Câu 38: theo anh (chị) giữa các phương pháp đó có mối quan hệ gì với nhau trong quá trình sử dụng?
Trong thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp phân tích như sau:
Phương pháp phân tích hệ thống là một phương pháp mà sử dụng tập hợp các phân tử có liên quan tác động qua lại vớ nhau moọt cách có quy luật, tạo thành một thể thống nhất để có thể thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ nhất định.
-ở phương pháp phân tích hệ thống này thì đầu vào bao gồm nhiều yếu tố như vật chất, thông tin lao động, tài chính… các yếu tố này được xử lý và tạo ra đầu ra là kết quả của chính sách.
Khi sử dụng phương pháp phân tích hệ thống cần chú ý tới việc các phần tử trong hệ thống liên kết và tương tác với nhau theo hệ nhân quả, khi thêm hoặc bớt một phần tử hay một số phần tử thì đều tạo ra sự thay đổi của hệ thống. Trong hệ thống các phần tử có thể khác nhau khi hợp thành một thể thống nhất thì nó cũng có những tính năng vượt trội.
Phương pháp phân tích quyết định và phương pháp sử dụng cũng quyết định mẫu có nghĩa là mô hình hoá quá trình ra quyết định thành một sơ đồ tổng hợp của các khả năng đưa ra kết quả dự đoán.
-ở loại phương pháp này luôn có hai chiều lựa chọn đó là lựa chọn không mạo hiểm luôn đưa ra kết quả trung tính và lựa chọn mạo hiểm luôn đưa ra kết quả tốt hoặc xấu. Do đó người phân tích chính sách phải biết dự đoán kết quả đầu ra để lựa chọn quản lý hợp lý.
-Phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Đây à một phương pháp mà được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để phân tích chính sách và nó trở thành một trong những yếu tố nền tảng cho việc lựa chọn và thực hiện các chính sách của chính phủ.
Khi hoạch định 1 chính sách thì cần phải đề cập nhiều tới mục tiêu kinh tế đó là mang lại lợi ích cho xã hội.
Trong khi áp dụng phương pháp này cần phải tuân thủ nguyên tắc chiết khấu có nghĩa là mọi chi phí tính toán trong tương lai cần được điều chỉnh theo giá hiện tại trước khi so sánh. Những biện pháp này lại có các mặt hạn chế là không đáp ứng được các mục tiêu chính trị, nên tuy nó quan trọng nhưng chưa đầy đủ, nếu chúng ta áp dụng phương pháp này một cách máy móc thuần tuý sẽ mang lại những nan giải về chính trị
-Phương pháp phân tích theo mô hình là phương pháp phân tích dựa trên nguyên tắc xây dựng các mô hình chính sách công. Có rất nhiều mô hình phân tích chính sách công trong đó thực tế người ta hay sử dụng các phương pháp:
đồ thị là phương pháp trình bày các thông tin dưới các dạng, biểu đồ và đồ thị khác nhau, đây là phương pháp phân tích số liệu cơ bản và ngày nay cùng với sự giúp đỡ của máy tính thì phương pháp này được làm rất nhanh
Trong quá trình phân tích, các loại đồ thị và biểu đồ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phân tích.
Phân tích bằng phương pháp này thường trải qua các bước sau:
Xây dựng giả thiết
Lựa chọn hệ đo lường
Trình bày đồ thị
Kết thúc đồ thị
Bảng biểu: đây là một kỹ thuật phân tích số cơ bản và quan trọng vì cùng một lúc có thể thiết lập nhiều kiểu bảng biểu khác nhau cho cùng một thông tin thử nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất.
Các bước xây dựng bảng biểu cũng giống như cấu trúc xây dựng biểu đồ
Trong thực tế thì việc sử dụng các phương pháp phân tích này mang lại hiệu quả nhà cao, và tuỳ vào từng loại Chính phủ khác nhau mà sử dụng các loại phương pháp khác nhau căn cứ vào mục tiêu của chính sách, nhưng cũng có các chính sách mà đòi hỏi chúng ta phải sử dụng đồng bộ các phương pháp để phân tích thì mới tạo ra kết quả phân tích, ví dụ như chính sách “kiên cố hoá kênh mương”. Trong ngành nông nghiệp của nước ta có thể áp dụng cả 4 phương pháp phân tích để đưa ra một chính sách tốt nhất
Câu 39 giống câu 27
Câu40: Để phân tích tính khả thi thì về mặt chính
trị nhà phân tích cần sử dụng các tiêu chí nào? Cho ví dụ minh hoạ
Tiêu chí là công cụ đo
lường kết quả đạt được của mục tiêu việc lựa chọn loại tiêu chí nào sẽ được sử
dụng trong quá trình phân tích phụ thuộc vào bản chất của vấn đề vào mục tiêu
của chính sách, và để phân tích tính khả thi về mặt chính trị, nhà phân tích
cần sử dụng những tiêu chí như sau:
Nhóm tiêu chí đánh giá
về khả năng kỹ thuật, trong nhóm này có 2 tiêu chí quan trọng hàng đầu là hiệu
lực và sự tương xứng
Tiêu chí hiệu lực: đây
là tiêu chí đánh giá chính sách lựa chọn xem đã dự kiến được những ảnh hưởng
của chính sách hay chưa. Các tiêu chí hiệu lực là vô cùng phức tạp, nó bao gồm
một số nội dung quan trọng như:
chính sách sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các đối tượng thụ hưởng nó có ảnh hưởng trước
mắt hay lâu dài có thể định lượng hay không, phù hợp hay không.
chính sách có ảnh
hưởng trực tiếp là những chính sách đạt được mục tiêu mà nó đề ra, còn ảnh
hưởng gián tiếp là những ảnh hưởng không liên quan đến các mục tiêu đề ra
Một số tiêu chí hiệu
lực có thể được đo lường bằng phương pháp định lượng còn các tiêu chí khác đo
lường bằng các phương pháp khác nhau
Tiêu chí tương xứng
đây là những tiêu chí để xem xét những ảnh hưởng của chính sách có tương xứng
với các mục tiêu đề ra hay không, chính sách có đủ điều kiện để đặt ra. Tiêu
chí tương xứng sẽ xác định, tính toán với nguồn lực sẵn có thì giải pháp lựa
chọn sẽ thực hiện được ở mức độ nào
Nhóm tiêu chí đánh giá
tính khả thi về kinh tế, tài chính. Trong nhóm tiêu chí này có 3 têu chí quan
trọng đó là lợi ích chi phí vô hình là những cái không tính toán, định lượng
được, lợi cíh và chi phí hữu hình là những cái có thể tính toán được, chuyển
đổi ra các đơn vị tiền tệ để đánh giá.
Trong quá trình phân
tích và đánh giá các tiêu chí thì tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
Phân tích các yếu tố
khả thi về mặt kinh tế của chính sách lựa chọn
So sánh chính sách lựa
chọn với các chính sách đã được tiền tệ hoá khác trên một bình diện tổng thể
Các tiêu chí đánh giá
theo nguyên tắc kinh tế bao gồm các tiêu chí như thay đổi giá trị thuần là
những thay đổi về tài sản của một chủ thể nào đó
Nhóm tiêu chí đánh giá
hiệu quả kinh tế có nghĩa là các lợi ích đạt được với việc sử dụng tối
thiểu về nguồn lực
Chi phí lợi ích là
công cụ đo lường có hiệu quả và rất linh hoạt, nó thể hiện qua các phép do như
xác định tính khả thi về kinh tế, lấy chiết khấu của lợi ích chia cho chi phí,
lấy tổng chiếu khấu của lợi ích trừ đi tổng chiết khấu của chi phí trong suốt
thời gian thực hiện chính sách, khả năng sinh lời, hiệu lực chi phí
Các tiêu chí đánh giá
tính khả thi về chính trị.
Tiêu chí này rất quan
trọng đối với việc chính sách có được hệ thống chính trị chấp nhận hay không,
vì nếu không nó sẽ khó mà thực thi hiệu quả.
ở nhóm tiêu chí này
thường đề cập tới các tiêu chí cụ thể như sau:
Khả năng được chấp
nhận là một chính sách có được các nhà lãnh đạo cấp trên chấp nhận trong quá
trình thông qua chính sách hay không
Tính thích hợp là khả
năng chấp nhận việc giải quyết vấn đề, đó là liệu các mục tiêu của chính sách
có phù hợp với các giá trị của cộng đồng
hoặc xã hội không
Tính trách nhiệm là
tinh thần trách nhiệm đối với vấn đề chính sách của những người có liên quan,
tính trách nhiệm có mỗi tương quan với khả năng chấp nhận và tính thích hợp.
Tính thích hợp có thể
xem xét ngay khi xác định tiêu chí chính trị
Tính công bằng, tiêu
chí này cũng được xem như là một tiêu chí chính trị khi những tác động khác
nhau do việc thay đổi chính sách mang lại có ý nghiã quan trọng.
Khi sử dụng các tiêu
chí có tính khả thi về chính trị trước khi xây dựng và đánh giá các chính sách
lựa chọn thì sẽ giúp cho các chính sách này phản ánh được các yêu cầu chính trị
và thành công
Tiêu chí tác nghiệp
hành chính
Đây là một tiêu chí
không thể thiếu, vì thiếu nó thì các tiêu chí trên không có năng lực để truyển
tải chính sách vào cuộc sống
Nhóm tiêu chí tác
nghiệp hành chính bao gồm quyền lực là tiêu chí cần thiết để thực thi chính
sách
Trách nhiệm pháp lý là
tiêu chí vô cùng quan trọng đối với cả cấp trên và cấp dưới.
Tiêu chí năng lực,
tiêu chí này vừa là năng lực nhân sự vừa là năng lực tài chính vì thế nó rất
cần thiết cho việc thực thi chính sách công
Sự ủng hộ của các tổ
chức nó cũng là một tiêu chí quan trọng bởi vì rằng thực thi sẽ không đạt kết
quả nếu chỉ có quyền lực của người có trách nhiệm.
Liên hệ Việt Nam
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: