Câu32: Các phương pháp phân tích chính sách được
lựa chọn và sử dụng trên cơ sở khoa học
nào? Hãy phân tích những cơ sở khoa học đó.
Cơ sở khoa học của các
phương pháp phân tích được hiểu là hệ thống tri thức mang tính lý luận và thực
tiễn được các nhà phân tích nghiên cứu và vận dụng một cách trực tiếp và gián
tiếp vào quá trình phân tích chính sách và trong quá trình phân tích các nhà
phân tích thường dựa trên các cơ sở như sau:
Cơ sở phương pháp luận
trong đó khi phân tích thường sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử
đây là cách xem xét các hiện tượng nảy sinh các vấn đề xã hội
Phương pháp duy vật
biện chứng yêu cầu các nhà phân tích khi xem xét các nội dung phân tích phải xuất phát từ một số quan điểm
cụ thể sau đây:
Với quan điểm hệ thống
để xem xét các vấn đề xã hội và chính sách trong một tổng thể, đồng bộ và quan
hệ qua lại với nhau, đây chính là vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích và
đánh giá các nội dung cần phân tích trong tất cả mối liên hệ để tìm ra mối liên
hệ cơ bản và cốt lõi nhất để đánh giá đúng về vấn đề
Quan điểm thực tiễn là
quan điểm xuyên suốt toàn bộ quá trình phân tích các vấn đề chính sách và hệ
thống chính sách, điều này có nghĩa là khi xem xét nội dung phân tích các nhà
phântích không đi vào mô tả thực tế một cách đơn giản mà phải xem xét nó như
một quá trình vận động với nhiều giai đoạn khác nhau.
Quan điểm phát triển
trong phát triển phân tích các vấn đề chính sách và hệ thống chính sách. Quan
điểm này chỉ ra rằng khi xem xét các nội dung phân tích thì nhà phân tích phải
tìm ra nội dung bị mâu thuẫn, và nguyên nhân hình thành mâu thuẫn này cùng với
giải pháp để cải thiện nó.
Tư duy khoa học để vận
dụng có kết quả phương pháp duy vật biện chứng vào quá trình phân tích chính
sách công, các nhà phân tích cần phải có tư duy khoa học, với cách tiếp cận hệ
thống thì các nhà phân tích coi tư duy khoa học là cầu nối liền phương pháp
luận với phương pháp kỹ thuật phân tích chính sách
Phương pháp tư duy
khoa học cho nhà phân tích khả năng sáng tạo để tìm ra các phương pháp phân
tích khoa học mang lại hiệu quả cao cho từng nội dung phân tích phù hợp với các
điều kiện và hoàn cảnh khác nhau
Khi vận dụng nguyên lý
tư duy của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào phân tích, thì chúng ta sẽ xây dựng
được một hệ thống phương pháp phân tích chính sách công khoa học và hợp lý.
Câu33: Anh, chị cho biết khi hoạch định chính sách
cần phải tuân theo quy trình nào?
Khi hoạch định một
chính sách người ta phải tuân theo các quy trình cụ thể sau đây:
Lý do hoạch định chính
sách là nhằm thuyết phục ý chí của chủ thể về sự cần thiết phải giải quyết vấn
đề bằng công cụ chính sách và qua chủ thể để thuyết phục các đối tượng thực thi
chính sách về lợi ích kinh tế, xã hội môi trường của chính sách sẽ ban hành
Khi nêu lên lý do ban
hành chính sách phải có các nội dung như sau:
Tính bức xúc của vấn
đề chính sách với đời sống xã hội
Tính phức tạp của vấn
đề chính sách
Tính thời cơ của việc
ban hành chính sách
Khả năng giải quyết
vấn đề bằng chính sách Nhà nước
Khả năng tồn tại của
chính sách với các công cụ quản lý Nhà nước
Kết quả và hiệu quả
kinh tế xã hội của chính sách so với yêu cầu quản lý
Khi lý do chính sách
được chấp nhận thì nhà hoạch định sẽ tiến hành bước tiếp theo là sự thảo phương
án chính sách, đây là bước cho ra đời những mô hình chính sách dự kiến để Nhà
nước có thể sử dụng cho quá trình quản lý xã hội
Việc dự thảo là hết
sức cần thiết vì trong dự thảo sẽ có nhiều phương án giải quyết công việc khác
nhau giúp cho chủ thể ban hành và đối tượng thực thi có điều kiện lựa chọn một
phương án tốt nhất
ở nước ta cơ quan dự
thảo chính sách thường là cán bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan đặc biệt của chính
phủ, các uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Lựa chọn phương án dự
thảo tốt nhất đây là bước tiếp theo của dự thảo chính sách nhằm xác định được
mô hình chính sách tối ưu trong số các phương án dự thảo, khi lựa chọn các dự
thảo này cần dựa vào các tiêu chuẩn của một chính sách tốt để xem xét đồng thời cũng kiểm tra đánh giá các căn cứ
khoa học được dùng khi xây dựng các phương án chính sách
Để lựa chọn được
phương án tối ưu không nên chỉ dừng lại ở cấp hoạch định mà cần mở rộng đến các
đối tượng thực thi chính sách để vừa đảm bảo tính khách quan vừa tạo nên sự
đồng thuận giữa chủ thể và khách thể trong quá trình lựa chọn.
Hoàn thiện phương án
lựa chọn
Phương án được lựa
chọn trong số cá dự thảo mới chỉ đáp ứng yêu cầu một cách cơ bản của một chính
sách nó còn cần phải bổ xung hoàn thiện về nội dung theo yêu cầu của cả thủ thể
và đối tượng chính sách
Trước khi lựa chọn một
phương án chính sách thì sẽ phải tham khảo các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm
để hoàn thiện dự án.
Thẩm định phương án
chính sách: sau khi lựa chọn chính thức thì các phương án chính sách mới chỉ là
mô hình lý thuyết tối ưu vì thế nó vẫn có khoảng cách với thực tế xã hội, vì
vậy cần thiết làm cho các chính sách này gần gũi với cuộc sống thì mới đảm bảo
tính khả thi của chính sách. Để có được điều này cần thẩm định lại dự án.
Thẩm định phương án
chính sách là những hoạt động thử nghiệm
các tính năng của chính sách trong những
điều kiện nhất định theo nhu cầu quản lý để đưa ra kết luậnvề tính khả
thi của chính sách
Trên thực tế phương án
chính sách được thẩm định bằng nhiều cách tuỳ theo quy mô, trình độ và tổ chức
của chính sách. Khi thẩm định song có thể có những chính sách bị loại bỏ do
không phù hợp nhưng cũng có chính sách được sửa đổi để phù hợp hơn để đưa vào
quyết nghị.
Quyết nghị ban hành
chính sách là bước hợp thức hoá một chính sách sau khi nó đã trải qua các bước
từ nêu lý do hoạch định đến thẩm định phương án chính sách, chúng ta đã có đầy
đủ cơ sở để quyết định về tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của chính sách
Khi quyết nghị về một
chính sách được ban hành thì nó có sức mạnh công quyền, thu hút được sự tham
gia của cơ quan Nhà nước các cấp, của mọi tầng lớp người dân.
Các quyết nghị này đều
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự chặt chẽ.
Công bố chính sách đây
là bước cuối cùng trong tiến trình hoạch định chính sách, việc công ố là để cho
mọi cơ quan Nhà nước các tầng lớp người dân
đề biết về một chính sách mới để sau này tiéep nhận và chuẩn bị thực
hiện.
Câu34: Vì sao phải xây dựng thể chế cho phân tích
chính sách . Khi xây dựng hệ thống thể chế này cần phải đảm bảo những yêu cầu
nào?
Nhà nước ta là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nênluôn quản lý xã hội bằng thể chế, thể chế
này giúp chomọi hoạt động của đời sống xã hội diễn ra có trật tựtheo một hệ
thống nhất định và việc phân tích cơ sở cũng như các hoạt động khác nó cũng cần
có một thể chế thống nhất để có thẻ quản lý các hoạt động này một cách tốt nhất
Yêu cầu khi xây dựng
thể chế
Duy trì các hoạt động
phân tích chính sách diễn ra theo định hướng
Tạo điều kiện cho hoạt
động phân tích chính sách trở thành chuyên nghiệp hoá để từng bước nâng cao
năng suất, chất lượng công tác phân tích
Thu hút rộng rãi mọi
lực lượng tham gia hoạt động phân tích chính sách công theo hướng xã hội hoá
hoạt động này
Gắn kết trách nhiệm,
quyền hạn của các tổ chức các cá nhân với
kết quả phân tích chính sách công
Tiết kiệm hiệu quả
trong phân tích chính sách có tính đại chúng đơn giản dễ hiểu
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: