Câu 3: Anh (chị) cho biết như thế nào là chính sách tốt?
Đề có được chính sách tốt cần phảI dựa vào những căn cứ nào?
Trả lời:
1.Tiêu chuẩn
của một chính sách tốt
1.1.Chính sách tốt
phải hướng tới mục tiêu pháp triển chung.
Mục tiêu chính sách phản ánh mong muốn của
NN về những giá trị kinh tế, xã hội cần đạt đước trong tương lai phủ hợp với
yêu cầu phát triển chung toàn xã hội. Một tốt phảI đề cập tới mục tiêu cụ thể,
đích thực vừa phù hợp với định hướng phát triển vừa phù hợp với nhu cầu của đời
sống xã hội.
1.2.Chính sách tốt
phải tạo ra động lực mạnh.
Sau khi ban hành, nếu một chính sách cập
được những vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm qiảI quyết, tác động trực
tiếp đến nguyên nhân của vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm giảg quyết, tác
động trực tiếp đến nguyên nhân của vấn đề, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng với
những biện pháp khoa học chứa dựng cơ chế tác động thích hợp sẽ có ảnh hưởng
tích cực đến hoạt động kinh tế - xã hội.
1.3.Chính sách tốt
phải phủ hợp với tình hình thực tế.
Một chính sách được ban hành phảI xuất
phát từ những vấn đề nảy sinh trong thực tế và lại trở về giảI quyết chính những
vấn đề đó, bởi vậy chính sách mới ban hành nhất thiết phảI phù hợp với những
điều kiện cụ thể. Nghĩa là cả mục tiêu và biện pháp của chính sách phảI phù hợp
với điều kiện hiện có của đất nước, vùa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của đời
sống xã hội, vừa không làm phát sinh hay hạn chế được những vấn đề mâu thuẫn
với mục tiêu quản lý.
1.4.Chính sách tốt
phải có tính khả thi cao.
Tính khả thi của chính sách phụ thuộc vào
sự ủng hộ của dân chúng, trình độ điều hành quản lý của NN và các điều kiện
thuận lợi của môI trường.
1.5.Chính sách tốt
phải đảm bảo tính hơp lý.
Tính hợp lý của chính sách được hiểu là sự
cân đối, hài hoà giữa mục tiêu chính sách với nguyện vọng của đối tượng thụ
hưởng trong hiện tại và tương lai. Tính hợp lý còn có nghĩa là để chính sách
phát huy được tác dụng đúng với tính năng riêng của nó không làm biến dạng
chính sách.
1.6.Chính sách tốt
phảI mang lại hiệu quả cho đời sống xã hội.
Hiệu quả của chính sách là cơ sở đề duy
trình sự tồn tại và phát triển của các quá trình kinh tế - xã hội theo định
hương.
Để đánh giá chính sách thông thường người
ta chia chính sách thành các chương trình, dự án khác nhau để trên cơ sở đó
đánh giá được chi phí của đầu vào, kết quả của đầu ra.
Những yêu cầu trên đây được coi là những
tiêu chuẩn để đánh giá về một chính sách xem có tốt hay không căn cứ vào đó,
các nhà quản lý sẽ tìm kiếm được mục tiêu và giảI pháp tốt trong quá trình
hoạch định chính sách, đồng thời cũng đánh giá được mức độ hoàn thiện của một
chính sách sau khi được ban hành.
2.Căn cứ để hoach định
một chính sách.
2.1.Căn cứ vào định
hướng chính trị của đang cầm quyền.
Trong hàng loạt công cụ thường dùng, thì
chính sách tỏ ra là công cụ đắc lực nhất của NN. Chính sách do NN ban hành,
phải mang tính chính trị. Mục tiêu chính
sách cũng là mục tiêu quản lý NN trong từng thời kỳ. Như vậy, có nghĩa là mục
tiêu chính sách phảI xuất phát từ đường lối phát triển của chế độ xã hội do
đảng khởi xướng.
2.2.Căn cứ vào quan
điểm phát triển của chủ thể.
Tính toàn diện, hợp quy luật từ ý thức
giai cấp đến hành vi ứng xử của chủ thể đối với diễn biến trong thực tế hiện
tại và trong tương lai chính là quan điểm phát triển của chủ thể. Quan điểm
phát triển có thể thay đổi giữa các thời kỳ tuỳ theo nhận thức của người lãnh
đạo, trong khi đường lối phát triển thì ổn định, ít thay đổi. Như vậy, việc
hoạch định chính sách phát triển của NN trong từng thời kỳ ngoài việc căn cứ
vào đường lối chính trị còn phải dựa vào quan điểm phát triển của Đảng trong
thời kỳ đó.
2.3.Căn cứ vào nguyên
tắc hoạch định chính sách.
Nguyên tắc hoạch định chính sách là những
quy định bắt buộc mà có nhà hoạch định phảI tuân theo trong quá trình làm chính
sách theo đó có những nguyên tắc cơ bản
như
.+Nguyên tắc vì lợi
ích công cộng là nguyên tắc hàng đầu vì vai trò của chính sách.
+Nguyên tắc hệ thống
vì có như vậy mục tiêu và biện pháp mới phù hợp.
+Nguyên tắc thực hiện đó là tính khả thi.
+Nguyên tắc quyết định
đa số là để đảm bảo mang lại lợi ích cho cộng đồng
2.4.Căn cứ vào năng
lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách.
Trình độ của dân trí trong xã hội caoà thuận lợi hơn trong việc hoạch
định chính sách so với trình độ dân trí thấp.
2.5.Căn cứ vào tình
trạng pháp luật.
Tình trạng pháp luật được hiểu là thực
trạng về số và chất lượng của hệ thống pháp luật hiện có so với yêu cầu phát
triển của xã hội và ý thức chấp hành luật của mọi công dân. Nếu tình hình pháp
luật, pháp chế của xã hội là tốt thì mục tiêu của chính sách có thể được đề cao
hơn so với hệ thống biện pháp. Như vậy dựa vào căn cứ này để lựa chọn mục tiêu
và biện pháp chính sách cho thích hợp, hiệu quả.
2.6.Căn cứ vào môI
trường tồn tạicủa chính sách công.
ðNhững căn cứ trên là cơ sở khoa
học để NN nghiên cứu ban hành chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát
triển.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: