Một năm trước, thông qua sự giới thiệu của bạn bè, Mạnh đến làm giám đốc tại một siêu thị mới mở. Đây là một siêu thị nhỏ nằm trong khu nhà chung cư, chủ yếu là bán đồ bếp núc, dụng cụ trong bếp ăn, bát đĩa, những sản phẩm sạch… Kể cả Mạnh thì số nhân viên cũng chỉ có 12 người.
Là giám đốc nên việc gì cũng phải do đích thân mình làm. Những việc lớn như hoạch định kế hoạch bán hàng, biểu đồ số lượng bán hàng để báo cáo tổng công ty đều do đích thân Mạnh làm. Nhưng những việc nhỏ như bố trí hàng hóa, nhận điện thoại đặt hàng hay công việc vệ sinh quầy hàng thì vốn lẽ đó không phải việc của Mạnh phải làm. Dưới sự chỉ đạo của Mạnh, đế tháng thứ ba cửa hàng đã bắt đầu thu được lãi.
Một giám đốc như vậy thì còn gì để chê? Nhưng tiền lương của anh chỉ có 1200 đồng. Người nhà hay bạn bè đều bảo thế là ít. Thế là, nhân một lần họp với tổng công ty, anh đã tìm với tổng giám đốc, vòng vo một lúc cũng nói ra yêu cầu muốn tăng lương, ông chủ nói: “Tôi rất hiểu, nhưng cũng phải suy nghĩ. Hãy vào họp cái đã”.
Mạnh nhẫn nại chờ đợi kết quả, vậy mà 2 tháng sau vẫn chỉ là những lời nói ấy. Có người bạn động viên nói: “Anh có năng lực như thế, việc gì mà không bỏ công ty ấy đi, tìm nơi khác lương cao hơn”. Anh nghĩ cũng phải, thế là viết một lá đơn xin từ chức gửi cho ông chủ.
Sau khi nhận được đơn, tổng giám đôc xem một lượt rồi nói: “Nước chảy chỗ trũng mà. Tôi sẽ đồng ý. Nhưng tôi muốn hỏi một câu, trước khi chuyển đi anh có bằng lòng giúp tôi một việc không?”. Mạnh tò mò hỏi việc gì. Ông ấy nói: “Rất đơn giản, hãy tuyển dụng một giám đốc khác thay thế anh. Toàn bộ quá trình tuyển dụng đều do anh quyết định, sau khi tìm được hãy đưa đến đây để tôi xem mặt là được”. Mạnh không cần suy nghĩ liền nói: “Không vấn đề”.
Anh lập tức viết ba bản quảng cáo tuyển dụng gửi đến tòa soạn. Sau 3 ngày quảng cáo tuyển dụng đăng, số người tìm đến rất nhiều có tận bốn, năm chục người. Anh chọn ra được 5 người và hẹn họ ngày phỏng vấn.
Trong 5 người đó, có một người là nghiên cứu sinh, 2 người là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản lý, hệ chính quy, từ trước đến giờ chưa đi làm ở đâu. Hai người còn lại thì thông qua tự học mà đạt được văn bằng, trong đó có một từng làm kế hoạch cho một công ty tư nhân, người còn lại từng là trưởng xưởng cho một công ty quốc doanh. Học vị của những người này không hề thấp, nhưng khi nhắc đến vấn đề lương thì họ đều rất rụt rè, chỉ đưa ra cái giá rất thấp. Tiền lương cao nhất do vị nghiên cứu sinh đưa ra, cũng chỉ có 1300 đồng. Hỏi họ thì đều trả lời thời buổi này tìm được việc rất khó, yêu cầu không nên quá cao.
Tiễn họ về xong, anh liền nghĩ: Mình chỉ tốt nghiệp trung cấp, mà quá trình công tác cũng không phải dai, tại sao được trọng dụng rồi mà còn muốn tăng lương? Cuối cùng anh cũng đã hiểu mình nên làm thế nào. Mạnh đến tìm tổng giám đốc, chưa kịp nói thì tổng giám đốc đã hỏi: “Thế nào, việc tuyển dụng sao rồi?”. Mạnh cười một cách khổ sở, nói: “Tôi phỏng vấn mấy người rồi, song thấy không có ai thích hợp bằng tôi”. Ông chủ nói: “Nhưng anh đã định đi rồi mà?”. Mạnh nói: “Hay là để tôi rút lại đơn từ chức vậy?”. “Anh thật thông minh!”, ông chủ vừa nói vừa đứng dậy vỗ vào vai Mạnh nói tiếp: “Không giấu gì anh, công ty đang đầu tư kinh doanh, một lúc không thể tăng lương. Hãy làm việc tốt, công ty sẽ không để mọi người thiệt đâu”. Mạnh gật đầu nói: “Tôi hiểu, tôi hiểu”.
Lời bình
Trong xã hội hiện nay, áp lực của quá trình tìm việc ngày càng lớn, bạn nên yêu cầu một mức lương hợp lý, nhưng cũng phải căn cư vào thực tế.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top