Câu6: Trình bày nguyên tắc phân tích chính sách.
Hãy cho biết nguyên tắc nào là cơ bản nhất, liên hệ thực tế.
Phân tích chính sách
là một hoạt động tổng hợp bao gồm cả việc tìm kiếm, chia tách, tổng hợp, lý
giải kết quả của một chính sách. Để nội dung phân tích chính sách diễn ra theo
định hướng với đầy đủ tính lý luận, thực tiễn và phát triển, chúng ta cần tuân
theo các nguyên tắc sau đây:
a.Nguyên nhân mục
tiêu:
-trong đời sống kinh
tế – xã hội, mục tiêu luôn là đích theo đuổi của mọi tổ chức và là vấn đề cốt
lõi của mọi quá trình hoạt động và của cả các chính sách vì mục tiêu là điều
cốt lõi để tạo nên một chính sách tốt, và đẻ đảm bảo nguyên tắc này thì mục
tiêu phân tích chính sách phải xuất phát từ mục tiêu của quản lý, trên cơ sở
mục tiêu chung thì tiến hành xây dựng các mục tiêu phân tích chính sách.
-Việc tổ chức công tác
phân tích phải đúng mục tiêu nghĩa là công tác phân tích phải hướng tới mục
tiêu thể hiện ở việc dự liệu các điều kiện vật chất, nhân sự, môi trường cho
việc phân tích chính sách. Điều này cũng có nghĩa là từ mục tiêu phân tích thì
chúng ta huy động và tổ chức sử dụng các nguồn lực một cách có kế hoạch.
-Tài liệu phân tích
phải phù hợp với mục tiêu để định hướng thông tin theo yêu cầu phân tích và để
đảm bảo được hiệu quả của hoạt động này, mỗi một mục tiêu thì cần thu thập
những tài liệu khác nhau
-Bên cạnh đó, phương
pháp phân tích cũng cần thống nhất với mục tiêu thì mới làm cho kết quả phân
tích ở mỗi giai đoạn được đúng đắn, chính sách và như vậy sẽ làm cho toàn bộ
quá trình phân tích có độ tin cậy cao.
-Khi tìm ra kết quả
phân tích thì nó phải được sử dụng để phát triển mục tiêu.
b.Nguyên tắc hợp lý.
Đây là nguyên tắc quan trọng vì thiếu nó thì việc phân tích chính sách khó có
thể hiệu quả. Và nguyên tắc này yêu cầu:
-Xác định mục tiêu
phân tích hợp lý với điều kiện cụ thể diễn ra quá trình thực hiện chính sách
cần xác định như vậy vì mục tiêu dự kiến thường có khoảng cách với hiện thực.
-Lựa chọn phương pháp
phân tích hợp lý để tạo quan hệ tốt với mục tiêu và kết quả vì phương pháp phân
tích sẽ đưa ra kết quả hợp lý.
-Cung cấp nguồn lực
phân tích hợp lý tạo thuận lợi cho việc phân tích chính sách.
-Nhưng nhìn chung để
đạt được nguyên tắc hợp lý thì phải đạt được các yêu cầu trên.
c.Nguyên tắc thích ứng
trong phân tích chính sách là cần thiết khách quan và được thể hiện các mặt
sau:
-Lựa chọn mục tiêu
phân tích nhất thiết phải theo yêu cầu quản lý.
-Xác định nội dung
phân tích phải thích ứng với mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn.
-Thời điểm phân tích
phải thích ứng với từng loại chính sách.
Kết quả phân tích phải
được sử dụng thích hợp theo yêu cầu quản lý.
d.Nguyên tắc phối hợp
Nguyên tắc này yêu cầu
khi tiến hành phân tích phải biết kết hợp các kết quả phân tích để có được
những thông tin tổng hợp cho quá trình phân tích tiếp theo nếu không sẽ gây ra
mâu thuẫn giữa các quá trình dẫn đến kết quả phân tích chung, không đảm bảo độ
tin cậy và làm lãng phí nguồn nhân lực của Nhà nước
Ngoài việc phối hợp về
kỹ thuật phân tích còn phải phối hợp trong công tác chỉ đạo điều hành của cơ
quan Nhà nước để mang lại hiệu quả lớn nhất trong phân tích chính sách.
e.Nguyên tắc hiệu quả.
Nguyên tắc này đề cập
đến việc đạt được mục tiêu chính sách nhưng chi phí đầu vào phải thấp, theo yêu
cầu của nguyên tắc này hoạt động phân tích chính sách cần phải đề cao việc tìm
kiếm các phương pháp tối ưu để tiếp cận được kết quả nhanh nhất với chi phí hợp
lý nhất.
f.Nguyên tắc chính trị
trong phân tích chính sách:
Phải đặt ra nguyên tắc
này vì mục tiêu chính trị luôn bao trùm mục tiêu chính sách, tổ chức thựcthi chính sách phân
tích chính sách. Thể hiện trong thực tế là các tổ chức cánhân khi tham gia phân
tích chính sách phải tôn trọng mục tiêu và định hướng của Nhà nước
Liên hệ thựctế: trong
thực tế việc phân tích chính sách thu hút đầu tư của khu vực Đông Nam bộ Việt
Nam. ở nguyên tắc này thì đặt ra mục tiêu là thu hút lượng đầu tư nước ngoài
ngày càng lớn vào các khu công nghiệp tại đây với các điều kiện ưu đãi về đầu tư, chính sách, điều kiện về pháp
luật.... Cùng với các điều kiện ưu đãi thì các khu công nghiệp này luôn thay
đổi để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế và đầu tư. Và các khu công
nghiệp này tạo ra hiệu quả cao trong quá trình phát triển kinh tế của đất nươc
và đặc biệt việc phát triển các khu công
nghiệp này đều nằm trong chiến lược phát triển của đất nước.
Nguyên tắc cơ bản nhất
là nguyên tắc mục tiêu vì nó là cốt lõi của cả chính sách nhưng đẻ chính sách
đem lại hiệu quả cao cần phải kết hợp đầy đủ cả 6 nguyên tắc trên mới đưa đến
hiệu quả cao.
Câu7: Hãy cho biết có những yếu tố nào ảnh hưởng
đến hoạch định chính sách công? Liên hệ thực tế với nước ta.
Khi tiến hành hoạch
định chính sách, ngoài việc dựa vào những căn cứ khoa học thì các nhà hoạch
định còn phải chú ý đến sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:
a.Yếu tố quyền lực của
chủ thể hoạch định chính sách. Quyền lực ở đây được hiểu là khả năng chi phối
của một chủ thể đến một khách thể trong mối quan hệ nào đó, nhằm đạt được một
mục tiêu nhất định mà sức mạnh quyền lực còn tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh
và bản chất của chủ thể sử dụng quyền lực trong từng thời kỳ.
Điều này có thể thấy
rõ đó là chủ thể hoạch định chính sách và Nhà nước thì có hiệu lực thực thi cao
hơn các chủ thể khác. Vì Nhà nước ta trong thời kỳ hiện nay là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực đều thuộc về cá nhân và phù hợp với ý chí
và nguyện vọng của người dân là người thực thi chính sách chủ yếu.
b.Yếu tố năng lực của
chủ thể hoạch định chính sách. Để quản lý tốt xã hội thì Nhà nước phải sử dụng
đồng thời các biện pháp trong đó có cả chính sách để quản lý và hiệu quả của
các chính sách này sẽ phản ánh năng lực của chủ thể hoạch định qua các tiêu chí
sau:
-Năng lực phân tích và
dự báo phát triển kinh tế – xã hội.
-Năng lực phát triển
các vấn đề chính sách.
-Năng lực lựa chọn các
vấn đề phải giải quyết.
-Năng lực đề ra mục
tiêu, các biện pháp giải quyết mục tiêu đó, thuyết phục cho tính khả thi của
chính sách.
Yếu tố năng lực càng
cao thì chính sách được hoạch định càng khoa học và khả thi.
c.Yếu tố tiềm lực của
Nhà nước. Tiềm lực ở đây được hiểu là nguồn lực thực có và tiềm tàng mà chủ thể
có thể sử dụng trong quá trình quản lý của mình.
-Tiềm lực của Nhà nước
thường biểu hiện dưới dạng: sức mạnh về kinh tế, chính trị, thiết chế tổ chức
bộ máy cơ quan Nhà nước, đội ngũ cán bộ, tài nguyên thiên nhiên, tài sản Nhà
nước.
Đối với Nhà nước ta
tiềm lực kinh tế hiện chưa mạnh nên có nhiều chính sách chưa đạt hiệu quả cao do thiếu điều kiện. Như vậy có
thể thấy tiềm lực này là khá quan trọng.
d.yếu tố tiềm lực của
đối tượng thực thi chính sách. Sự tham gia của các đối tượng thực thi chính
sách quyết định sự thành bài của chính sách, nếu có sự tích cực của các đối
tượng thì chính sách sẽ thành công. Nhưng mức độ tham gia của họ lại phụ thuộc
vào tiềm lực của họ trong hiện tại và tương lai. Và điều này đã được thực tế
chứng minh đối tượng thực thi có ảnh hưởng lớn đến hoạch định chính sách.
*Liên hệ thực tế ở
Việt Nam: Trong chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam thì vẫn còn một số
điểm chưa phù hợp do thiếu các điều kiện về kinh tế, mặc dù vậy chính sách này đã
mang lại cho Việt Nam một nền giáo dục vững mạnh và phát triển do năng lực
hoạch định của Nhà nước khá tốt có thể nắm vững các điều kiện thực thi, dự báo
các vấn đề giáo dục.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: