Câu 2: Trình bày các bước tổ chức thực thi chính sách, trong các bước đó, bước nào là quan trọng nhất, tại sao và cho ví dụ minh hoạ
Trong việc thực thi chính sách thì bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực  hiện chính sách, đây là bước cần thiết và quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch.
Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, các cơ quan triển khai từ TW đến địa phương đều phải lập kế hoạch bao gồm các bước sau:
+Kế hoạch về tổ chức, điều hành như hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực thi
+Kế hoạch cung cấp nguòn vật lực như tài chính, trang thiết bị
+Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện
+Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách
+Dự kiến về quy chế, nội dung về tổ chức và điều hành thực thi chính sách
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách. Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua. Nó cũng cần thiết vì giúp cho nhân dân, các cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển k hai thuận lợi và có hiệu quả
Đẻ làm được việc tuyên truyền này thì chúng ta cần được đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật.... vì đây là đòi hỏi của thực tế khách quan.
Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi, và với  mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi...
Bước 3: Phân công phối hợp thực  hiện chính sách. Một chính sách thường được thực thi trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai chính sách
Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, và duy trì ổn định.
Bước 4: Duy trình chính sách, đây là bước làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế
Để duy trì được chính sách đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hiệp lực của nhiều yếu tố như Nhà nước và người tổ chức thực thi chính sách phải tạo điều kiện và môi trường để chính sách được thực thi tốt.
Đối với người chấp hành chính sách phải có trách nhiệm tham gia tích cực vào thực thi chính sách. Nếu các hoạt động này được tiến hành đồng bộ thì việc duy trì chính sách là việc làm không khó
Bước 5: Điều chỉnh chính sách, việc làm này là cần thiết, diễn ra thường xuyên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách. Nó được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (thông thường cơ quan nào lập chính sách thì có quyền điều chỉnh)
Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của chính sách, chỉ điều chinh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu. Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến dạng chính sách ban đầu
Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Bất cứ triển khai nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để dảm bảo các chính sách này được thực  hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi  nguồn lực
Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc kiêm tra này và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vưngx được tình hình thực thi chính sách từ đó có những kết luận chínhấac về chính sách
Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điêù chỉnh bổ xung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.
Bước 7: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khâu này được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình này ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ chính sách
ở việc đánh giá này phải tiến hành đối với cả các cơ quan Nhà nước và đối tượng thực hiện chính sách
Trong các nước  trên thì bước tổ chức thực thi là quan trọng nhất vì đây là bước đầu tiên làm cơ sở cho các bước tiếp theo, ở bước này đã dự kiến cả việc triển khai thực hiện kế hoạch phân công thực hiện, kiểm tra... Hơn nữa tổ chức thực thi là quá trình phức tạp do đó lập kế hoạch  là việc làm cần thiết.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top