Mục tiêu và động lực
Một con chó săn đuổi được thỏ ra khỏi hanh, đuổi theo một mạch, nhưng mà vẫn không bắt được. Sơn dương nhìn thấy, cười chó săn: “Anh đuổi mãi mà không được, thỏ chạy nhanh hơn anh nhiều”.
Chó săn nhìn sơn dương trả lời: “Đó là vì tuy cả 2 cùng chạy, nhưng mục tiêu khác nhau. Tôi chay chỉ để kiếm một bữa cơm, còn nó chạy là để giữ mạng sống!”.
Bài học: Sức nặng của bữa cơm và tính mạng tất nhiên là khác hẳn nhau, mục tiêu khác nhau thì động lực cũng khác nhau.
Cạnh tranh và báo đáp
Người thợ săn nghe được nghĩ: chó săn nói đúng thật, nếu ta muốn có thêm nhiều con mồi, thì không thê chông chờ vào một con chó, phải nghĩ cách khác… đưa nó vào cơ chế cạnh tranh. Thế là, người thợ săn liền mua thêm mấy con chó nữa, con nào bắt được thỏ, sẽ được vài khúc xương, không săn được thỏ thì không được ăn. Cách này quả là có tác dụng, bọn chó săn tranh nhau bắt thỏ, vì chẳng con nào muốn nhìn kẻ khác ăn xương mà mình thì rỗng bụng. Cứ thế một thời gian, lại nảy sinh cấn đề. Thỏ lớn với thỏ nhỏ, bọn chó săn giỏi quan sát, đã phát hiện được cửa hang thì chỉ bắt thỏ bé. Dần dần, thợ săn thấy lạ, hỏi chó săn:
“Sao gần đây thỏ chúng mày bắt được ngày càng bé thế?”
Bọn chó săn trả lời: “Dù sao thì xương ông cho bọn tôi ăn có khác nhau là mấy, sao lại phải tốn sức bắt thỏ lớn?”
Bài học: Cạnh tranh trên thị trường phải được đảm bảo bằng cơ chế thưởng phạt công bằng đầy đủ, nếu không, hàng xấu lấn át hàng tốt, làm hiệu quả sản xuất đi xuống.
Hiện tại và tương lai
Thợ săn suy nghĩ một hồi, quyết định cải tiến chế độ phân phối. Cách làm cụ thể là: Chất lượng xương cho chó săn ăn mỗi ngày dựa vào chất lượng con mồi săn được, đồng thời cũng tính thành tích của lũ chó. Cứ sau một thời gian nhất định sẽ tiến hành thống kê tổng trọng lượng thỏ mà chó săn bắt được, dựa vào trọng lượng để đánh giá thành tích công tác, quyết định chính sách đãi ngộ thời gian đó.
Sau cải cách, bon chó săn lại tích cực trở lại, số lượng và trọng lượng của thỏ bắt được ngày càng cao. Người thợ săn rất vui mừng. Nhưng không lâu sau, lại nảy sinh vấn đề. Số lượng bọn chó săn bắt được lại giảm dần, mà càng là những con già nhiều kinh nghiệm thì làm càng uể oải. Người thợ săn nghĩ mà không hiểu, thế là lại đi hỏi bọn chó săn.
Chó săn nói: “Chúng tôi đã cống hiến thời gian mạnh khỏe nhất của cuộc đời cho ông rồi, nhưng thưa ông chủ, chúng tôi già theo thời gian, đến lúc chúng tôi không còn bắt được thỏ nữa, ông còn cho chúng tôi xương mà ăn không?”
Bài học: Phúc lợi cho nghỉ hưu và dưỡng lão chính là “khúc xương” dài kì.
Làm thuê và làm chủ.
Người thợ săn quyết định có thưởng theo công lao. Phân tích, tổng hợp trọng lượng và số lượng của tất cả thỏ mà chó săn bắt được, quy định nếu số thỏ vượt qua một số lượng nhất định, thì dù không bắt được thỏ, mỗi bữa cũng vẫn được lưỡng xương nhất định.
Bọn chó săn rất vui mừng, đều cố gắng đạt được số lượng mà thợ săn quy định. Sau một thời gian, cuối cùng đã có một số con chó săn đủ số lượng theo quy định. Khi đó, có một con nói: “Chúng tôi nỗ lực như thế, chỉ được có vài khúc xương, mà thỏ chung tôi săn được thì hơn mấy khúc xương nhiều, tại sao chúng tôi không thể tự đi săn thỏ chư?”. Thế là, có vài con chó rời bỏ người thợ săn, tư mình đi bắt thỏ.
Bài học: Nhân công và ông chủ lao động là một cặp đối lập vĩnh viễn, cuộc đấu tranh vì quyền lợi giữa hai bên sẽ không có hồi kết.
Cổ phần hóa
Người thợ săn nhận ra chó săn đang đi ra, mà những con bỏ đi làm chó hoang còn cạnh tranh thỏ với chó săn của mình. Tình hình ngày càng tồi tệ, người thợ săn bất đắc dĩ phải dụ một con chó hoàng, hỏi xem rốt cục thì làm chó hoang có gì hay hơn chó săn.
Con chó hoang trước đây vón là chó săn nói: “Làm chó săn thì suốt đời gặm xương, thịt bị ông lấy hết rồi!”. Nói đoạn lại thở dài: “Làm chó hoang cũng chả sung sướng gì! Có phải con chó hoang nào cũng được ăn thịt đêu đều đâu. Nhiều kẻ con không chăc có xương mà gặm bữa no lo bữa đói, nếu không thì tôi đã chả bị ông dụ dỗ bằng một miếng thịt”.
Thế là thợ săn tiến hành cổ phần hóa, để mõi con chó ngoài số xương cơ bản ra, thì còn nhận được n% lượng thịt thỏ săn được, ngoài ra thời gian phục vụ càng dài, cống hiến càng nhiều, tỉ lệ thịt sẽ tằng, lại có quyền hưởng m% tổng lượng thịt thỏ của thợ săn. Như vậy, chó săn và thợ săn cùng cố gắng, làm lũ chó hoang khổ không chịu nỗi, kiên quyết đòi quay lại đàn chó săn.
Bài học: Nhân công cũng xuất sắc thì cing muốn làm ông chủ, cách tôt nhất là: không để họ ra ngoài làm ông chủ, mà cho họ làm chủ ngay trong công ty. Cho họ một chút cổ phần, để họ có cảm giác làm chủ. Nhưng nhất định bạn phải làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Chỉ có quyền lợi mãi mãi, không có tình bạn mãi mãi.
Ngày qua ngày thỏ ít dân, lợi nhuận của người thợ săn giảm dần, mà những con chó già làm cổ đông già đến nỗi không bắt nổi thỏ, nhưng không chút lo nghĩ, hưởng số thức ăn mà chúng cho là chúng đáng dượng hưởng. Cuối cùng vào một ngày nọ người thợ săn không nhẫn nhịn nổi nữa, đuổi hết chúng ra khỏi cửa, vì thợ săn cần những con chó trẻ trung mạnh khỏe, đào tạo, cân nhắc, bồi dưỡng, cho hưởng cổ phần… một vòng tuần hoàn mới lại bắt đầu.
Những hãy chú ý những cóng chó bị đá ra khỏi của đã không còn là những con chó chỉ biết săn thỏ, bán sức kiếm cơm nữa. Chúng có một khoản bồi dưỡng và tích trữ, có kinh nghiệm lập công ty, thế là chúng thành lập một công ty chó săn. Chúng liên kết để tuyển một loạt chó hoang, dạy chúng kĩ thuật săn thỏ, rồi thu phí quản lý số thỏ săn được. Sau khi trải qua giai đoạn lập nghiệp gian khổ, chúng đã có một liên minh chó hoang mạnh mẽ, Công ty bắt đầu có lợi nhuận. Một năm sau, chúng mua lại tài sản của người thợ săn…
Lại một thời gian sau, những công ty tương tự mọc lên như nấm sau mưa, không khí cạnh tranh trở nên náo nhiệt.
Trước tình hình kinh doanh xấu đi, những con chó biết nhìn xa đã chuyển hướng công ty, chuyển sang viết sách. Sau khi cuốn tự truyện đầu tiên được thành công, chúng mạnh dạn đặt chân vào lĩnh vực văn hóa, xuất bản một loạt sách hướng dẫn nâng cao kĩ thuật chó săn và bán rất chạy, rồi còn đem chuyện của những con chó già lên phim, tô vẽ ly kỳ hấp dẫn…
Bài học: Lao động chân tay bao giờ cũng được phần ít nhất, kẻ kiếm được nhiều tiền là những ông chủ lao động trí óc mua bán tài nguyên, và còn phải phải phân biệt tiên đoán trước thời đại.
Lời Bình: Hãy nhớ lấy 6 quy tắc kinh doanh trên, nó giúp bạn nắm vững những quy luật căn bản của nền kinh tế thị trường.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top