Câu29: Anh chị hãy cho biết những nội dung của một chính sách. cho ví dụ minh hoạ?
Một chính sách có các nội dung cơ bản sau:
Lý do hoạch định chính sách: đây là phần mở đầu của một văn bản chính sách nhằm cho thấy đích thực đối tượng hướng tới của chính sách là kinh tế, xã hội hay môi trường để người tiếp cận chính sách có thể cảm nhận được sự cần thiết khách quan và tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề của chính sách.
Khi nêu lý do hoạch định chính sách cần tập trung vào vấn đề chính sách vì nó là hạt nhân của chính sách, nó hưởng các mục tiêu, giải pháp cần có của Nhà nước vào giải quyết vấn đề, hơn nữa vấn đề chính sách xuất hiện từ thực tiễn đời sống do vậy nó thu hút đông đảo người dân tham gia vào hoạch định.
Phần lý do này khi nêu cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác có sức thuyết phục cao, tránh tình trạng trình bày lan man, làm sai lệch vấn đề.
Căn cứ hoạch định chính sách: để chính sách có sức thuyết phục cao đối với người tổ chức và thực thi ngoài việc nêu lý do thuyết phục thì cần phải trình bày được những căn cứ khoa học để hoạch định chính sách vì việc nên căn cứ này là khẳng định về tính hiệu lực hiệu quả của chính sách giúp cho việc củng cố lòng tin của người dân vào chính sách của Nhà nước.
Các căn cứ hoạch định chính sách cần được nêu ngắn gọn xác thực với điều kiện hoàn cảnh của đất nước và đặc biệt là phải hướng vào vấn đề chính sách
Mục tiêu chính sách được coi là linh hồn của chính sách, nó hướng mọi nội dung vào việc thực hiện ý chí của chủ thể hoạch định chính sách.
Tuỳ vào từng loại chính sách thì có các mục tiêu khác nhau hay một chính sách có nhiều mục tiêu, nhưng trong đó cần phải có mục tiêu trọng tâm và mục tiêu bộ phận nhưng nhìn chung một chính sách không nên có quá  nhiều mục tiêu, và khi thể hiện mục tiêu cần thận trọng vì trong thực tế có rất nhiều chính sách không diễn tả được mục tiêu và có thể làm sai lệch mục tiêu của chính sách
Biện pháp của chính sách là phương tiện để đạt được mục tiêu của chính sách, nó bao gồm các biện pháp như sau:
Cơ chế tác động của Nhà nước đến các đối tượng thực thi chính sách giúp cho họ hoạt động theo mục tiêu quản lý
Các biện pháp cụ thể mang tính giáo dục thuyết phục tính kinh tế hay hành chính trong từng mục tiêu của chính sách
Các biện pháp tổ chức thực thi chính sách nó thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước các cấp để triển khai phối hợp thực  hiện chính sách
Các biện pháp chính sách phải luôn hướng tới mục tiêu, coi mục tiêu là động lực của biện pháp chính sách, phù hợp với điều kiện và hành động thích ứng với cơ chế vận hành trong từng thời kỳ nhưng các biện pháp cần trình bày ngắn gọn, cô đọng phản ánh bản chất của biện pháp chính sách
Thời hạn duy trì chính sách việc xác định thời hạn duy trì chính sách có ý nghĩa với cả Nhà nước và đối tượng thực thi chính sách Nếu có giới hạn về thời gian thì mới làm cho cơ quan Nhà nước nỗ lực tìm kiếm các biện pháp tổ chức thực hiện chính sách tối ưu để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời giúp Nhà nước chủ động tìm kiếm các nguồn lực cho thực thi chính sách. Ngoài ra duy trì thời hạn chính sách còn giúp củng cố lòng tin của người thực thi chính sách vào Nhà nước và giúp họ chủ động tham gia thực hiện chính sách vì lợi ích của mình và xã hội.
Ví dụ minh hoạ: chính sách phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Lý do hoạch định: giải quyết những vấn đề kém phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Căn cứ hoạch định:                 
Nguồn lực của đất nước
Kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển nền kinh tế thị trường.
Sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế thị trường
Mục tiêu chính sách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu về kinh tế phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Biện pháp chính sách: các văn bản pháp luật điều chỉnh về nền kinh tế thị trường như phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa thị trường, thu hút đầu tư
Thời hạn duy trì chính sách đến khi đạt được nền kinh tế phát triển hiện đại, công nghiệp hoá được đất nước.

Câu 31: Trang thiết bị cho phân tích chính sách có  vài trò gì? cần tổ chức quản lý sử dụng trang thiết bị kỹ thuất cho phân tích chính sách như thế nào để có hiệu quả.
- Vai trò trang thiết bị kỹ thuật cung cấp cho hoạt động phân tích chính sách bao gồm :
+ Bất động sản các vật kiến trúc và yếu tố gắn liên với nó .
+ Động sản thiết bị xe , máy , vật tự , ngyuên , nhân vật liệu .
+ kỹ thuật công nghệ .
+ cơ cấu trang thiết bị kỹ thuất .
+ Do yêu cầu của cộng tác phân tích chính sách về số lượng , chất lượng và thời hạn hoàn thành công việc trong số lượng chất lượng nhân lực có hạn , đòi hỏi phải  có trang thiết bị kỹ thuật . Công nghệ là tất yếu của cơ quan đồng thời  đó cũng là đòi hỏi của đời sống XH ngày càng phát triển , phức tạp , có nhiều yếu tố ảnh hưởng đề chính sách và thức thi chính sách .
_ Quản lý sử dụng trang thiết bị kỹ thật .
Trang thiết bị kỹ thuật fục vụ cho quá trình phân tích chính sách công đều thuộc sở hữu NN , bởi vậy việc sử dụng quản lý có hiệu quả các yếu tố này là trách nhiệm cảu XH mà trực tiếp là các cơ quan trong hệ thống phân tích chính sách . Đề sử dụng tốt các yếu tố trang thiết bị kỹ thuật cho phân tích chính sách cần fải :
+ Có quy chế cụ thể về quản lý sử dụng trang thiết bị kỹ thuật .
+ Phân cấp tiêu chuẩn trang thiết bị cho các hệ thống phân tích chính sách .
+ Lập kế hoạch cung ứng trang thiết bị kỹ thuật hàng năm .
+Khuyến khích đổi mới kỹ thuật công nghệ trong phân tích chính sách .

Câu31: Anh chị hãy trình bày các mô hình hoạch định chính sách và cho biết ưu, nhược điểm của mỗi loại mô hình.
Để có được một chính sách tốt các nhà hoạch định phải tiến hành xây dựng thiết kế theo những cách khác nhau tuỳ vào điều kiện và khả năng cụ thể trong thực tế thì có các phương pháp hay mô hình hoạch định như sau:
Hoạch định chính sách theo phương pháp tiến hoá đây là mô hình vận động từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện  nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội
Hoạch định theo mô hìn tiến hoá thực chất là xây dựng một chính sách mới trên cơ sở các chính sách cũ như chính sách giảm nghèo  là chính sách tiếp tục của xoá đói.
Mô hình này có các ưu điểm như sau:
Để thực hiện với người hoạch định và thực thi
Tiết kiệm chi phí, công sức, tiền của cho hoạch định chính sách
Nhanh chóng được ban hành
ít gây xáo trộn cho đời sống xã hội và bộ máy quản lý chính sách của Nhà nước
Tuy vậy nó cũng có một số nhược điểm:
Chính sách được hoạch định theo mô hình tiến hoá thường không tạo được những biến đổi lớn, những bước ngoặt lớn làm thay đổi bộ mặt xã hội
Hạn chế tính năng động, sáng tạo của nhà hoạch định và cả người thực thi chính sách
Chính sách mới thường là bị động và tồn tại không lâu
Hoạch định chính sách theo phương pháp độc lập đây là phương pháp khác với phương pháp tiến hoá mà nó  là biện pháp hoạch định những chính sách mới chưa từng tồn tại trong thực tế  mà nó tinh tế hơn các chính sách đang tồn tại cả về mục tiêu và biện pháp, vì các nhà hoạch định không lệ thộc vào các chính sách hiện có
Phương pháp này có ưu điểm
Có tính cách mạng, tiến bộ để có thể tạo ra những bước đột phá làm thay đổi cơ bản tình hình thực tế
Do được xây dựng có hệ thống nên dễ dàng phát hiện những khuyết tật của chính sách, nhất là xác định các nguyên nhân ảnh hưởng
Thúc đẩy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm kiếm các cơ chế biện pháp thực thi chính sách của cả chủ thể và đối tượng chính sách
Chu động tác động đến đời sống xã hội một cách ổn định lâu dài
Thường mang lại hiệu quả lớn hơn các chính sách hiện có
*Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là thời gian hoạch định lâu
Do chính sách mới chưa từng tồn tại trong thực tế nên khó thực hiện
Có thể gây xáo trộn lớn về tổ chức thực thi chính sách
Như vậy có thể thấy mô hình độc lập có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng nó cũng có ưu điểm không phải là nhỏ nhất là với chủ thể có năng lực hoạch định chính sách chưa cao vì vậy m ô hình này chỉ có thể là ở những nước phát triển cao.
Hoạch định chính sách theo phương pháp hỗn hợp
Hai mô hình trên cũng có ưu điểm, nhược điểm trái ngược nhau do đó các nhà nghiên cứu đã kết hợp chúng lại để phát huy tốt nhất những ưu điểm và hạn chế nhược điểm khi xây dựng chính sách và tạo nên mô hình hỗn hợp
Khi thực hiện mô hình hỗn hợp các nhà hoạch định chính sách cần phân tích các chính sách hiện có để tìm được những ưu điểm để kết hợp với kết quả tìm kiếm mô hình theo nguyên lý nhằm xây dựng được mô hình mới đáp ứng yêu cầu quản lý .
Căn cứ vào ưu điểm, nhược điểm của các mô hình trên và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia thì Nhà nước chủ động lựa chọn mô  hình thích hợp.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top