Phân biệt rõ phải trái đúng sai là một trong những phẩm chất tốt của người trẻ tuổi. Song, không phải ở bất cư tình huống nào cũng có thể nhất nhất như một. Làm việc nơi cống sở, nếu bạn lúc nào cũng muốn đúng sai phân minh thì không chỉ không giải quyết được việc mà lại còn làm người khác khó chịu, lúc đấy bạn nên hiểu một quy tắc khác tại công sở: Không nên phân biệt quá rạch rõ phải trái đúng sai.
Tình huống 1: Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình quân nhân, từ nhỏ đã được giáo dục làm người phải đúng sai phân minh. Ở trường, với tính cách ấy toi thường đắc tội với một số người nhưng họ đề chịu đựng được. Sau khi đi làm thì các đồng nghiệp và ông chủ không chấp nhận được tôi. Tôi thật ra bản tính lương thiện, làm việc cũng chăm chỉ, chỉ thỉnh thoảng vì công việc mà có xích mích, tranh cãi với lãnh đạo và đồng nghiệp. Nhưng tranh cãi xong, tôi liền quyên rất nhanh, còn người khác lại không thế, cho nên dù thành tích làm việc có tốt, nhưng khi bình chọn dân chủ thì thường không tăng cấp, tăng lương được.
Có một lần, tôi đưa bản kế hoạch cho sếp ký. Ngày hôm sau, khi hỏi tôi, ông ấy lục khắp tủ rồi nhún vai nói: “Xin lỗi, tôi từ trước đến giờ chưa nhìn thấy bản kế hoạch ấy”.
“Chưa từng nhìn thấy, thế vừa nãy ông tìm gì vậy? Rõ ràng là ông nói dôi”. Tôi lập tức nói thẳng ra: “Một giờ chiều hôm qua tôi đã mang đến. Khi đó, ông còn đang say rượu, mặt thì đỏ, nhất định là ông đã uống quá chén, trên tay vứt bản kế hoạch vào máy hủy giấy”. Ông chủ lập tức đỏ mặt, tức giận nói: “Tôi nói không nhìn thấy là không nhìn thấy. Ngoài ra, hãy nhớ rõ, tôi uống rượu không phải là phạm vi quản lý của anh”. Tôi vừa bước ra thì thư ký của sếp Sandy liền nói: “Anh thật là, đi in lại một bản khác cho ông ký là xong, hà tất gì anh phải tranh cãi xem ai đúng ai sai? Anh xem, ông ấy sẽ không ký cho anh đâu?”.
Quả vậy, sếp không bằng lòng lắm với bản kế hoạch này, phải làm lại đến lần thứ ba sếp mới ký.
Phân tích: Là một nhân viên cấp dưới bạn nên học cách xem xét sự việc từ góc độ của cấp trên. Khi cấp trên do sơ ý hoặc làm sai một việc nhỏ nào đấy, để giữ hình ảnh người lãnh đạo mà ông ấy có thể đổ lỗi cho bạn. Khi đó, nếu bạn nhận cái lỗi đó để khiến ông ấy không mất mặt thì ngay lập tức sếp sẽ nghĩ bạn là người đáng tin cậy, có thể trông chờ được. Ngược lại, nêu bạn cứ muốn phân rõ đúng sai khiến ông ấy mất mặt thì lập tức bị mang tiếng là hay cãi cấp trên.
Ghi nhớ: “Không cần phân rõ đúng sai” chỉ giới hạn trong những lỗi nhỏ như mất văn bản, quên thời gian họp, gọi nhầm tên khách. Nếu là lỗi ảnh hưởng đến kinh tế cuẩ công ty thì khi ông ấy muốn đổ trách nhiệm lên bạn, bất luận thế nào cũng phải làm rõ cho đúng sai.
Tình huống 2: Trưởng phòng muốn gây khó khăn cho bản kế hoạch xúc tiến bán hàng đợt mùa xuân này của bạn. Đúng lúc đó, ông chủ triệu tập phong kinh doanh họp, bạn tiện đưa ra bản kế hoạch của mình. Sếp rất tán thành. Trưởng phòng lập tức thay đổi, nói: “Đây là bản kế hoạch mà sáng nay tôi bảo cô ấy làm, tôi cũng cho rằng nó rất tốt và chuẩn bị cho đi thực hiện”. Ý tứ dường như là bản kế hoạch đó có công của trưởng phòng. Tôi tức giận, lập tức nói: “Tổ trưởng thật ra không bằng lòng đâu, còn muốn tôi đi sửa”. Trưởng phòng liền đỏ mặt. Không ngờ ông chủ lại nói: “Có thể còn có bản kế hoạch khác hay hơn, bộ phận kinh doanh hãy cùng nhau nghiên cứu nhé!”. Thật không thể hiểu tại sao lãnh đạo lại không phân biệt rõ đúng sai như thế!
Phân tích: Mỗi thành tích của cấp dười đều có công lao của cấp trên, bạn không nên hẹp hòi mà cho rằng làm như vậy là đã chiếm dụng thành quả của bạn. Nếu bạn vạch trần ông ấy ngay tại chỗ thì sau này, trong công việc ông ấy sẽ gây khó dễ ngay tại chỗ của bạn. Mà thường thì lãnh đạo và đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn là thành viên thiếu tinh thần làm việc đoàn kết.
Ghi nhớ: Sau chuyện này, khi bạn đứng riêng cùng cấp trên hãy cười hỏi tại sao lại không đồng ý với ý kiến của bạn, để biểu thị rõ trong lòng bạn cũng có tính toán cho ông ấy.
Tình huống 3: Trong số các đồng nghiệp, Lý và tôi có quan hệ tốt nhất, cô ấy là một trong những nhân viên lâu năm làm việc ở bộ phận này, và có quan hệ không tốt với một nhân viên lâu năm khác, tên là Chung. Bởi vì Chung lớn hơn tôi tận mười mấy tuổi nên tôi rất ít khi nói chuyện với anh. Nhưng Lý lại rất hiểu những việc linh tinh, rối rắm của Chung, dường như vào giờ ăn trưa mỗi ngày, cô ấy đều kể cho tôi nghe những chuyện xấu từ thói quen đến tác phong của Chung. Theo lời Lý thì Chung là người chẳng có điểm nào tốt lại còn là người rất buồn cười, không đáng tin cậy.
Mặc dù tôi không hiểu Chung lắm, nhưng bởi vì có quan hệ tốt với Lý nên tôi kiên quyết phản đối các ý kiến của Chung, đến gật đầu chào, tôi cũng chẳng gật. Có lần, chỉ có tôi và Chung ở phòng làm việc, tài liệu khách hàng của tôi bỗng không thấy, vậy mà tôi nhìn anh với đôi mắt lạnh nhạt, kể từ ấy, anh cũng không cởi mở với tôi nữa.
Không lâu sau, trưởng bộ phận được chuyển đến tổng công ty, Chung trở thành chủ quản mới. Lý sáng suốt giữ mình chuyển sang bộ phận khác, còn tôi vì quá trình công tác ngắn không chuyển được. Trước đây, đối xử lạnh nhạt với Chung như vậy, giờ thì không biết phải đối mặt như thế nào, sớm biết thế này thì đã không làm như vậy.
Phân tích: Trong cớ quan, ở bất cứ tình huống nào cũng chỉ rõ đúng sai thì rất không có lợi cho tiền đề của bạn. Khi mà đồng nghiệp nào đó tâm sự thì bạn nhất định phải có những phán đoán của mình, phải cân nhắc kỹ càng. Nếu anh ta là người bạn thật sự của bạn thì không nên ép buộc, yêu cầu bạn đi đối phó với người khác còn nếu anh ta là người luôn chọc ngoáy nói xấu người khác thì tốt nhất bạn không nên kết bạn với người này.
Ghi nhớ: Bất luận là lúc nào, cải thiện quan hệ với đồng nghiệp đều không bao giờ là muộn. Hãy thành tâm và chủ động quan hệ, nói chuyện với người đó.
Tình huống 4: Ở trong bộ phận kinh doanh thì Phi là người có phẩm chất không tốt nhất. Cô ấy không chỉ dùng thủ đoạn để giành khách hàng của người khác mà còn hay đi báo cáo sếp những chuyện trong bộ phận. Mọi người rất ghét và sợ cô ta.
Có một ngày, cô ta ngồi trong cơ quan trách móc người khách hàng đã dưng hợp đồng với cô ta, hoài nghi có người khác dở trò. Cô ta giả bộ rất đáng thương, nói: “Một người con gái trẻ như tôi vừa xinh đẹp, chẳng dựa vào ai để làm việc, phải làm việc dưới quyền mấy người. Nhưng tôi trước nay chưa từng cướp khách của ai, chẳng có gì đáng xấu hổ với lương tâm mình”. Mọi người đều không nói gì, trong lòng chỉ thầm cười. Trưởng phòng còn giả vờ nói vài câu an ủi. Nhưng tôi không thể chịu được, đành nói: “Có ai đưa cho túi nilong với, trưa nay ăn phải đồ hỏng, muốn nôn quá”. Kể từ đó, Phi luôn gây trở ngại cho tôi, còn thường nói xấu tôi với sếp.
Phân tích: Người mà thích dở trò sau lưng người khác quả làm mọi người ghét, song họ lại thường có khả năng gây hại rất lớn. Đối với những loại người như vậy thì hãy tránh hoặc trốn xa. Nếu tránh không được thì hãy dũng cảm đối mặt. Hãy nhớ, đừng tự mình rước họa vòa mình.
Ghi nhơ: Nếu họ xâm phạm tới lợi ích của bạn mà bạn có chứng cớ thì hãy làm rõ trăng đen, đúng sai. Nhất định là phải có đầy đủ chứng cớ, nếu không với tài ăn nói họ có thể thay trắng thành đen.
Tình huống 5: Thanh và tôi vào công ty cùng một thời điểm, áp lực công việc và hoàn cảnh của hai đứa khá giống nhau nên thường hay tâm sự.
Thời gian này, công việc của cô ấy không được thuận lợi lắm. Khách hàng thì bị Phi cướp, cô ấy đi báo cáo chủ quản thì chủ quản nói vì lợi ích công ty, khách hàng quan trọng như vậy thì nên để cho người lâu năm nhiều kinh nghiệm làm, Thanh có thể cùng Phi hợp tác làm hợp đồng này. Phiếu thanh toán đi mời cơm khách của Phi cầm về là được duyệt ngay, còn phiếu của Thanh thì thường bị chủ quản căn vặn hỏi han, lại còn nói dối với những khách nhỏ như vậy thì không nên mời đi ăn ở các tiệm sang trọng.
Mỗi lần, Thanh kể đều rất giống những gì tôi trải qua. Thế là, chúng tôi thường ngồi nói xấu chủ quản. Sau này, mỗi lần nói chuyện chủ đề chính luôn là về chủ quản.
Thanh trước khi xin thôi việc đã cãi nhau với chủ quản một trận, tiếng cãi nhau to đến nỗi mà chúng tôi tuy ở ngoài song nghe rõ mồn một. Sau khi cô ấy liệt kê một mạch những việc sai của chủ quản, thì chủ quản rất tức giận nói, tại sao trong những người mới đến, chỉ có cô là thấy mình không được đãi ngộ tử tế, chẳng nhẽ lại không nên xem mình có lỗi gì không à? Thanh nó: “Ai nói là chỉ có mình tôi? Lan cũng bị đối xử bất công đấy…”. Tôi ngồi ngoài mà như ngồi trên đống lửa, nghe cô ấy kể rành rọt những chuyện tôi và cô ấy nói xấu sau lưng chủ quản. Các đồng nghiệp thì nhìn tôi rất không đồng tình, cô ấy thì đi rồi còn tôi ở đây gánh chịu hậu quả.
Phân tích: Nói xấu cấp trên dường như đã trở thành sợi dây liên kết các đồng nghiệp lại, bình thường thì cũng không có gì đáng sợ. Nhưng khi đồng nghiệp trong lòng bị kích động, uất ức và muốn tìm kiếm sự giúp đỡ, thì tốt nhất là không nên tham gia. Anh ấy rất có thể trong một lần cãi nhau với cấp trên, không kiềm chế nổi mình sẽ nói hết những câu nói xấu về sếp của bạn ra.
Ghi nhơ: Đối với đồng nghiệp thì nên thường xuyên giúp đỡ, chia sẻ khi họ thổ lộ, tâm sự với mình thì bạn nên an ủi và phân tích, lí giải tại sao lại như vậy. Nếu cứ một mạch nói xấu sếp thì sẽ không có lợi cho bạn và cả người bạn kia.
Lời Bình
Trong công việc, đứng trước bất kỳ tình huống nào cũng không giống như ở trường học, trong gia đình. Đây là một cuộc chiến mà lợi ích rõ ràng, cho nên khi đã đi làm thì hãy thay đổi cách nghĩ như khi còn đi học.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top