Câu23:
Anh,chị trình bày vị trí, ý nghĩa của thực thi chính sách.
Tổ chức thực thi chính
sách là toàn bộ quá trình chuyển hoá ý chí của chủ thể trong chính sách thành
hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng
Tổ chức thực thi chính
sách có vị trí rất quan trọng, nó là một khâu hợp thành chu trình chính sách,
nếu khuyết thiếu công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại vì nó
là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống
nhất là với hoạch định chính sách, bước này là bước quan trọng không thể thiếu
vì nó là khâu hiện thực hoá chính sách vào đời sống xã hội. Chúng ta đều nhận
thấy hoạch định một chính sách tốt là hết sức khó khăn và trải qua rất nhiều
công đoạn nhưng cho dù chính sách có tốt đến mấy nhưng không được tổ chức thực
thi hay thực thi kém thì nó cũng không mang lại hiệu quả, không đạt được mục
tiêu mà uy tín của Nhà nước còn bị ảnh hưởng. Như vậy qua sự phân tích trên thì
chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của thực thi chính sách công là sự
biến trải của thái độ ứng xử của Nhà nước đối với các đối tượng quản lý.
Tổ chức thực thi chính
sách để từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung. Mục tiêu
của chính sách có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực nên không thể cùng
một lúc giải quyết hết tất cả mà phải lần lượt, và việc thực thi chính sách
công giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ biến chứng với mục tiêu chung do
đó nó có thể giải quyết các vấn đề đặt ra
Trong thực tế mục tiêu
chính sách chỉ có thể đạt được thông qua thực thi chính sách, đồng thời các mục
tiêu của chính sách có quan hệ và ảnh hưởng đến mục tiêu chung
Thựcthi chính sách để
khẳng định tính đúng đắn của chính sách có nghĩa là chính sách này được thực
thi triển khai rổng rãi trong đời sống xã hội và được xã hội chấp nhận thì điều
này cũng phản ánh tính đúng đắn của chính sách này và ngược lại
Qua thực thi giúp
chính sách ngày càng hoàn chỉnh vì chúng ta đều biết chính sách do một tập thể
hoạch định nên, nhưng cũng không tránh khỏi ý kiến chủ quan làm ảnh hưởng tới
hiệu quả của chính sách, để khắc phục điều này thì khi chính sách được thực thi
thì qua đó rút kinh nghiệm và chỉnh sửa để hoàn thiện chính sách.
Câu24: Khi
phân tích chính sách, nhà phân tích thường sử dụng các tiêu chí nào? Liên hệ
thực tế Việt Nam?
Tiêu chí là công cụ đo
lường kết quả đạt được của mục tiêu việc lựa chọn loại tiêu chí nào sẽ được sử
dụng trong quá trình phân tích phụ thuộc vào bản chất của vấn đề vào mục tiêu
của chính sách nhưng nhìn chung trong phân tích có 4 nhóm tiêu chí như sau:
Nhóm tiêu chí đánh giá
về khả năng kỹ thuật, trong nhóm này có 2 tiêu chí quan trọng hàng đầu là hiệu
lực và sự tương xứng
Tiêu chí hiệu lực: đây
là tiêu chí đánh giá chính sách lựa chọn xem đã dự kiến được những ảnh hưởng
của chính sách hay chưa. Các tiêu chí hiệu lực là vô cùng phức tạp, nó bao gồm
một số nội dung quan trọng như:
chính sách sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các
đối tượng thụ hưởng nó có ảnh hưởng trước mắt hay lâu dài có thể định lượng hay
không, phù hợp hay không.
chính sách có ảnh
hưởng trực tiếp là những chính sách đạt được mục tiêu mà nó đề ra, còn ảnh
hưởng gián tiếp là những ảnh hưởng không liên quan đến các mục tiêu đề ra
Một số tiêu chí hiệu
lực có thể được đo lường bằng phương pháp định lượng còn các tiêu chí khác đo
lường bằng các phương pháp khác nhau.
Tiêu chí tương xứng:
đây là những tiêu chí để xem xét những ảnh hưởng của chính sách có tương xứng
với các mục tiêu đề ra hay không, chính sách có đủ điều kiện để đặt ra. Tiêu
chí tương xứng sẽ xác định, tính toán xem với nguồn lực sẵn có thì giải pháp
lựa chọn sẽ thực hiện được ở mức độ nào.
Nhóm tiêu chí đánh giá
tính khả thi về kinh tế, tài chính. Trong nhóm tiêu chí này có 3 têu chí quan
trọng đó là lợi ích chi phí vô hình là những cái không tính toán, định lượng
được, lợi ích và chi phí hữu hình là những cái có thể tính toán được, chuyển
đổi ra các đơn vị tiền tệ để đánh giá.
Trong quá trình phân
tích và đánh giá các tiêu chí thì tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
Phân tích các yếu tố
khả thi về mặt kinh tế của chính sách lựa chọn
So sánh chính sách lựa
chọn với các chính sách đã được tiền tệ hoá khác trên một bình diện tổng thể.
Các tiêu chí đánh giá
theo nguyên tắc kinh tế bao gồm các tiêu chí như thay đổi giá trị thuần là
những thay đổi về tài sản của một chủ thể nào đó
Nhóm tiêu chí đánh giá
hiệu quả kinh tế có nghĩa là các lợi ích đạt được với việc sử dụng tối thiểu về
nguồn lực
Chi phí lợi ích là
công cụ đo lường có hiệu quả và rất linh hoạt, nó thể hiện qua các phép đo như
xác định tính khả thi về kinh tế, lấy chiết khấu của lợi ích chia cho chi phí,
lấy tổng chiết khấu của lợi ích trừ đi tổng chiết khấu của chi phí trong suốt
thời gian thực hiện chính sách, khả năng sinh lời, hiệu lực chi phí
*Các tiêu chí đánh giá
tính khả thi về chính trị.
Tiêu chí này rất quan
trọng đối với việc chính sách có được hệ thống chính trị chấp nhận hay không,
vì nếu không nó sẽ khó mà thực thi hiệu quả.
ở nhóm tiêu chí này
thường đề cập tới các tiêu chí cụ thể như sau:
Khả năng được chấp nhận
là một chính sách có được các nhà lãnh đạo cấp trên chấp nhận trong quá trình
thông qua chính sách hay không
Tính thích hợp là khả
năng chấp nhận việc giải quyết vấn đề, đó là liệu các mục tiêu của chính sách
có phù hợp với các giá trị của cộng đồng hoặc xã hội không
Tính trách nhiệm là
tinh thần trách nhiệm đối với vấn đề chính sách của những người có liên quan,
tính trách nhiệm có mỗi tương quan với khả năng chấp nhận và tính thích hợp.
Tính hợp pháp có thể
xem xét ngay khi xác định tiêu chí chính trị
Tính công bằng, tiêu
chí này cũng được xem như là một tiêu chí chính trị khi những tác động khác
nhau do việc thay đổi chính sách mang lại có ý ngiã quan trọng.
Khi sử dụng các tiêu
chí có tính khả thi về chính trị trước khi xây dựng và đánh giá các chính sách
lựa chọn thì sẽ giúp cho các chính sách này phản ánh được các yêu cầu chính trị
và thành công.
Tiêu chí tác nghiệp
hành chính:
Đây là một tiêu chí
không thể thiếu, vì thiếu nó thì các tiêu chí trên không có năng lực để truyển
tải chính sách vào cuộc sống.
Nhóm tiêu chí tác
nghiệp hành chính bao gồm quyền lực là tiêu chí cần thiết để thực thi chính
sách
Trách nhiệm pháp lý là
tiêu chí vô cùng quan trọng đối với cả cấp trên và cấp dưới.
Tiêu chí năng lực,
tiêu chí này vừa là năng lực nhân sự vừa là năng lực tài chính vì thế nó rất
cần thiết cho việc thực thi chính sách công.
Sự ủng hộ của các tổ
chức nó cũng là một tiêu chí quan trọng bởi vì rằng thực thi sẽ không đạt kết
quả nếu chỉ có quyền lực của người có trách nhiệm.
Liên hệ Việt Nam
Câu25: Anh chị hãy cho biết sự cần thiết phải tổ
chức công tác phân tích chính sách.
Tổ chức công tác phân
tích chính sách là một khâu hết sức quan trọng, vì công tác này giúp cho hoạt
động phân tích chính sách diễn ra thuận lợi, đúng theo quy định và đạt kết quả
mong muốn
Hơn nữa việc tổ chức
công tác phân tích chính sách là cần thiết vì mặc dù chính sách do Nhà nước ban
hành, bao gồm rất nhiều loại khác nhau phục vụ cho các ngành khác nhau nhưng nó
vẫn được tạo thành một thể thống nhất về mục tiêu, cơ chế tác động. Thể chế tác
động lên các đối tượng… do đó khi phân tích
chính sách cần tổ chức cho nhất quán.
Mục tiêu của các hoạt
động phân tích chính sách là để không ngừng hoàn thiện chính sách của Nhà nước
cả về thể phân tích chính sách cũng phải phục vụ cho mục tiêu đó, nhưng khi
thực hiện các chính sách mục tiêu này bị phân nhỏ thành các mục tiêu bộ phận
cho các chương trình dự án, nên người ta nhất thiết phải tổ chức công tác phân
tích để kết nối kết quả phân tích bộ phận thành một thể thống nhất.
Công tác tổ chức thực
thi chính sách diễn ra ở các ngành địa phương khác nhau là được thực hiện bởi
nhiều cơ quan Nhà nước các cấp khác nhau, nên trong thực tế dẫn đến kết quả
thực thi chính sách không giống nhau giữa các bộ phận khác nhau nên đôi khi có
cái nhìn và nhận thức trái ngược nhau về một chính sách. Để khắc phục cái nhìn
phiến diện này thì cần tổ chức công tác phân tích chính sách.
Như vậy qua những lý
do chủ yếu trên đây cho thấy muốn có sự thống nhất trong phân tích chính sách
thì trước hết phải tổ chức tốt công tác phân tích chính sách.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: