này. Tính năng này được tìm thấy trong menu "More" thả xuống.

IV. WINDOWS LIVE ESSENSTIAL.
Windows Live Essenstial là bộ công cụ gồm có : Windows Live Messenger, Live Mail, Live Movie Maker, Live Photo Gallery, Live Family Safely, Live Mesh và Live Writer. Tất cả đều là phiên bản mới nhất Bộ công cụ này bao gồm gần như mọi thứ mà bạn cần , từ chat, xem và chỉnh sửa hình hảnh, tạo video từ hình ảnh, tích hợp mạng xã hội, sao lưu và đồng bộ dữ liệu

1. Live Messenger
Đây là trình chat tương tự như Yahoo Messenger và nó có thể chat với nick Yahoo. Phiên bản mới này cho phép tương tác với mạng xã hội facebook. Bạn có thể chat với bạn bè trên facebook, xem và cập nhật status.
2. Live Photo Gallery
Đây là ứng dụng quản lý và chỉnh sửa hình ảnh/video. Giao diện chính của Live Photo Gallery bao gồm 5 thẻ chính :

Thẻ Home : Bạn có thể đặt tiêu đề, đặt tag và thêm phần mô tả, sắp xếp theo theo tháng và có thể dễ dàng chia sẽ hình ảnh lên facebook và video lên youtube. Phần quản lý cho phép bạn import hình ảnh từ máy ảnh kỹ thuật số, chỉ cần kết nối thiết bị với máy tính và chọn tính năng “Import” là xong.
Thẻ Edit : Thẻ này cho phép bạn thực hiện các thao tác : đổi tên, đổi kích thước, cân bằng độ sáng và thêm vài hiệu ứng đơn giản cho ảnh, loại bỏ hiện tượng mắt đỏ.
Thẻ Find : Thẻ này cho phép bạn tìm kiếm hình ảnh dựa theo tag, theo ngày tháng năm, theo đánh dấu sao…
Thẻ Create : Nếu bạn cần ghép ảnh phong cảnh từ nhiều ảnh rời chụp ở chế độ phong cảnh trong máy KTS, tính năng Panorama sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Ngoài ra điểm nhấn trong bộ Photo Gallery lần này chính là tính năng Photo Fuse. Tính năng này sẽ giúp bạn ghép 2 bức hình để được tấm đẹp nhất. Ví dụ bạn có 2 tấm hình với điều kiện chụp cùng một cảnh, cùng một góc độ và ánh sáng. Photo Fuse sẽ giúp bạn tạo ra một tấm ảnh đẹp nhất dựa trên 2 tấm hình đó.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa hình ảnh lên facebook hoặc Flickr hoặc upload trực tiếp lên SkyDriver.
Thẻ View : cho phép bạn xem lại hình ảnh thẻo chủ đề như xem theo Ngày, xem theo Tag, xem theo đánh dấu sao, xem theo tên…
3. Live Movie Maker
Công cụ này sẽ giúp bạn tạo ra video từ hình ảnh và video trên máy hoặc có thể bắt hình trực tiếp từ Webcam. Nó cho phép bạn lồng nhạc, tạo hiệu ứng chuyển cảnh.
Khi xem phim, bạn sẽ thấy những cảnh đầu tiên hoặc kết thúc của một phim thường xuất hiện những hiệu ứng chữ giới thiệu thông tin bộ phim. Với Movie Maker, bạn cũng có thể làm như vậy và tôi cũng hơi ấn tượng.

Sau khi tạo xong, bạn có thể lưu lại file video bằng cách bấm nút Save movie. Movie Maker cho phép bạn ghi ra đĩa DVD, xuất ra định dạng HD hoặc định dạng tương thích với các thiết bị như Windows Phone và Zune.
4. Live Mesh
Nếu như Dropbox cho bạn 2Gb dung lượng lưu trữ thì SkyDriver của Microsoft cho bạn tới 5Gb. Vấn đề là nó chưa tiện lợi như Dropbox. Live Mesh phiên bản mới này có thể giúp bạn phần nào. Nó giúp bạn đồng bộ dữ liệu với SkyDriver với tốc độ khá nhanh và bạn có thể xem, quản lý dữ liệu trên nền web. Điểm khác của Live Mesh là nó cho phép bạn điều khiển luôn máy tính đã cài đặt Live Mesh ngay từ giao diện web.
Để đồng bộ một thư mục, bạn khởi động Live Mesh, bấm vào chữ Sync a folder và chọn một thư mục trên máy cần sao lưu và đồng bộ với SkyDriver. Sau khi bạn chọn xong, quá trình đồng bộ sẽ bắt đầu. Làm tương tự với nhiều thư mục. Khi quá trình đồng bộ kết thúc, bạn sẽ thấy tình trạng là “Up to date”, bất kỳ thay đổi nào trong thư mục đồng bộ cũng sẽ được cập nhật lên SkyDriver.

Để thiết lập chế độ điều khiển máy từ xa. Tôi lấy ví dụ là bạn đang ở công ty và bạn muốn dùng Internet Explorer để điều khiển máy tính ở nhà (máy đã được cài Live Mesh và đã thiết lập chế độ cho phép remote). Bạn làm như sau : Khởi động Live Mesh, mặc định nó sẽ ở thẻ Status giúp bạn đồng bộ thư mục như trên, bạn bấm vào chữ “Remote” ở trên cùng > trang hiện ra bấm vào dòng chữ “Allow remote connections to this computer” và đợi đến khi nó được kích hoạt xong.

Giờ bạn đang ở công ty và bạn muốn xem hoặc tải dữ liệu mà bạn đã đồng bộ ở nhà hoặc bạn muốn điều khiển máy tính ở nhà thì làm như sau : truy cập vào địa chỉ : https://devices.live.com , đăng nhập bằng tài khoản Windows Live của bạn. Trang hiện ra bạn sẽ thấy danh sách các máy tính mà bạn đồng bộ với Live Mesh. Mỗi cái bạn sẽ có 3 tùy chọn là Connect to this computer (điều khiển từ xa), Personalize (thiết lập cá nhân), Manage (quản lý dữ liệu đồng bộ). Nếu muốn xem hoặc tải dữ liệu đã được đồng bộ, bạn bấm Manage.

Còn muốn tiến hành điều khiển máy tính từ xa thì chọn “Connect to this computer”. Lưu ý là bạn chỉ có thể sử dụng IE để thực hiện việc điều khiển từ xa. Lúc này, nó sẽ yêu cầu bạn tải về và cài đặt một Active-X, cứ làm như nó bảo. Sau khi cài xong nó sẽ tiến hành đăng nhập vào máy tính ở nhà. Nếu máy tính ở nhà đang có người sử dụng (không ở chế độ khóa) thì người dùng sẽ nhận được thông báo hỏi có muốn cho bạn điều khiển hay không, nếu người đó cho phép thì bạn sẽ điều khiển được máy tính. Thử nghiệm cho thấy tốc độ rất nhanh, gần như là thời gian thực, không bị “giựt hình”, có thể do đường mạng tốt.
5.Live Writer.
Phần mềm này cho phép bạn soạn thảo Blog, thêm hình ảnh và video đó xuất bản lên web.
6. Familt staty ( bảo vệ trẻ em): cho phép quản lí và giám sát hoạt động Internet củ₳ con trẻ để họ có thể lướt Web an toàn hơn.
7. Mail.
Windows Live Essenstial cho phép tổ chức các tài khoản email của bạn ở một nơi ngay cả khi bạn không offline.
V. KẾT LUẬN.
Ngày nay, xu hướng phát triển của các nước trên thế giới là hướng đến nền kinh tế tri thức vì vậy vai trò của công nghệ thông tin là rât lớn. Công nghệ thông tin ngày càng có những bước tiến vượt bậc nhắm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn đang đặt ra. Thông tin đóng vai trò quan trò quan trọng như vậy đòi hỏi con người phải có những phát minh, sáng kiến nhằm có thể có được thông tin một cách nhanh nhất. Máy tính ra đời là một bước tiến vô cùng quan trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển của công nghệ thông tin. Cùng với sụ ra đời của máy tính hàng loạt các phần mềm ra đời như một điều tất yếu. Thông tin vô cùng phong phú và đa dạng, nhu cầu của người dùng để khai thác và chia sẻ thông tin ngày càng lớn. Chính vì vậy, các hãng phần mềm như Mcrosoft không ngừng sáng tạo đưa ra những phần mềm mới với những tính năng ưu việt. Dịch vụ thư điện tử Hotmail được nâng cấp với nhiều tính năng mới sẽ giúp Hotmail có thể đứng ngang hàng với Gmail. Hotmail được ứng dụng rộng rãi các công cụ và tính năng ngày càng hoàn thiện. Calendar của Google với những ứng dụng tiện ích người dùng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ này. Skydrive và windows live essential cũng đang từng bước được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Bạn có thể lưu trử, trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng thông qua việc sử dụng các phần mềm tiện ích này. Trong thời đại công nghệ thông tin này, điều cần thiết với mỗi chúng ta là phải biết cách sử dụng và khai thác thông tin sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm vững nhứng kiến thức cơ bản về máy tính, về cách sử dụng, chức năng và vai trò của
các phần mềm thông dụng để có thể sử dụng chúng có hiệu quả nhất.
KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ
I.
TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ
1. Thuế

a. Thuế là gì?
- Thuế hay còn gọi là thu nhập ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia từ xã hội hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước (Theo cách tiếp cận từ góc độ chính trị).

- Theo góc độ tiếp cận này thì thuế là số tiền phải trả cho Nhà nước của công dân, tổ chức trong xã hội để được Nhà nước cấp phép hoạt động như giao dịch, sở hữu tài sản, thu nhập, thừa kế,… Số tiền này được huy động vào nguồn tài chính của chính quyền nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội.
b. Tại sao phải thu thuế?
- Mọi hoạt động của Nhà nước cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu (nuôi bộ máy nhà nước), một trong những nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
VD: Lương cho các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Các công trình công cộng: Bệnh viện, đường xá cầu cống,..
- Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
VD: Đánh thuế xuất - nhập khẩu vào một số mặt hàng nhằm kích thích sản xuất trong nước, giúp cho sản xuất trong nước có thị trường,..
- Chính quyền cung cấp các hàng hóa công cộng cho công dân nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.
- Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng – dịch vụ công).
VD: Nước ta hiện nay có thuế thu nhập cá nhân.
- Chính quyền có thể hạn chế một số hoạt động của công dân, nên đánh thuế vào hoạt động đó.
VD: Để hạn chế vi phạm luật giao thông, hạn chế hút thuốc hay uống rượu,..Nhà nước đánh thuế vào các mặt hàng đó.
- Thuế cần thiết cho các khoản chi tiêu và phúc lợi xã hội để phát triển kinh tế.
Tóm lại, thuế rất quan trọng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, bảo đảm sự ổn định và điều tiết quá trình phát triển của xã hội nên cần thiết phải thu thuế vì “thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước”.
2. Kê khai thuế điện tử
Mặc dù thuế rất quan trọng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và sự phát triển của xã hội, nhưng nếu hoạt động thu thuế không triệt để cũng như không hiệu quả thì không những không đem lại lợi ích cho Nhà nước và công dân mà còn gây ra những tác động xấu tới sự phát triển của xã hội. Nhà nước ta đã có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành thuế là một giải pháp đầu tiên được Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính đưa ra, trong đó có thủ tục kê khai thuế điện tử hay qua mạng (Internet).
a. Kê khai thuế điện tử là gì?
Trước đây các cá nhân, doanh nghiệp khi kê khai thuế và nộp thuế thì đều phải đến các cơ quan thuế để làm thủ tục và xác thực. Tuy nhiên khi áp dụng CNTT vào thì các cá nhân, doanh nghiệp (người nộp thuế) chỉ cần vào trang web của cơ quan thuế với những thông tin cần thiết mà cơ quan thuế cấp cho thì người nộp thuế có thể kê khai một cách rễ ràng. Hoạt động như vậy gọi là kê khai thuế qua mạng hay còn gọi là kê khai thuế điện tử.
Vậy, kê khai thuế điện tử là việc ứng dụng các phương tiện tin học – điện tử (máy tính, truyền thông,..) để tiến hành hoạt động kê khai thuế.

b. Tính ưu việt của kê khai thuế điện tử so với kê khai thuế truyền thống.
- Người nộp thuế tiết kiệm được quỹ thời gian, giảm kinh phí về thủ tục giấy tờ trong việc kê khai thuế;
- Đảm bảo việc thông tin và số liệu khai thuế của người nộp thuế được gửi đến cơ quan thuế một cách nhanh chóng, chính xác;
- Người nộp thuế không còn phiền hà vì phải chờ đợi lâu do tình trạng quá tải tại cơ quan thuế khi đến kỳ nộp hồ sơ khai thuế như trước đây nữa;
- Lợi ích nổi bật của việc kê khai thuế qua mạng là đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao;
- Doanh nghiệp có thể nộp tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và ở bất cứ nơi đâu có kết nối mạng Internet.
-Trường hợp người đại diện doanh nghiệp không có mặt ở trụ sở vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế qua Internet, hoặc có thể ủy quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai;
- Về phía cơ quan thuế đã giảm được sự quá tải, áp lực công việc so với việc nhận tờ khai trực tiếp;
- Đội ngũ nhân sự tiếp nhận hồ sơ giảm nhiều, việc nhập số liệu đưa vào hệ thống máy tính thuận lợi vì đã có file dữ liệu tiêu chuẩn. Đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ cũng như tìm kiếm thông tin.
Những đặc tính ưu việt trên của kê khai thuế điện tử chính là lý do mà Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính lựa chọn phương án cải cách kê khai thuế truyền thống thành kê khai thuế điện tử.



chữ ký số hay chữ ký điện tử là là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó. Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử.


c. Thủ tục tiến hành kê khai thuế điện tử
Kê khai thuế điện tử được tiến hành trên môi trường mạng internet do đó thủ tục kê khai thuế trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn trước rất nhiều. Thông thường trong kê khai thuế điện tử, người khai thuế lựa chọn một trong hai cách sau đây:
1. Khai thuế điện tử trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế: người nộp thuế truy cập tài khoản giao dịch thuế điện tử; thực hiện khai thuế trực tuyến tại cổng thông tin của cơ quan thuế và gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế.
2. Khai thuế điện tử bằng các phần mềm, công cụ hỗ trợ khai thuế: người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế điện tử bằng phần mềm, công cụ hỗ trợ đáp ứng chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế; sau đó người nộp thuế truy cập vào tài khoản giao dịch thuế điện tử để thực hiện gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế.
Sau khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế, cơ quan thuế gửi Thông báo xác nhận nộp hồ sơ khai thuế điện tử cho người nộp thuế.

II. KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, thủ tục kê khai thuế điện tử mới được đưa vào áp dụng mang tính chất thí điểm ở một số địa phương, bước đầu đặt được một số thành tựu như đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí, giảm bớt phiền hà đối với người khai thuế và tình trạng trốn thuế cũng được hạn chế đáng kể.
1. Triển khai thực hiện kê khai thuế điện tử
Nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính nói chung và thủ tục thuế nói riêng, năm 2009 Tổng cục Thuế đã triển khai thí điểm dịch vụ khai thuế qua mạng tại 4 địa bàn : Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đến nay, Tổng cục Thuế đã mở rộng triển khai hệ thống khai thuế qua mạng tại địa bàn 19 tỉnh/thành phố gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ an, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Ninh, Cần Thơ, Bình Thuận, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lào Cai. Tổng số doanh nghiệp đăng ký khai thuế qua mạng là 8.406 doanh nghiệp, trong đó có 7272 Doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế qua mạng với gần 90.000 hồ sơ khai thuế điện tử đã được gửi cho cơ quan thuế thay thế hồ sơ giấy. Đặc biệt trên địa bàn TP Hà nội đã có 4728 DN chiếm đến trên 65% tổng số DN trên cả nước đã thực hiện khai thuế điện tử.
Những con số này thể hiện một cái nhìn trong tương lai và việc triển khai thực hiện dịch vụ khai thuế điện tử trên phạm vi cả nước chỉ là vấn đề sớm muộn.
2. Chính sách phát triển dịch vụ khai thuế điện tử
Trong năm 2010 Tổng cục thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2010/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế làm cơ sở pháp lý để người nộp thuế đăng ký, khai, nộp thuế điện tử. Thông tư còn quy định các điều kiện đăng ký, hoạt động của các tổ chức Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (T-VAN) phục vụ xã hội hoá dịch vụ khai thuế điện tử. Ngoài ra, Thông tư quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế nên người nộp thuế tỏ ra yên tâm khi thực hiện giao dịch thuế qua mạng.
Cung cấp dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực thuế là một phần trong chương trình xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử và được ngành Thuế xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới đây. Dịch vụ công trong lĩnh vực Thuế là việc ứng dụng CNTT trong toàn bộ các dịch vụ hỗn trợ người nộp thuế thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, đồng thời điện tử hóa các giao dịch xử lý thông tin giữa cơ quan Thuế với các cơ quan liên quan như: Kho Bạc, Ngân hàng, Hải quan, Đăng ký kinh doanh,..
Theo kế hoạch dự kiến ứng dụng CNTT của Chính phủ từ nay đến năm 2015 sẽ cung cấp trực tuyến ở mức độ cao các dịch vụ liên quan đến thuế bao gồm kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, 80% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng, 70% các khoản nộp thuế được thực hiện dưới hình thức điện tử.

3. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Cuối năm 2010 Tổng cục thuế đã nâng cấp hoàn thiện hệ thống cổng thông tin khai thuế điện tử, có độ ổn định, tốc độ và hiệu năng cao; khắc phục các lỗi hệ thống, phần mềm; bổ sung hình thức kê khai điện tử trực tuyến với các tờ khai không có trong phần mềm hệ thống kê khai (HTKK), bổ sung thêm các chức năng thuận lợi cho người nộp thuế, như: ký điện tử theo lô tờ khai, trình ký trên cổng thông tin điện tử, tra cứu các thông báo xác nhận của cơ quan thuế; Nâng cấp đường truyền Internet lên 5 lần so với đầu năm 2010, bổ sung thêm các máy chủ có cấu hình mạnh.
Ngoài ra, Tổng cục thuế cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn và thực hiện kết nối kỹ thuật việc tiếp nhận tờ khai điện tử theo mô hình T-VAN giữa cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế với 3 doanh nghiệp (Cty Viettel, Cty TS24, Cty MacroNT) làm cơ sở để công nhận tổ chức T-VAN cho các doanh nghiệp này trong đầu năm 2011 góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Tổng cục thuế đã phối hợp với Phòng thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), các DN cung cấp chứng thư số, tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp về mục đích, ý nghĩa và cách sử dụng chữ kí số trong giao dịch điện tử, đặc biệt trong giao dịch điện tử với cơ quan thuế.
Đến cuối tháng 11/2010 đã có 5 đơn vị được cấp phép và chính thức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số gồm:
+ Công ty điện toán truyền thông số liệu - VDC

+ Công ty TNHH An ninh mạng BKAV

+ Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel)

+ Công ty Cổ phần Công nghệ thẻ Nacencom

+ Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT.
Việc có thêm nhiều doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã giúp cho công tác tuyên tuyền, chất lượng dịch vụ chứng thực chữ ký số này được cải thiện rõ rệt. Trong tháng 11 và tháng 12/2010 các DN cung cấp chứng thư số đã chủ động in tờ rơi, tổ chức tập huấn, gọi điện cho các DN để tuyên truyền về chứng thư số và chữ ký số. Chắc chắn trong thời gian tới các dịch vụ về chữ ký số sẽ ngày càng hoàn thiện và các doanh nghiệp sẽ không còn lạ lẫm với các thông tin cũng như sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử.
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Dịch vụ khai thuế điện tử là một công nghệ mới, do đó đòi hỏi đối với những nhà quản lý hệ thống thông tin trong lĩnh vực thuế phải có kỹ năng nhất định về tin học để làm chủ công nghệ và hệ thống thông tin, khắc phục kịp thời những sự cố có thể xẩy ra.
Qua thời gian triển khai hơn 1 năm qua, cơ quan thuế cũng thấy để thực hiện tốt việc khai thuế qua mạng ngoài điều kiện kỹ thuật (máy tính và kết nối internet) thì DN cần phải đào tạo, cập nhật kiến thức CNTT cơ bản cho cán bộ kế toán thuế của DN và cử cán bộ này tham gia các lớp tập huấn sử dụng của cơ quan thuế.
Việc đưa những kiến thức cơ bản về CNTT vào các trường học ngay từ cấp cơ sở là một việc làm rất có ý nghĩa, những kỹ năng cơ bản về CNTT chính là cơ sở vận dụng CNTT đối với các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
Thuế là một nguồn lực quan trọng của Nhà nước, do đó phải đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế, muốn vậy cần đào tạo ra một đội ngũ nhân sự chất lượng cao trong quản lý thuế, cần liên kết hợp tác với các nước phát triển để tiếp thu những cách thức quản lý tiến bộ, phù hợp.
5. Định hướng phát triển
* Trong năm 2011

- Về pháp lý: Tổ chức triển khai thông tư số 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Ghi nhận các nội dung chưa hợp lý để trình Bộ Tài chính điều chỉnh kịp thời.

- Về tuyên truyền: Phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước liên quan, VCCI, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực số, các đài báo tổ chức tuyên truyển rộng rãi về ý nghĩa, nội dung dịch vụ kê khai thuế qua mạng, dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cho các doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế.

- Về dịch vụ T-VAN: Tổ chức cấp phép cho một số DN đủ điều kiện cung cấp dịch vụ T-VAN, các DN T-VAN phối hợp thực hiện cung ứng dịch vụ.

- Triển khai dịch vụ khai thuế trực tiếp với cổng điên tử của cơ quan thuế:

+ Tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ khai thuế điện tử cho các DN trên địa bàn 19 tỉnh

+ Mở rộng cung cấp dịch vụ thêm cho 20 tỉnh/thành phố trong cả nước

+ Tổng số doanh nghiệp khai thuế qua mạng đạt 30.000 doanh nghiệp.

- Phối hợp với một số ngân hàng để triển khai thí điểm dịch vụ nộp thuế điện tử trên địa bàn TP Hà nội và TP Hồ chí Minh.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống, nâng cấp hạ tầng mạng, đường truyền thiết bị cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh, ổn định.

* Mục tiêu đến năm 2015

- Triển khai dịch vụ khai thuế điện tử cho tất cả tỉnh/thành phố trong cả nước

- Tổng số doanh nghiệp khai thuế qua mạng đạt trên 300.000 doanh nghiệp.

- Cung cấp thêm các dịch vụ điện tử khác: Tra cứu thông tin về nghĩa vụ kê khai, nộp thuế; dịch vụ hỏi đáp điện tử; dịch vụ nộp thuế điện tử; dịch vụ cung cấp thông tin hỗ trợ phục vụ quyết toán thuế (TNCN); Dịch vụ điện thoại hỗ trợ tập trung.






III. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ
1. Thành tựu
Mặc dù dịch vụ kê khai thuế điện tử ở nước ta mới được triển khai chưa được bao lâu (từ năm 2009) nhưng cũng đạt được những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận:
Cổng thông tin điện tử của ngành thuế không ngừng được nâng cấp và hiện đại hoá;
Cuối năm 2010, toàn ngành thuế đã triển khai chương trình kê khai thuế qua mạng với sự tham gia của 7727 doanh nghiệp trên cả nước. Từ 4 tỉnh, thành phố lên 19 tỉnh;
Vấn đề an toàn, bảo mật cũng đã được đảm bảo;

Qua thời gian thực hiện các doanh nghiệp đã giảm đáng kể thời gian và công sức cho các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế điện tử;
Đơn giản trong kê khai thuế cũng góp phần làm tăng việc đóng thuế của các doanh nghiệp giảm tình trạng trốn thuế;
Đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 4728 doanh ngiệp chiếm trên 65% tổng số doanh ngiệp trên cả nước đã thực hiện kê khai thuế điện tử.

2. Hạn chế
Do mới đưa vào áp dụng kê khai thuế điện tử nên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại rất nhiều mặt hạn chế, điều này được quy định bởi trình độ phát triển của hạ tầng vật chất – kỹ thuật, công nghệ; đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ; hệ thống thể chế;.. Những hạn chế còn tồn tại được ghi nhận dưới đây:
Kê khai thuế điện tử mới chỉ được thực hiện ở một số ít địa phương, số doanh nghiệp kê khai thuế còn ít so với tổng số doanh nghiệp trong cả nước;
Hạ tầng cở sở còn thiếu đồng bộ;
Chính sách, pháp luật quy định về kê khai thuế điện tử còn nhiều thiếu sót;
Trình độ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu của công việc mới;
Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự áp dụng công nghệ thông tin và trong kê khai thuế mà vẫn thực hiện theo những cách truyền thống trước đây;
Việc tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của kê khai thuế điện tử còn chưa được quan tâm đúng mức.
3. Giải pháp hoàn thiện
Những giải pháp hoàn thiện phải được bám sát vào những hạn chế đang tồn tại, đồng thời đưa ra một định hướng phát triển trong tương lai. Có thể đưa ra một số giải pháp sau đây:
· Tiếp tục hoàn thiện về cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng tốt nhất với yêu cầu của ngành. (nhất là chế độ bảo mật);
· Nâng cao chất lượng và mở rộng ra tất cả các khu vực cũng như phục vụ việc kê khai thuế đến toàn bộ các doanh nghiệp;
· Hệ thống pháp luật về ngành kê khai thuế điện tử không ngừng được hoàn thiện;
· Tăng cường chất lương của đội ngũ cán bộ trong kê khai thuế điện tử.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top