Hãy thử nghĩ xem khi bạn muốn xin ông chỉ nghỉ phép, ông ấy sẽ hỏi bạn:
“Anh muốn nghỉ mấy ngày? Xem xem có đề nghị gì với công ty không?
Một năm có 365 ngày anh có thể đi làm.
Một năm có 52 tuần. Mỗi tuần anh nghỉ 2 ngày, chỉ còn lại 261 ngày làm việc.
Mỗi ngày anh có 16 tiếng không phải làm việc, tức là anh mất đi 170 ngày, còn lại 91 ngày.
Mỗi ngày anh dùng thời gian 30 phút đi uống cà phê, cộng lại mỗi năm là mất 23 ngày, còn lại 68 ngày.
Mỗi ngày mất một tiếng ăn trưa, cộng lại là mất 46 ngày, còn lại 22 ngày.
Thông thường mỗi năm anh nghỉ phép 2 ngày ốm, như vậy thời gian làm việc của anh chỉ có 20 ngày.
Mỗi năm lại có 5 ngày lễ tết, công ty nghỉ không phải đi làm, anh chỉ làm 15 ngày.
Mỗi năm công ty lại cho anh được nghỉ phép 14 ngày, tính ra anh chỉ còn có làm 1 ngày, vậy mà anh còn muốn nghỉ nốt ngày này sao?”
Trong thực tế chẳng có ông chủ nào lại nói như vậy, nhưng nghĩ như vậy thì có. Khi mà ở Bắc Kinh bệnh SART bùng nổ, mọi người trong công ty đều ở nhà, không dám đi đâu, hàng ngày chỉ liên lạc với bạn bè qua điện thoại. Có mấy vị lãnh đạo đều oán trách nhân viên: “Chỉ biết lo an toàn cho mình và người nhà, hơn nữa lại làm cho các nhân viên khác lo lắng. Nhân viên thì không tiếp tục duy trì làm việc, trong khi công ty vẫn phải trả tiền lương cho nhân viên. Bệnh dịch mãi mà không hết, làm sao công ty tránh khỏi việc phá sản chứ?”.
Ngược lại, công nhân hoặc nhân viên cớ quan lại rất nhàn hạ, hàng ngày chỉ ngồi bàn tán cách tránh SART, công việc của cơ quan về cơ bản là không muốn làm.
Lời bình
Nhân viên có tâm trạng của nhân viên, ông chủ có nỗi khổ của ông chủ, mọi người hãy nên hiểu nhau.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top