Câu 4: Khi fân tích tính hệ thống của chính sách cần
trung vào những nội dụng nào? liên hệ thực tế nước ta.
Trả lời:
- Tính hệ thống của
chính sách được hiểu là sự thống nhất của các loại chính sách trong hệ thống
chính sách, sự thống nhất giữa mục tiêu chính sách với mục tiêu chung, thống
nhất giữa Mtiêu và biện fáp chính sách, giữa chính sách với các công cụ QL
khác.
- Cần tập trung vào
nội dụng sau:
1.Phân tích tính hệ
thống của mtiêu chính sách công.
- Phân tích tính thống
nhất trong quan hệ giữa các bộ fận của mtiêu chính sách.
- Phân tích tính thống
nhất của mtiêu chính sách về tính chất ( mtiêu trực tiếp; gián tiếp; trước mắt,
lâu dài; mtiêu chính sách với mtiêu các chương dự án…)
- Phân tích tính thống
nhất trong quan hệ giữa mtiêu chính sách với mtiêu định hướng.
- Phân tích tính thống
nhất về mtiêu của chính sách trong hệ thống chính sách.
- Kết luận về tính
thống nhất của mtiêu chính sách.
2.Phân tích tính hệ
thống của biên fáp chính sách.
- phân tích tính thống
nhất về tính chất của các bpháp chính sách;
- phân tích về tính
phù hợp của các bpháp với cơ chế vận hành;
- Phân tích tính hiện
thực của chính sách.
- Kết quả fân tích
tính hệ thống của bpháp chính sách đi đến kết luận về tính khoa học, hợp lý của
cơ cấu chính sách.
3. Phân tích tính hệ
thống.
NN được sử dụng công cụ QL vĩ mô để tổ
chức, điều hành các đối tượng trong nên KT-XH. Do tính năng, tác dụng khác
nhau, nên với công cụ được sử dung mmột mục đích nhất định. Có công cụ dược
dùng đẻ qui định về hành vi hoạt động của đối tượng, có công cụ dùng khuyến
khích đối tượng vận động . mặc dù được sử dụng với những mđích khác nhau, nhưng
các công cụ đều tác động đến đối tượng theo một định hướng. Yêu cầu này tạo ra
sự thống nhất trong việc ban hành và sử dung công cụ QL của NN.
*Liên hệ thực tế Việt
Nam
Phân tích hệ thống của mục tiêu: các chính sách của
Việt Nam đã phần nào đáp ứng được yêu cầu này, điều này thể hiện trong chính
sách nguồn nhân lực của đất nước, trong chính sách này đã đáp ứng được các mục
tiêu như phối hợp lại lực lượng lao động trong cả nước, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao... điều này đã trở thành hệ thống các mục tiêu cho một chính
sách.
-Phân tích tính hệ
thống của biện pháp chính sách: như trong chính sách phát triển nguồn nhân lực
thì các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách là đồng bộ, có hệ thống đó là
việc tiến hành di dân có kế hoạch lên vùng thiếu lao động, có kế hoạch đào tạo
nhân lực có chất lượng, xây dựng các dự án để tạo việc làm cho lao động.
-Tính hệ thống của
chính sách với công cụ quản lý vĩ mô. Để thực hiện được chính sách này trong
giai đoạn hiện nay của Việt Nam, Nhà nước đã áp dụng song song khá nhiều biện
pháp để đạt mục tiêu của chính sách đề ra.
Câu5: Anh, chị hãy cho
biết hoạt động phân tích chính sách phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Trong hoạt động phân
tích chính sách phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Xây dựng kế hoạch phân
tích. Đây là bước khởi đầu cho cả quá trình phân tích giúp chúng ta chủ động
tiếp cận với mục tiêu bằng các phương pháp thích hợp. Bên cạnh đó nó còn giúp
cho việc huy động được các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để phục
vụ tốt cho công tác hoạch định.
Kế hoạch cũng giúp cho
chúng ta chủ động về thời gian cho từng khâu của chính sách.
Thông thường việc xây
dựng kế hoạch phân tích ba gồm các nội dung sau đây: đó là xây dựng kế hoạch
phân tích từng hoạt động chính sách từ hoạch định đến đánh giá. Kế hoạch tiến
độ phân tích chính sách kế hoạch nguồn nhân lực cho phân tích chính sách, kế
hoạch phối hợp phân tích giữa các cơ quan chức năng, giữa các bước tiến hành
phân tích.
Và mỗi một kế hoạch
trên phải đảm bảo cả phương pháp dự phòng để chủ động ứng phó với các tình
huống xảy ra.
Tổ chức công tác phân
tích chính sách. Đây là bước triển khai ban đầu theo kế hoạch phân tích để sắp
xếp các yếu tố tham gia quá trình phân tích, vừa đảm bảo khối lượng công việc
và đảm bảo được hiệu quả của công tác này.
Nhiệm vụ của tổ chức
phân tích là phân công, phân cấp và phối hợp giữa các bộ phận tham gia công
việc phân tích cụ thể bao gồm các bước sau:
Thu thập tài liệu căn
cứ vào yêu cầu phân tích chính sách của chủ thể mà tiến hành thu thập cho hợp
lý, đúng đủ kịp thời đảm bảo cho công tác phân tích tránh lãng phí.
Xử lý tài liệu thu
thập được: là hoạt động tiếp theo của bước thu thập tài liệu nhằm xác định tính
hợp lý, hợp pháp của tài liệu và hiện chỉnh lại tài liệu theo nhu cầu
Tổng hợp tài liệu: là
hoạt động phối hợp các dữ liệu đã thông qua xử lý bằng các phương pháp cần
thiết để tạo nên thông tin hữu ích cho phép nhận biết được các thông tin hữu
ích.
Phân tích tài liệu: là
bước phân tích các tài liệu vừa tổng hợp được để qua đó thấy được bản chất của
sự vật và rút ra được các kết luận cần thiết
cho việc phân tích chính sách.
Quản lý đánh giá kết
quả phân tích chính sách: đây là hoạt động đánh giá về chính sách trên cả
phương diện lý luận và thực tiễn, đồng thời nó đặt nền móng cho việc duy trì
chính sách
Kiểm tra đôn đốc quá
trình phân tích: đây là một bước cần thiết và quan trọng để đảm bảo cho việc
lập kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả và đúng quy định. Trong thực tế
thì việc triển khai chính sách luôn có sự thay đổi và vấp
phải những khó khăn do đó cần phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để phát hiện
kịp thời những lệch lạc để điều chỉnh kịp thời và khuyến khích vượt qua các khó
khăn.
=>Những nhiệm vụ
trên đây được tiến hành theo một trình tự nhất định để đảm bảo cho việc phân
tích chính sách diễn ra có hiệu quả, các bước này đều có vai trò quan trọng như
nhau để góp phần hoàn thành quá trình hoạch định chính sách công.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: