Câu35: Anh, chị hãy trình bày các mô hình tổ chức thực thi chính sách. ở nước ta hiện nay nên tổ chức thực hiện chính sách theo mô hình nào?
Có 3 mô hình tổ chức thực thi chính sách
Mô hình động: Mô hình này tồn tại trên cơ sở xét đoán trạng thái tồn tại của các yếu tố cấu thành hệ thống sau những quá trình vận động theo quy luật được gọi là mô hình động. Theo cách tiếp cận này các nhà nghiên cứu chỉ cần dựa vào kết quả vận động theo quy luật của các quá trình kinh tế xã hội một cách khách quan là có thể tạo dựng và thực thi một mô hình chính sách thích hợp.
Mô hình động mang nặng tính nguyên lý vì thế nó sẽ vận hành có hiệu quả trong điều kiện  môi trường lý tưởng, nhưng trên thực tế thì không tồn tại một môi trường lý tưởng như lý thuyết đã nêu do đó mô hình này khó thực hiện vì nó đòi hỏi các nhà tổ chức thực thi chính sách phải có trình độ, chuyên môn nhất định, am hiểu nhiều lĩnh vực hoạt động để có thể dự đoán được mô hình chuẩn.
Mô hình tĩnh là mô hình được tạo dựng và duy trì theo thực tiễn tồn tại của các yếu tố hợp thành của các quá trình thực thi chính sách . Theo cách tiếp cận này mô hình tĩnh hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tiễn mà cụ thể là dựa trên
Lựa chọn mô hình dựa trên cơ sở tự giác của mình thực thi chính sách vì nếu mọi tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách đều có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ tiết kiệm đáng kể về chi phí, thời gian thực hiện chính sách. Cách lựa chọn này thường được thực hiện ở những nước có nền kinh tế phát triển, chính trị ổn định, trình độ dân chí cao.
Lựa chọn mô hình dựa trên cơ sở niềm tin của người thực thi vào chính sách Nhà nước trên thực tế thì có nhiều chính sách công được thực hiện theo mô hình này vì một khi dân chúng có niềm tin với Nhà nước thì họ sẽ ủng hộ mọi cơ chế chính sách do Nhà nước đưa ra  và chấp hành
Lựa chọn mô hình dựa trên cơ sở quyền lực công, đây là mô hình được các Nhà nước lựa chọn khi hai mô hình trên ít mang lại hiệu lực và  hiệu quả.
Mô hình kết hợp từ những nội dung trên của các mô hình có thể thấy được những ưu, nhược điểm của mỗi một mô hình nên để có được một mô hình tối ưu chúng ta cần kết hợp nó lại trong quá trình thực thi  để bổ trợ cho nhau để phát huy mặt mạnh của mô hình và hạn chế yếu điểm của nó.
Để có một mô hình hỗn hợp, người ta phụ thuộc vào nhiều điều kiện cụ thẻ căn cứ vào tình hình thực tế thì các chủ thể quản lý nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp
ở Việt Nam thì có thể sử dụng cả 3 mô hình trên nhưng người ta thiênvề sử dụng mô hình kết hợp để có thể thực hiện tốt nhất chính sách đã đề ra.

Câu36: giống câu 34.
Câu 37: Anh (chị) hãy trình bày chức năng tác dụng của các phương pháp phân tích chính sách cho ví dụ minh hoạ.
Phân tích chính sách là việc phân giải toàn bộ các hoạt động liên quan đến chu trỡnh chớnh sỏch nhằm chỉ ra những mối quan hệ mang tớnh quy luật giữa cỏc yếu tố cấu thành hoạt động chính sách ta có thể thấy nó có những chức năng cơ bản như sau:
-Chức năng thông tin nhằm cung cấp các thụng tin theo yờu cầu của chủ thể quản lý, trong phõn tớch chớnh sỏch thường có các loại thông tin cơ bản sau. Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại, thông tin tương lai. Sau đó các thông tin trên lại được người phân tích kết nối theo 1 phương thức, quy trỡnh nhất định nhằm tạo ra hệ thống thông tin mới làm cơ sở cho chủ thể quản lý điều hành phối hợp hoạt động của các cơ quan triển khai chính sách và đối tượng thụ hưởng.
-Chức năng thông tin là chức năng cơ bản, phản ánh được bản chất các hoạt động phân tích chính sách, cho phép chúng ta nhận diện được đầy đủ chính xác kịp thời về các hiện tượng xó hội.
-Chức năng tạo động lực: Sau khi chức năng thông tin của phân tích chính sách được thực hiện cả chủ thể và khách thể đến ý thức được về mỡnh tại thời điểm phân tích để tự hoàn thiện và cùng nhau thực hiện tốt chu trỡnh chớnh sỏch.
Quan hệ truyền dẫn của chức năng thông tin làm cho phân tích chính sách có được chức năng của 1 công cụ dùng để tạo động lực cho các yếu tố cấu thành hoạt động của hoạch định chính sách và thực thi chính sách.
Các yếu tố đó bao gồm chủ thể khách thể và môi trường chính sách.
Phân tích chính sách giúp chủ thể đánh giá được mức khả thi của 1 chuỗi các quyết định từ việc lựa chọn vấn đề chính sách đến các biện pháp duy trỡ chớnh sỏch.
Giúp chủ thể nhận diện được sát thực hơn về những giá trị mục tiêu mà các chính sách đang theo đuổi, giúp hun đúc ý chớ của chủ thể ngày càng cao và hoàn thiện. Từ đó có thể thấy được thực trạng tồn tại và vận động của mỡnh trong quỏ trỡnh thực thi chớnh sách, để so sánh với mục tiêu phấn đấu của bản thân với yêu cầu của chính sách và môi trường.
Chớnh cỏc yếu tố tham gia quỏ trỡnh hoạch định và thực thi chính sách là động lực thúc đẩy tạo nên môi trường thuận lợi cho các hoạt động cạnh tranh hay liên kết phát triển tổ chức.
-Chức năng kiểm soát:
Kiểm soỏt theo yờu cầu của chủ thể quản lý, khi ban hành chớnh sỏch ý chớ của chủ thể phản ỏnh rừ nột trong cỏch ứng xử với cỏc hiện tượng phát sinh nhằm đạt mục tiêu trong tương lai, giúp chủ thể nhận biết được những sai lệnh giữa dự kiến và thực tế để chủ động nắm bắt được thực trạng của cả tổ chức từ đó kịp thời đôn đốc, điều chỉnh mục tiêu, biện pháp cho phù hợp với môi trường nhằm đạt được mục tiêu định hướng.


0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top