Câu26: Trình bày nội dung tổ chức hệ
thống phan tích chính sách. Liên hệ thực tế ở nứoc ta.
Nội dung tổ chức hệ
thống phân tích chính sách.
ý 1 xem toàn bộ câu 1
đề 13
ý 2 các yếu tố cấu
thành hệ thống phân tích chính sách. Muốn cho các hoạt động phân tích chính
sách diễn ra thông nhất theo ướng chung thì hệ thống phân tích chính sách phải
được hình thành đây đủ theo một hệ thống bao gồm:
Các yếu tố thuộc về tổ
chức bao gồm các yếu tố hợp thành hệ thóng theo mộ quy mô và cơ cấu nhất định
để tạo lập nên hình thức và nội dung của hệ thống. Các yếu tố về tổ chức phải
phù hợp với hệ thống phân tích chính sách về tính chất, đặc điểm, điều kiện tồn
tại
Tuỳ theo chu kỳ sống
của chính sách mà các yếu tố t/c cấu thành hệ
thống chính sách về mặt lượng bao gồm các yếu tố
Nhân sự là yế tố chủ
yếu hàng đầu quyết định đến sự tồn tại của hệ thống
Cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động phân tích chính sách đây là yếu tố trợ giúp cho
nhân sự làm công tác phân tích chính sách .
Nguồn lực tài chính để
duy trì các hoạt động phân tích thường xuyên
Thông tin để tạo chất
liệu cho quá trình phân tích
Những yếu tố trên là
tạo nên quy mô của hệ thống hay là hình thức của hệ thống. Nhưng muốn độc lập
với các hệ thống khác thì hệ thống này còn phải đảm bảo về mặt nội dung.
Cơ cấu tổ chức của hệ
thống là việc bố trí các yếu tố về lượng theo một trật tự nhất định phù hợp với
yêu cầu hoạt động phân tích chính sách
Mối quan hệ giữa các
yếu tố cấu thành hệ thống. Đây là yếu tố xác lập được chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn của hệ thống.
Chức năng nhiệm vụ của
hệ thống được xác định trên cơ sở mục đích hoạt động của hệ thống
Các yếu tố vận hành hệ
thống
Cơ chế vận hành để quy
định về nguyên tắc tác động giữa các yếu tố cấu thành hệ thống bao gồm trật tự
và mức tác động
Thể chế tổ chức và
hoạt động để tạo hành lang pháp lý cho sự ổn định và phát triển của tổ chức hệ
thống.
Hệ thống phân tích
chính sách chính thức
Hệ thống phân tích
chính sách ở Trung ương. Hệ thống phân tích chính sách được tổ chức phù hợp với
yêu cầu quản lý chính sách của Nhà nước. Theo phân cấp quản lý thì Quóc hội và
chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách công trên cơ sở các cấp,
các ngành đệ trình dự án chính sách. Còn chính phủ và các cấp ngành ở TW tổ
chức triển khai chính sách ở cấp vĩ mô
Hệ thống phân tích
chính sách ở TW bao gồm:
Bộ phận phân tích sáng
kiến chính sách.
Bộ phận phân tích đề
trình chính sách
Bộ phận phân tích
hoạch định chính sách
Bộ phận phân tích
triển khai sách
Bộ phận phân tích điều
chỉnh và thực thi chính sách
Việc bố trí xây dựng
hệ thống phân tích chính sách ở TW nên gắn với chức năng quản lý vĩ mô về chính
sách đẻ thực hiện đúng chức năng quản lý vĩ mô và không gây chồng chéo trong
phân tích chính sách với các cơ quan ở địa phương.
Hệ thống phân tích
chính sách ở địa phương. Việc xây dựng hệ thống phân tích chính sách ở địa
phương là tất yếu khách quan vì muốn biết chính sách có phát huy tác dụng hay
không thì phải theo dõi chính sách được thực thi như thế nào ở cơ sở nào. Hơn nữa các địa phương lại nhiều nên hệ thống chính
sách ở TW không đảm đương nổi nên việc cần thiết là phải lập hệ thống này ở các
địa phương để họ tự quản lý và chủ động điều phối việc triển khai thực thi
chính sách theo yêu cầu quản lý đặc thù. Mặc dù vậy hệ thống này ở địa phương
không thể bất đồng với TW, theo đó hệ thống phát triển ở địa phương bao gồm:
Bộ phận triển khai
chính sách ở địa phương
Bộ phận phát triển tổ
chức thực thi chính sách ở địa phương
Các bộ phận này theo
dõi đánh giá tình hình thực thi chính sách trên địa bàn thông qua những thông
tin thu thập từ thực tế hay do cấp dưới cung cấp và thông tin này sẽ được dùng
để điều chỉnh, chính sách tại TW khi cần thiết.
Hệ thống phân tích
chính sách phi chính thức
Bộ phận phân tích
chính sách của các tổ chức xã hội, tham gia khi chính sách đó có ảnh hưởng hay
liên quan đến quyền lợi của tổ chức mình, nên các tổ chức này thường thành lập
bộ phận phân tích tạm thời khi hoàn thành họ sẽ giải tán.
Bộ phận phân tích
chính sách của các nghiệp đoàn
Bộ phận phân tích
chính sách của các cá nhân, do các cá nhân là đối tượng điều chỉnh thường xuyên
của các chính sách nên họ có thể tham gia vào công tác phát triển.
Quan hệ giữa các hệ
thống phân tích chính sách công
Quan hệ nội bộ của
từng hệ thống có quan hệ này là do trong một hệ thống các bộ phận độc lập tương
đối với nhau, cho nên chúng có quan hệ qua lại theo các nguyên tắc nhất định
như ở trung ương, các bộ phận quan hệ chặt chẽ, logic và biện chứng với nhau
trong phạm vi vĩ mô
Còn trong hệ thống
phân tích chính sách ở địa phương, các bộ phận kết nối liên hoàn, thống nhất
phù hợp với từng địa bàn
Quan hệ thống nahát
giữa các hệ thống thể hiện ở quan hệ chỉ đạo điều hành, quan hệ phối hợp giữa
các hệ thống phân tích chính sách, quan hệ hỗ trợ thúc đẩy
Quan hệ giữa hệ thống
với môi trường là quan hệ quan trọng vì sự thay đổi của môi trường sẽ kéo theo
hay tác động lên hệ thống
Liên hệ: tự liên hệ
Câu 27: Anh (chị) hãy trình bày các bước tổ chức thực thi
chính sách. Trong các bước đó, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
1.Xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện chính sách.
- Đề xuất những mục
tiêu cần đạt được trong việc thực thi chính sách.
- Những biện pháp,
những cách thức tiến độ để đạt được những mục tiêu trong thực thi chính sách.
- Kế hoạch tổ chức
thực hiện:
+ Kế hoạch về tổ chức,
điều hành.
+ Kế hoạch cung cấp
nguồn vật lực.
+ Kế hoạch thời gian
triển khai thực hiện.
+ Kế hoạch kiểm tra,
đôn đốc thực thi chính sách.
3.Phổ bién, tuyên
truyền chính sách.
- Tuyên truyền vận
động nhân dân tham gia thực hiện chính sáchàhiểu rõ mục đích, yeu cầu của
chính sách; về tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác thực hiện theo yêu
cầu quản lý của NN.
- Tuyên truyền, vận
dụng thực thi chính sách được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình
thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua
các phương tiện thông tin đại chúng…
3.Phân công, phối hợp
thực hiện chính sách.
Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu
quả phảI tiến hành tiến công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp
chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá
trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.
4.Duy trì chính sách.
Duy trì chính sách là làm cho chính sách
tồn tại được và phát huy tác dụng trong môI trường thực tế. Muốn cho chính sách
được duy trì đòi hỏi phảI có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người
thực thi và môI trường tồn tại.
5.Điều chỉnh chính
sách.
Là một hoạt động cần thiết diễn ra thường
xuyên trong tiễn trìnhtổ chức thực thi chính sách, được thực hiện bởi cơ quan
NN có thẩm quyền.
Một nguyên tắc cần phảI chấp hành khi điều
chỉnh chính sách là: Để chính sách tiếp tục tồn tại chỉ được điều chỉnh các
biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu, hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo
yêu cầu thực tế. Nếu điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi
chính sách thì coi như chính sách không tồn tại.
6.Theo dõi kiểm tra,
đôn đốc việc thực hiện chính sách.
àGiúp nhà quản lý:
- Nắm chắc được tình
hình thực thi chính sách.
- Phát hiện những
thiếu sót để điều chỉnh.
- Tạo sự tập trung
thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách.
àGiúp cho các đối tượng thực thi:
- Biết được những hạn
chế của mìnhàđiều chỉnh, bổ sung.
- Nhận thức được đúng
vị trí của mình để họ yên tâm thực hiện có trách nhiệm công việc được giao.
- Nắm chắc được quyền
lợi, nghĩa vụ của mình.
7.Đánh giá tổng kết
rút kinh nghiệm.
Là vo\iệc xác nhận kết quả tác động của
chính sách đến đời sống kinh tế - xã hội cùng với việc đánh giá những chi phí
nguồn lực cho việc thực thi chính sách. Việc đánh giá chính sách có thể được
tiến hành theo từng giai đoạn thông qua những chương trình, dự án và cũng có
thể được đánh giá tổng thể khi kết thúc thực thi chính sách.
*Trong các bước tổ
chức thực thi chính sách trên, có thể thấy bước xây dựng kế hoạch triển khai
thực thi chính sách là bước quan trọng nhất. Đây chính là bước đầu tiên làm cơ
sở cho các bước tiếp theo. Trong bước này đã dư kiến đã việc triển khai thực
hiệh, cả kế hoạch phân công thực hiện, kế hoach kiểm tra, đôn đốc thực chính
sách.
Tổ chức thực thì chính sách là quá trình
phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch,
chương trình để các cơ quan NN triển khai thực hiện chính sách một cách chủ
động hoàn toàn. Đây chính là khâu quan trọng nhất trong tiến trình tổ chức thực
thi chính sách.
Câu28: Người
làm phân tích chính sách công cần phải có những tiêu chuẩn nào về phẩm chất,
năng lực.
Hoạch định chính
sách là một công tác đặc biệt và nó hết
sức quan trọng vì vậy đội ngũ làm công tác này cần phải có một số những tiêu
chuẩn chuyên biệt như sau:
Các tiêu chuẩn là phẩm
chất thì người làm phân tích chính sách phải trung thành với định hướng của Nhà
nước để tránh làm biến dạng mục tiêu chính sách công, phải trung thực để không
làm sai lệch kết quả phân tích, phải chí công vô tư để không thiên vị cho các
nhóm lợi ích trong xã hội, có tác phong năng động nhanh nhẹn sáng tạo trong công tác để kịp
thời phân tích những vấn đề phát sinh, giúp điều chỉnh kịp thời chính sách
tránh được hậu quả cho xã hội.
Người phân tích chính
sách cần phải có ý thức chín trị, biết kiếm chế bản thân trong các hoàn cảnh
bất thường hay trong các mối quan hệ đặc biệt. Trong từng thời kỳ người phân
tích cần phải biết tiếp thu quan điểm phát triển của giai cấp cầm quyền để tự
điều chỉnh hoạt động của mình theo định hướng, biết giữ bí mật từ những thông
tin khám phá được trong hoạt động phân tích
Các tiêu chuẩn về năng
lực trong đó năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì người phân tích phải có kiến
thức, hiểu biết không chỉ về phân tích chính sách mà còn về nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác để xem xét, đánh giá các vấn đề một cách toàn diện
Có kiến thức tổng hợp
để khâu nối những kết quả phân tích từ các quá trình đơn lẻ thành những thông
tin hữu ích cho chủ thể quản lý. Đồng thời có khả năng tiếp cận và làm chủ các
phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại để ứng dụng vào phân tích chính sách.
Về năng lực dự báo.
Người phân tích chính sách phải có lăng lực suy xét, phán đoán, các hiện tượng
trên cơ sở khoa học, có khả năng dự báo chính xác về các quy luật vận động các
yếu tố để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến chính sách giúp
chủ thể quản lý có hiệu quả chính sách công.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: