XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC “TOÀN THIỆN”
Mục tiêu: Xây dựng những con người lấy “tự lực cánh sinh” là chính. Cung cấp cho học sinh đạo đức, giá trị cuộc sống, tính tự lập, đoàn kết và tinh thần tập tể, tính tự giác cao, tiết kiệm. Xây dựng trường học có lấy học sinh bán trú, nội trú làm chủ yếu. Trường đào tạo học sinh cấp 2 và cấp 3. Với phương châm kết hợp tính kỷ luật của quân đội với tinh thần của thời đại: lấy tự lực cánh sinh; lấy tu dưỡng đạo đức; lấy tinh thần nhân văn; lấy tính thực tế làm mục đích xây dựng con người cho nhà trường. Đó là xây dựng “hiền tài”.
Cách thức thực hiện
I.                   ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG:
1.     Là tấm gương về đạo đức, tinh thần làm việc và thái độ sư phạm đúng đắn. Nhiệt huyết, tận tụy với công việc, vì học sinh, luôn có khát vọng cầu tiến. Giỏi chuyên môn, am hiểu thực tế, có kiến thức xã hội.
2.     Phương pháp dạy gần gũi, sát sao với quá trình học tập và vươn lên trong học tập của học sinh.
3.     Cung cấp cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của địa phương. Tạo điều kiện học tập, nghiên cứu tốt nhất cho học sinh. Luôn kết hợp tốt nhất giữa học lý thuyết và thực hành thực tế.
4.     Quỹ xây dựng trường được  huy động từ mọi nguồn có thể như: ngân sách, từ các mạnh thường quân, tư nhân, xã hội hóa, phụ huynh…
5.     Tổ chức thành lập những “Cặp học tập cùng vươn lên”: Trong số các học sinh yếu kém và trung bình yếu, để các em tự lựa chọn 1 người bạn thân có học lực khá giỏi, đạo đức tốt cùng học tập và nghiên cứu. Quán triệt tư tưởng đối với người kèm cặp về vai trò, trách nhiệm và mục đích của việc thành lập nhóm, đưa ra một số phương pháp cho học sinh tham khảo. Để các em tự đề ra phương pháp học tập và vươn lên. Tạo liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình + nhà trường và học sinh để tạo điều kiện học tập sinh hoạt tốt nhất cho các em.
6.     Quan hệ giữa thầy và trò phải gần gũi. Là người thầy nhưng cũng đồng thời là người bạn, nhà tâm lý của các em học sinh. Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của các em. Nhà trường sẽ cố gắng tạo nên những hoạt động gắn bó tình cảm thầy với trò và giữa các em học sinh với nhau.
II.                ĐỐI VỚI HỌC SINH THÌ PHẢI HƯỚNG DẪN CÁC EM VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC EM; LẤY TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU LÀM CHÍNH, THẦY CÔ CHỈ HƯỚNG DẪN VÀ SỬA CHỮA.
Trường tuyển chọn hoặc xét tuyển đối với các em học sinh có hạnh kiểm tốt và học lực loại khá giỏi trở lên. Hạnh kiểm đạo đức được theo dõi và giám sát. Quy chế nhà trường đưa ra luôn phải đề cao tính đạo đức, kỷ luật đạo đức.
1.     Ngoài chương trình học tập theo Bộ giáo dục, nhà trường còn có các hoạt động, chương trình “đặc biệt” cho học sinh.
2.     Hoạt động tự bảo vệ chính mình: dạy học sinh võ, học bơi, kỹ năng tự vệ, từ chối và nhận định các vấn đề. Chia sẻ kinh nghiệm cho học sinh.
3.     Xây dựng đội ngũ “Đầu bếp chuyên nghiệp”: các học sinh được học tập nấu ăn, pha chế các món đồ ăn, thức uống. Nhà trường đầu tư các phòng chuyên dụng nấu ăn đáp ứng đủ ít nhất cho một lớp học, đồng thời đây sẽ là một nhà bếp chuyên để phục vụ cho chính các em học sinh.
4.     Xây dựng đội ngũ “Nông dân thời đại mới”: Các em học sinh tự mình trồng nuôi rau và gia súc gia cầm phục vụ cho chính các em dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc chuyên gia.
5.     Các tiết sinh hoạt ngoài giờ được tổ chức định kỳ, thường xuyên: Tham quan dã ngoại, khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, di sản của Việt Nam, Thế giới. Các hoạt động tập thể, quản trò, kỹ năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết, kiến thức thực tế sẽ được củng cố, rèn luyện.
6.     Tạo lập, tạo điều kiện các sân chơi tri thức, thể lực được thực hiện. Các sân chơi này có thể do Nhà trường hoặc chính các em học sinh tổ chức: Cuộc thi sáng tạo, cuộc thi chế tạo tên lửa đẩy nước, làm diều giấu, thi nấu ăn, thi thể thao… Luôn có sự gián sát, bao quát của nhà trường và phụ huynh. Đảm bảo hoạt động này phải có tính nhân văn, lễ nghĩa, tinh thần thể thao đẹp, trung thực.
7.     Đào tạo đội ngũ “Bác sĩ, dược sĩ”: Qua các bài học, tiết học kỹ năng, các tai nạn, các buổi học về tự vệ, nấu ăn… các thầy cô cung cấp cho các em về các loại thuốc, cách chữa bệnh, công dụng của các loại cây, loại thức ăn, cây thuốc cũng nhưng những tác động cơ bắp lên cơ thể bệnh nhân (massas, bấm huyệt…)
8.     Hướng dẫn giới tính: Các buổi chia sẻ về hoạt động giới tính, hoạt động giới tính đước tổ chức định kỳ đổi với tập thể khối học sinh, và cá biệt đối với những học sinh cụ thể. Giúp các em có kiến thức đầy đủ về giới tính, có cái nhìn đúng đắn về giới tính và khả năng tự vệ giới tính, tình dục an toàn. Thầy cô là những nhà tâm lý, người bạn mà các em sẵn sàng chia sẻ khúc mắc.
9.     Nề nếp đối với các em nội trú nói riêng và các em học sinh nói chung: Xây dựng chế độ thời gian học tập, sinh hoạt hợp lý dưới sự giám sát, bao quát của nhà trường và phụ huynh để đảm bảo các em thực hiện nghiêm túc, bước đầu hình thành thói quen và tinh thần tự lập, tự giác. Tiết kiệm và yêu quý môi trường, đất nước phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi: Không vứt rác bừa bãi; Tiết kiệm nước, đồ ăn, nước uống, tiền bạc và tài nguyên nói chung; Đấu tranh cho cái đẹp; Bảo vệ và giữ gìn cơ sở vật chất… Tinh thần tương thân tương ái được phát huy qua hoạt động quyên góp, hoạt động từ thiện, giúp đỡ bạn cùng học.
10.                        Học đi đôi với hành: Các phòng thực hành được trang bị đầy đủ, các phòng chức năng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các em như phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy tính, phòng máy chiếu giáo án điện tử, phòng vẽ, phòng nấu ăn… Các buổi tham quan thực tế phục vụ cho môn học được tổ chức
11.                        Hướng dẫn nghề nghiệp: Qua tính cách, thói quen và những sở trường sở đoản của các em. Nhà trường, thầy cô và phụ huynh tư vấn hướng nghiệp cho các em. Với những hoạt động đào tạo “võ sĩ”; “nghệ sĩ”; “thi tri thức, thể lực”; “đầu bếp”; “bác sĩ-dược sĩ”… và các hoạt động kỹ năng khác sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các em xác định đúng đắn nghề nghiệp tương lai của mình.
12.                        Tạo điều kiện để các “Thiên tài” phát huy tài năng, xây dựng đất nước, ý tưởng, nguyện vọng của mình ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường: nhà thiết kế, nhà kinh doanh, giáo viên, dược sĩ, kỹ sư nông-lâm-ngư nghiệp, nhà kỹ thuật… Tức là đưa những nghiên cứu của chính các em khi có tính khả thi vào các hoạt động tương ứng tại nhà trường, tại địa phương. Với các hoạt động cần nhiều vốn, nhà trường sẽ cố gắng tìm nguồn tài trợ cho các em.
13.                        Xây dựng lớp học cá biệt hoàn lương: Lớp được tuyển chọn các em được cho là cá biệt, học yếu, mất căn bản và đạo đức “cá biệt” muốn hoàn lương. Nhà trường sẽ cung cấp lại kiến thức căn bản nhất, làm công tác tư tưởng, động viên các em, đồng thời giáo viên chủ nhiệm là người có kinh nghiệm, tâm lý, nhiệt huyết. Mục tiêu là giúp các em trở thành học sinh tiêu biểu, nổi bật về học lực, có đạo đức, tinh thần hiệp nghĩa.
III.             CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ ĐỘI NGŨ SƯ PHẠM CHO NHÀ TRƯỜNG
Cơ sở vật chất của nhà trường được huy động từ các nguồn như Ngân sách, xã hội hóa, giúp đỡ của các mạnh thường quân, doanh nghiệp, phụ huynh hoặc tư nhân bỏ ra đầu tư.
1.     Địa điểm gần ngoại thành tại các địa phương: vì nơi đây đất đai rộng, không khí trong lành, giá cả không quá đắt đỏ, đường đi lại thuận tiện
2.     Trường học: gồm các khối trường học cho học sinh cấp 2 và cấp 3 riêng biêt tương đối; khối nhà ký túc xá cho học sinh với các khu riêng biệt nam nữ, khu ktx của thầy cô gần ngay ktx học sinh, thuận lợi cho việc quan sát, quản lý học sinh; các cấp học đồng thời bố trí ktx thuận lợi với việc ăn uống, trồng trọt chăn nuôi cho học sinh; các phòng chức năng, phòng thực hành; khu thể thao: bóng bàn, cầu lông, bóng đá, hồ bơi, bóng rổ… một cách cơ bản; thư viện (điện tử).
3.     Đội ngũ sư phạm: Chú ý phương pháp dạy hơn trình độ chuyên môn, chú ý đạo đức sư phạm và tinh thần cầu tiến của giáo viên. Nhà lãnh đạo (Ban giám hiệu) phải luôn hỗ trợ giúp đỡ các thầy cô, giữ được bầu nhiệt huyết, truyền bầu nhiệt huyết cho các thầy cô. Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm hoặc chia sẻ theo nhóm tự phát. Khích lệ, kích thích tinh thần tự lực, vươn lên cho các thầy cô đồng thời có các hoạt động đánh giá năng lực chuyên môn và đạo đức của đội ngũ sư phạm định kỳ và bất thường.
4.     Các thầy cô và học sinh ưu tú được đi tham quan học hỏi tại các mô hình trường học tiên tiến, nổi bật trong nước; giao lưu học hỏi với các trường.
5.     Đoàn kết nội bộ luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất, hoạt động gắn kết tình cảm đồng nghiệp được tổ chức theo đinh kỳ và tự phát. Giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top