BÌNH PHƯỚC - ĐỊA DANH BÌNH PHƯỚC - DU LỊCH BÌNH PHƯỚC

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.
Giáp với Campuchia ở phía bắc và tây bắc, Tỉnh Bình Phước còn có địa giới tỉnh liền kề với Đăk Nông ở phía đông bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía đông. Phía nam có Tây Ninh và Bình Dương. Bình Phước trước đây cùng Bình Dương thuộc địa phận tỉnh Sông Bé.
Diện tích: 6.874,62 km2 (2007)
Đất ở: 5.740,43 ha
http://www.saigontoserco.com/files/news/bnh_ph4317898c.jpg
Đất sản xuất nông nghiệp: 292.789,19 ha
Đất lâm nghiệp: 336.770,24 ha
Đất phi nông nghiệp: 54.870,50 ha
Đất chưa sử dụng: 1.221,17 ha
Dân số: 874.961 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009)
Bình Phước có gồm 03 Thị xã và 07 huyện
Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng Nam Trung Bộ sang vùng hạ Tây Nam Bộ do đó cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái của Bình Phước tương đối đa dạng với những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái còn được bảo tồn nguyên vẹn.... tạo thành các khu vực có khả năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.
Các điểm tiềm năng du lịch nổi bật
- Hồ suối Lam: ở khu vực xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, Bình Phước
- Thác số 4: ở khu vực Quản Lợi,huyện Hớn Quản
- Hồ Sóc Xiêm: ở khu vực Lợi Hưng,huyện Hớn Quản
- Tràng Cỏ Bàu Lạch: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng
- Khu vực Bà Rá - Thác Mơ: ở khu vực Thị xã Phước Long - Bình Phước
- Thác Dakmai: ở khu vực Thị xã Phước Long
- Thác Đứng: ở khu vực xã Đoàn Kết, huyện BùĐăng
- Thác Voi: ở khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng
- Rừng nguyên sinh Tây Cát Tiên: ở khu vực huyện Bù Đăng và Đồng Phú
- Đập Bà Mụ: ở khu vực huyện Đồng Phú
http://www.saigontoserco.com/files/news/binh_phuoc_1.jpg
- Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: ở khu vực phường Bù Gia Mập, Thị xã Phước Long
- Cầu 38: ở khu vực xã Minh Hưng và Đức Liễu, huyện Bù Đăng
Các di tích liên quan đến kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
- Căn cứ Quân uỷ Bộ Chỉ huy các lực lượng giải phóng Miền nam Việt Nam: ở khu vực huyện Lộc Ninh;
- Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (Nhà Giao Tế): ở khu vực huyện Lộc Ninh
- Sân bay Quân sự Lộc Ninh ở khu vực huyện Lộc Ninh;
- Tổng kho nhiên liệu VK98 (xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh) và Tổng kho nhiên liệu VK99 (xã Lộc Hoà, huyện Lộc Ninh).
- Di tích mộ tập thể 3000 người ở khu vực phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long.
- Di tích lịch sử cách mạng ở Núi Bà Rá bao gồm nhà tù Bà Rá t hời kỳ chống Pháp và nghĩa trang liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ và : ở khu vực Thị xã Phước Long
- Địa điểm ghi dấu cuộc nổi dậy của Đồng bào dân tộc S’tiêng: ở khu vực xã Phú Riềng, Thị xã Phước Long
- Sóc Bom Bo: ở khu vực huyện Bù Đăng là di tích đã đi vào bài hát Tiếng chày trên sóc bom bo
- Phú Riềng Đỏ - Nơi thành lập Chi bộ Đông dương Cộng sản Đảng: ở khu vực huyện Đồng Phú.
Các di tích quan trọng khác của Bình Phước như:
- Chùa Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh)
- Dinh tỉnh trưởng Bình Long (phường Phú Đức,Thị xã Bình Long)
- Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định (xã Sơn Giang, Thị xã Phước Long).
- Đình thần Hưng Long (thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành).
- Thành tròn An Khương (xã An Khương, huyện Hớn Quản).
- Thành tròn Lộc Tấn 2 (xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh).
- Chốt chặn Tàu Ô, Xóm Ruộng (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành)
- Trường Quốc Quang (An Lộc B): phường Phú Thịnh, Thị xã Bình Long.
http://www.saigontoserco.com/files/news/binh_phuoc_2.jpg
- Làng Công tra Lộc Thiện (xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh)
- Nhà máy chế biến mủ tờ (Cty Cao su Lộc Ninh).
- Cụm kiến trúc cổ người Pháp (xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh).
- Cầu Đaklung (thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long).
- Giếng nước Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh)….
- Bến đò Thôn I (trên Sông Đồng Nai)
Các lễ hội
- Lễ hội cầu mưa: là một lễ hội có tầm quan trọng nhất đối với cuộc sống của người dân tộc S'Tiêng.
- Lễ hội miếu Bà Rá: là lễ hội tưởng niệm các tù chính trị và các liệt sỹ đã hy sinh ở đây. Hàng năm vào ngày 1 - 4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương du lịch trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để tưởng niệm và cầu tài lộc, sức khoẻ.
- Tết mừng lúa mới của người M’Nông (lễ Cơm mới): là tết lớn nhất của người M'Nông, diễn ra vào đầu vụ thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8 âm lịch.
- Lễ Tết Chol Chnăm Thmây: diễn ra từ 13-15 tháng 3 Âm lịch, là lễ hội đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
- Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Phú Riềng, huyện Phước Long nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn’’ của dân tộc ta.
- Lễ hội đâm trâu mừng được mùa.
- Lễ hội quay đầu trâu mừng lúa mới: Đây là lễ hội cổ truyền của đồng bào S’tiêng có từ lâu đời diễn ra hàng năm vào thời điểm thu hoạch mùa màng xong (từ tháng 10 đến 12).
- Lễ Bỏ Mả
- Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch)
- Lễ cúng Ông Bà hay còn gọi là lễ Dolta (cúng lúa mới)
- Lễ dâng y Katina (rằm tháng 10)


--------------------------------------------------------------------------------

KHU DU LICH SÓC XIÊM BÌNH PHƯỚC
Vị trí: Khu du lịch Sóc Xiêm thuộc xã An Phú, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, cách Tp. Hồ Chí Minh chừng 120km.
Đặc điểm: Nơi đây rất thích hợp cho loại hình du lịch săn bắt và câu cá trên hồ nước trong xanh, thơ mộng với những thác nước ở giữa vùng rừng đồi cao nguyên.
Du khách có thể tham dự các cuộc tham quan, tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quán của người Xtiêng và nhiều di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Du khách có dịp nghỉ đêm trong các ngôi nhà rông truyền thống kiểu nhà rông Tây Nguyên với đầy đủ tiện nghi hay thưởng thức các món đặc sản địa phương rất mới lạ.
Bên cạnh hồ Sóc Xiêm quanh năm mát mẻ là Thác số 4 (thuộc huyện Bình Long ), một khu vui chơi giải trí rất hấp dẫn cũng đang chờ đón các du khách.

HỒ SỐC XIÊM

Nói đến danh lam thắng cảnh, du lịch miền Đông Nam bộ, ta không thể nào không nhắc đến Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm - Technique.Từ TX.TDM, theo quốc lộ 13 khoảng 70 cây số đường nhựa lên phía Bắc, chúng ta sẽ đến thị trấn An Lộc, huyện Bình Long Bình Phước. Từ đó, rẽ phải tại ngã tư bùng binh, đi khoảng 10 cây số thì sẽ đến Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm - Technique.
Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm- Technique là nơi tham quan nghỉ mát, cắm trại, hội thảo, giao lưu... một cách lý tưởng. Nơi đây còn là điểm hẹn cho các bạn thanh niên, các đôi nam nữ đến thưởng ngoạn cảnh đẹp và tự tình. Chúng ta có thể ngồi hàng giờ bên hồ thoáng đãng hoặc bên bờ suối đẹp để tha hồ mà tâm sự, để nô đùa và hát những bài tình ca... mà không một ai đến quấy rầy chúng ta.
Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm- Technique có cảnh đẹp là nhờ có con suối dài 15 cây số từ làng Phú Miện chảy về, uốn khúc quanh co, róc rách suốt ngày đêm, rồi đổ ra Bình Dương, chảy ra sông Đồng Nai, nhập vào biển cả. Bao quanh Hồ Sóc Xiêm - Technique có hàng trăm ha rừng nguyên sinh và rừng cao su, bao gồm một không gian rộng lớn, vừa trầm tĩnh vừa hài hòa. Và khi qua khu Technique, đã tạo nên thác số 4 với 4 con thác nước chảy xiết ngày đêm, khiến khách bộ hành qua đây đều trầm trồ ca ngợi bàn tay của tạo hóa khéo điểm tô nét hùng vĩ cho nơi đây để rồi ban tặng cho con người một cảnh đẹp tuyệt vời!
Đến Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm - Technique chúng ta vừa được tham quan lại vừa được tìm hiểu những dấu tích thời xa xưa còn sót lại của khu sân bay Technique qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Thời Pháp thuộc các ông chủ đồn điền dùng sân bay để phục vụ cho việc khai thác, thí nghiệm và chế biến mủ cao su. Thời đế quốc Mỹ xâm lược sân bay lại được dùng cho quân sự. Nơi đây đã thành lập căn cứ hành quân của Lữ đoàn 173 thuộc Sư đoàn kỵ binh bay của Mỹ với nhiều máy bay C130... thường lên xuống để đổ quân và phục vụ hậu cần... và đây cũng là nơi đụng độ ác liệt giữa quân giải phóng với quân Mỹ ngụy Sài Gòn trước mốc lịch sử 30-4-1975.
Đây cũng là nơi gần vùng dân cư có nhiều buôn của đồng bào dân tộc Stiêng sinh sống là vùng cách mạng đặt cơ sở. Và là một nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh. Từ đây và những vùng lân cận, nhân dân Sông Bé đã vận chuyển đạn dược, lương thực, thực phẩm để phục vụ cho chiến binh giải phóng Bình Long, Lộc Ninh, “Mùa hè đỏ lửa” 1972 và các chiến dịch khác.
Đến với khu du lịch này, chúng ta muốn tìm hiểu kinh tế vùng cao su và những chiến dịch lịch sử hay truyền thuyết, truyện cổ dân gian thời quá khứ hoặc cuộc sống hiện tại, có thể đi ngựa, đi xe theo đường mòn, vào tận các lô cao su rộng hàng ngàn ha gặp những người công nhân đang khai thác để trò chuyện hoặc vào tận các sóc Xoài, sóc Xiêm, sóc Xacô, sóc Lạc Sứ - nơi đây trong thời kháng chiến đã có nhiều cán bộ cách mạng “nằm vùng” để gặp gỡ đồng bào dân tộc Stiêng hiếu khách và là nhân chứng sống trong các cuộc chiến tranh để lấy chứng cứ, tài liệu... họ rất cởi mở, chân thành, nếu sẵn có rượu cần, thịt rừng sẽ đem ra mời chúng ta thưởng thức... nếu thích thể thao, bạn có thể bơi lội hoặc lướt ca nô trên lòng hồ một cách thoải mái. Rồi chúng ta có thể chơi bóng ném, cầu lông... tại sân chơi thể thao thác số 4.
Khu du lịch Hồ Sóc Xiêm- Technique hiện nay do Công ty Cao su Bình Long đầu tư và quản lý. Chắc hẳn sẽ làm vừa lòng những ai đã từng đến đây. Mỗi chuyến đi, về chúng ta lại có thêm những điều mới mẻ, những kỷ niệm mạnh mẽ tự tin và ngọt ngào về vùng đất có lịch sử hào hùng và thiên nhiên kỳ vĩ nhất.


--------------------------------------------------------------------------------

KHU DU LỊCH SUỐI LAM BÌNH PHƯỚC
Vị trí: Khu du lịch Suối Lam thuộc xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, Tx.Ðồng Xoài (tỉnh lỵ Bình Phước) khoảng 10km.
Đặc điểm: Nơi đây có một hồ khá rộng, quanh năm nước trong xanh, in bóng những hàng cây cao su tươi tốt xung quanh.
Bên hồ là các công trình phục vụ cho du khách, nổi bật là nhà hàng nổi với nhiều món ăn đặc sản của vùng rừng núi Bình Phước. Du khách có thể bơi thuyền, tắm dưới hồ, hoặc cắm trại trong những rừng cây ven hồ.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày hè, khu du lịch Suối Lam tấp nập du khách từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương,... đến nghỉ ngơi, thư giãn.


--------------------------------------------------------------------------------

NÚI BÀ RÁ BÌNH PHƯỚC
Vị trí: Núi Bà Rá thuộc thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách Tp. Hồ Chí Minh 180km.
Đặc điểm: Núi Bà Rá cao 723m, là một địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến anh dũng của đồng bào Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất trang trọng để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong khu vực Bà Rá.
Giữa một vùng đồi thấp nhô lên một ngọn núi cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ (như núi Bà Ðen của Tây Ninh).
Ðứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm thị trấn Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000ha, cung cấp nước cho nhà máy thuỷ điện Thác Mơ.
Dưới chân núi, bên cạnh thị trấn Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Xung quanh khu vực Bà Rá còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác.


--------------------------------------------------------------------------------

TRẢNG CỎ BÙ LẠCH BÌNH PHƯỚC
Trảng cỏ Bù Lạch Bình Phước được bao bọc bởi cả một khu rừng nguyên sinh và một lòng hồ rộng ở giữa. Màu xanh ngút ngàn của cỏ, rừng, hồ nước cùng với không khí trong lành, tạo nên nét đặc trưng cho nơi đây.
Gập ghềnh đường vào trảng
http://www.saigontoserco.com/files/news/tr7842ng_c7886_b_l7840ch.jpg
Trảng cỏ Bù Lạch cách trung tâm huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hơn 20 km thuộc xã Đồng Nai, với diện tích gần 500 ha. Tuy nhiên, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi đây lại là điều thu hút các du khách.
Từ trung huyện Bù Đăng, du khách vào đến trảng cỏ là cả một đoạn đường chông gai nhưng không kém phần ngoạn mục. Đường đi ngày càng dốc và nhỏ lại, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Hoa sim điểm xuyết một màu tím thơ mộng cho những hàng cây bên đường. Đến mùa, những vườn điều đỏ rực trái chín, những dòng suối róc rách chắn ngang đường đi tạo thêm nét chấm phá cho bức tranh thơ mộng này…
Vượt qua những đoạn dốc thẳng đứng, du khách sẽ dần tiến vào khu vực trảng cỏ. Khí trời trở nên mát hơn, dễ chịu hơn. Địa hình thay đổi đột ngột từ đèo dốc sang bằng phẳng và cuối cùng, hiện ra trước mắt một không gian rộng lớn với màu xanh ngút ngàn của cỏ…
Bức tranh thủy mặc giữa núi rừng
Trảng cỏ Bù Lạch như một tồn tại lạ lùng, nằm lọt thỏm giữa bao la núi rừng với thác, suối, đèo. Cỏ xanh mướt pha lẫn với màu tím hoa sim tạo thành một bức tranh quyến rũ. Chúng tôi như lặng đi trước không gian xanh đến lạ kỳ. Trảng rộng mênh mông, ở giữa là một hồ nước trong vắt. Không gian vắng lặng, tiếng gió rì rào quyện lẫn tiếng chim rừng. Chúng tôi bắt gặp những đàn trâu lững thững đi dạo trên trảng, những lon sắt rung rinh dưới cổ thay cho lục lạc… Theo người dân địa phương, vào mùa khô, cả trảng cỏ chuyển sang màu vàng rực. Nhưng chỉ một cơn mưa là màu xanh mướt như ngọc lại trỗi dậy.
Sau khi đi dạo một vòng quanh hồ, du khách sẽ được ghé vào căn nhà Rông duy nhất ở đây chuyên cung cấp thức ăn, nước uống cho người đến thăm trảng. Tại đây, bạn có thể thưởng thức món gà rừng hấp dẫn, cá lóc nướng thơm lừng… Sau những giờ lang thang trên cỏ, bạn có thể đến gần bìa rừng để thưởng thức những trái sim rừng tim tím, khiến bạn thích thú với vị chua chua, ngọt ngọt rất lạ. Vượt qua những bụi sim là đường mòn vào rừng với thảm động thực vật phong phú và nhiều loại phong lan. Tuy nhiên, hiện nơi đây chưa có các dịch vụ du lịch nên phải cân nhắc thật kỹ trước khi khám phá rừng vì lý do an toàn.


--------------------------------------------------------------------------------

NHÀ GIAO TẾ BÌNH PHƯỚC
Nói đến di tích lịch sử DTLS của tỉnh Bình Phước không thể không nhắc đến Lộc Ninh. DTLS cách mạng là thế mạnh nổi bật nhất của Lộc Ninh.
Khách du lịch trong và ngoài nước muốn đến thăm Lộc Ninh bởi đây là nơi ghi dấu ấn hội tụ của nguồn sức mạnh đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bên bờ thắng lợi.
http://www.saigontoserco.com/files/news/nh_giao_t7870.jpg
Trong lịch sử Lộc Ninh là địa bàn diễn ra nhiều trận đánh ác liệt và từng là thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam(CPCMLTCHMNVN), là đoạn cuối đường Hồ Chí Minh - con đường chiến lược Bắc - Nam.
Ngày 7-4-1972 Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng. Đây là huyện đầu tiên giải phóng trên toàn miền Nam. Từ đó Lộc Ninh là nơi tập trung các cơ quan Chính trị, Quân sự, Hậu cần... Đặc biệt là Nhà Giao tế - Trụ sở của CPCMLTCHMNVN.
Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1911, là văn phòng làm việc của công ty cao su Xét - Xô của Pháp, để quản lý việc khai thác mủ cao su ở Lộc Ninh. Nhà được xây dựng theo lối nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên nhân dân trong vùng vẫn quen gọi là Nhà “Cao Cẳng”.
Trong chiến dịch Nguyễn Huệ (1972) ngôi nhà bị phá hủy toàn toàn. Tháng 03-1973, trước nhu cầu tình hình công tác trên mặt trận ngoại giao, CPCMLTCHMNVN thống nhất chọn vị trí nền ngôi nhà “Cao Cẳng” xưa để xây dựng trụ sở cách mạng, với đồ án bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - Chủ tịch CPCMLTCHMNVN. Ngôi nhà xây dựng để đón tiếp các phái đoàn ngoại giao trong và ngoài nước nên tên gọi “Nhà Giao tế” ra đời từ đó.
Sau hơn một tháng thi công, công trình bề thế, khang trang đã được hoàn thành, gồm một trệt và một lầu.
Tầng trệt xây dựng bằng bê tông chắc chắn, dùng để hội họp, mitting và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ.
Tầng lầu được xây dựng bằng gỗ, có lan can bao quanh được thiết kế theo kiểu phòng khánh tiết, mái tôn “5 nóc, 4 mái” được sơn đỏ. Tại phòng này năm 1973 đã diễn ra hội nghị quân sự bốn bên, gồm:
- Đại diện phái đoàn Quân sự CPCMLTCHMNVN;
- Đại diện phái đoàn Quân đội nhân dân Việt nam;
- Đại diện phái đoàn Quân sự Mỹ;
- Đại diện phái đoàn quân sự Việt Nam Cộng hòa.
Hội nghị bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong hiệp định Paris dưới sự giám sát của Ủy ban Quốc tế ICCS, gồm bốn nước thành viên Ba Lan, Canada, Hunggary và Indonexia.
Trong thời gian họp đều có sự phân chia rõ ràng từ lối đi, vị trí ngồi họp và vị trí ngồi nghỉ trong giờ giải lao... đều được bố trí riêng biệt.
Đại diện của bốn phái đoàn ngồi họp trong một bàn tròn lớn , Ủy ban Quốc tế ngồi họp trong cùng một bàn tròn nhỏ, bốn bàn nhỏ bốn góc nhà là vị trí ngồi của tùy viên bốn bên. Tất cả đều đặt dưới lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Hai bên có hai cầu thang đi lên. Nhìn từ trong ngôi nhà nhìn ra, cầu thang phía bên phải là lối đi của CPCMLTCHMNVN và Quân đội nhân dân Việt Nam, bên trái là lối đi của quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Việc chọn bàn vuông hay bàn tròn để ngồi họp cũng là vấn đề mà các bên quan tâm.
Khi họp ở trại David (Sài Gòn) hay họp ở Paris, ban liên hợp quân sự bốn bên đã sử dụng bàn vuông hay bàn hình chữ nhật để ngồi họp nhưng khi họp ở Nhà Giao tế thì lại chọn bàn tròn. Bởi bàn tròn là thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng giữa các bên, còn nếu là bàn vuông hay bàn hình chữ nhật thì một trong bốn bên khi đứng lên phát biểu trong cuộc họp thì giống như bên đó là chủ tọa cuộc họp. Còn sử dụng bàn tròn thì các bên đều ngang hàng như nhau.
DTLS Nhà Giao tế đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là DTLS cách mạng cấp Quốc gia ngày 12-12-1986. Là một trong 9 DTLS cấp Quốc gia của tỉnh Bình Phước và là một trong năm DTLS Quốc gia trên đoạn cuối đường Hồ Chí Minh.


--------------------------------------------------------------------------------

KHU DU LICH SINH THÁI MỸ LỆ BÌNH PHƯỚC
Đến với Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ là đến với cảm hứng thiên nhiên mới lạ và khó phai mờ
Bấy lâu nay, khi nhắc đến Bình Phước ít ai có thể nghĩ đây sẽ là một điểm du lịch. Nhưng hiện nay, trong chiến lược phát triển của tỉnh, du lịch đang là một ngành đang được đầu tư và đẩy mạnh phát triển.
Chính nét hoang sơ của Bình Phước lại là điểm thu hút mạnh mẽ du khách thập phương. Thế mạnh du lịch của tỉnh vẫn còn đang ẩn mình dưới dạng tiềm năng nhưng nếu có một lúc nào đó, bạn bỗng thèm có được những phút giây thư giãn thật sự cùng đắm chìm với thiên nhiên cũng như muốn có chút mùi vị của sự khám phá thì có lẽ không đâu bằng Bình Phước.
http://www.saigontoserco.com/files/news/khu_du_lich_sinh_thi_m7928_l7878.jpg
Từ thị xã Đồng Xoài, băng qua những cánh rừng cao su bát ngát và những rừng điều trải dài dọc hai ven đường, khách du lịch sẽ sẽ đón nhận cái cảm giác chếnh choáng như người say vì độ cao ngày càng tăng khi càng tiến gần đến Phước Long.
Nằm ngay dưới chân núi Bà Rá, lòng hồ thủy điện Thác Mơ có diện tích khoảng 110 hecta trải dài trên địa bàn hai huyện Phước Long và Bù Đăng.
Hằng năm, hồ thủy điện Thác Mơ cung cấp gần 8 tỷ kw điện, là nguồn điện năng quan trọng của các tỉnh miền Đông Nam Bộ và góp phần tích cực vào việc cải tạo môi trường sinh thái của tỉnh Bình Phước.
Hiện nay, ngoài chức năng sản xuất và cung cấp điện năng, lòng hồ Thác Mơ còn là một trong những điểm du lịch của tỉnh. Không khí trong lành và gió hồ mơn man, cảnh non nước hữu tình dần hiện ra trước mắt du khách. Núi Bà Rá sừng sững như một điểm tựa vững chắc không những của thủy điện Thác Mơ mà còn là của cả tỉnh Bình Phước. Đây còn là ngọn núi linh thiêng mang giá trị tâm linh rất lớn của tỉnh.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc khai thác và phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Phước, Mỹ Lệ đã sớm nhận ra những tiềm năng triển vọng của ngành du lịch tại Bình Phước.
Khu du lịch sinh thái rộng hơn 60 hecta với hệ thống giao thông thuận lợi, tạo thành một quần thể kiến trúc và thiên nhiên hùng vĩ với núi non, sông nước đang dần dần hình thành.
Mỹ Lệ luôn muốn giới thiệu đến tất cả du khách khi đặt chân đến Bình Phước sẽ cảm nhận một Bình Phước rất khác và một địa điểm du lịch hấp dẫn mang tên Mỹ Lệ của tương lai.


--------------------------------------------------------------------------------

ĐIỀU BÌNH PHỨƠC
Bình Phước là một trong những tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất nước. Hàng năm, sản lượng điều thu hoạch được mang đến cho Bình Phước một nguồn lợi không nhỏ. Cây Điều trên đất Bình Phước còn là một trong những giống cây giúp người dân Bình Phước xóa đói giảm nghèo.
Dễ trồng, không kén đất, phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc, ít màu mỡ, thường xuyên chịu đựng khô hạn, cây điều được tỉnh Bình Phước xác định là cây giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo, có nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống. Ngoài ra, hạt điều đang là nguồn hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, thu hút nhiều ngoại tệ.
http://www.saigontoserco.com/files/news/272i7872u_bnh_ph7912416c.jpg
Điều là một loại cây cho trái nhưng trái điều không có giá trị kinh tế cao bằng hạt điều. Hạt điều thường dính chặt vào đáy trái điều. Khi thu hoạch hạt thì người bán sẽ tách bỏ phần trái ở trên.
Hạt điều nếu chế biến theo những người dân quê bình dị thì thường được nướng lên. Hạt điều khi nướng thường hay bị nổ lớp vỏ ngoài và văng đi một quãng không xa. Công việc nướng hạt điều đấy thường làm cho trẻ con rất thích, dù nướng hât điều rất cực và thành quả thu được cũng không nhiều. Có một cách khác để chế biến hạt điều, hạt điều còn được dùng để rang vời muối, hương vị của món này rất được ưa chuộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài.
Hạt điều có một hương vị rất riêng, mùi vị của hạt điều thì không thể nào lẩn với một món ăn nào khá. Hạt điều có độ giòn giòn là người thưởng thức có cảm giác thích thú khi cắn vào, và cảm nhận được sự giòn tan của nó. Độ bùi bùi của hạt điều cũng là một trong những điểm thu hút được nhiều người thưởng thức.
Hạt điều có thể dùng riêng một mình hay dùng chung với các món ăn khác thì cũng rất tuyệt, Hạt điều được dùng làm các gia vị trong khi chế biến các món ăn Âu Á, hay còn dùng trang điểm trong các món bánh, và phổ biến nhất vẫn là được dùng làm bánh tráng kẹo. Trên lớp bánh tráng trắng tinh được phét một lớp đường, sau đó đặt từng hạt, từng hạt điều xung quanh bánh, tạo ra cho bánh một sự hấp dẫn và thu hút được rất nhiều người thưởng thức.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top