Vấn đề 1: Phân tích đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước.

Văn bản là phương tiện lưu giữ và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay  ký hiệu nhất định.

Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

Khi nói đến văn bản quản lý nhà nước là nói đến loại văn bản của tổ chức đặc biệt trong xã hội, đó là Nhà nước. Tính đặc biệt của văn bản quản lý nhà nước thể hiện ở những đặc điểm sau:

+ Về chủ thể ban hành: văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền soạn thảo và ban hành. Chỉ có những văn bản do người đúng thẩm quyền ban hành mới có ý nghĩa pháp lý.

Không phải chủ thể nào cũng được ban hành mọi loại văn bản quản lý mà chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định trong phạm vi thẩm quyền để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Ví dụ: các cơ quan thuộc Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ không có quyền ban hành Thông tư mà chỉ có Bộ chủ quản mới có quyền đó.

+ Về mục đích ban hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.   

+ Đối tượng áp dụng: Văn bản quản lý Nhà nước mang tính công quyền, được ban hành để tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụ  thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Về trình tự ban hành, hình thức văn bản: Văn bản quản lý nhà nước đòi hỏi phải được xây dựng, ban hành theo thủ tục pháp luật quy định và được trình bày theo hình thức luật định. Mỗi loại văn bản thường được sử dụng trong những trường hợp nhất định và có cách thức trình bày riêng. Sử dụng đúng hình thức văn bản sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất cả về nội dung và hình thức của hệ thống văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, sử dụng thực hiện văn bản.

+ Về bảo đảm thi hành.

Văn bản nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước như hoạt động tổ chức trực tiếp hoặc cưỡng chế.
+ Về văn phong.

Văn bản quản lý nhà nước nhằm mục đích truyền đạt thông tin, mệnh lệnh từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách đầy đủ, chính xác nhất. Nó không cần biểu cảm nên mang đặc trưng văn phong riêng, khác với văn phong nghệ thuật. Văn bản quản lý nhà nước thường mang tính phổ quát, đại chúng và không cần quá chi tiết như văn bản khoa học.

Vấn đề 2: Hãy nêu các ví dụ thực tế để làm sáng tỏ những chức năng cơ bản của văn bản quản lý nhà nước. Tính pháp lý của văn bản quản lý nhà nước được hiểu như thế nào và liên quan như thế nào đến thể thức văn bản?

Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ các cơ quan nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

Văn bản quản lý nhà nước có các chức năng cơ bản là chức năng thông tin, chức năng quản lý, chức năng pháp lý, chức năng thống kê, chức năng văn hoá - xã hội.

1. Chức năng thông tin.

Chức năng thông tin là thuộc tính cơ bản quan trọng, bản chất của văn bản, là nguyên nhân hình thành văn bản và là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. Chức năng thông tin của văn bản thể hiện ở các mặt sau:

- Ghi lại các thông tin quản lý.

- Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý hay giữa hệ thống với bên ngoài.

- Giúp cho cơ quan thu nhận thông tin cần cho hoạt động quản lý.

- Giúp các cơ quan xử lý, đánh giá các thông tin thu được thông qua hệ thống truyền đạt thông tin khác.

Ví dụ: Các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane) vừa qua giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và nhân dan biết, chủ động có biện pháp phòng chống bão.

2.  Chức năng quản lý.

Đây là chức năng có tính chất thuộc tính của văn bản quản lý. Chức năng quản lý của văn bản thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Thông tin trong văn bản quản lý Nhà nước giúp cho việc tổ chức tốt công việc của các nhà lãnh đạo, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lý.

- Văn bản ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý tới đối tượng thực hiện, tham gia vào tổ chức thực hiện quyết định.

- Là phương tiện hữu hiệu để phối hợp, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý.

Ví dụ: Căn cứ các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane), các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương đã đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn trong công tác chỉ đạo phòng chống bão.

3. Chức năng pháp lý.

Chức năng pháp lý của văn bản biểu hiện trước hết là:

- Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp lý tồn tại trong xã hội do pháp luật điều chỉnh. Khi đã sử dụng hình thức văn bản để ghi lại và truyển tải quyết định và thông tin quản lý, cơ quan nhà nước đã sử dụng thẩm quyền trong đó. Mệnh lệnh chứa trong văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc mọi người phải tuân theo. Bản thân văn bản là chỗ dựa pháp lý, khung pháp lý ràng buộc mọi mối quan hệ, dựa vào đó để tổ chức hoạt động của cơ quan, cá nhân, tổ chức.

-  Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Văn bản là cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tổ chức.

- Là cầu nối tạo ra các mối quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan. Văn bản và các hệ thống văn bản quản lý giúp xác định các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan quản lý và bị quản lý, tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan, cá nhân có quan hệ trao đổi văn bản, theo phạm vi hoạt động của mình và quyền hạn được giao.

Ví dụ: quan hệ giữa Bộ với các sở, ban, ngành...; giữa UBND tỉnh với UBND huyện, các sở, ban, ngành; giữa Bộ Công nghiệp với các nhà máy, xí nghiệp; Cục Thuế với tổ chức kinh doanh.

- Bản thân các văn bản trong nhiều trường hợp, là chứng cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điều hành công việc của các cơ quan.

- Là trọng tài phân minh, phân xử khi thực hiện văn bản không thống nhất, cơ sở để giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân, giải quyết các quan hệ pháp lý nảy sinh.

Tính pháp lý của văn bản được hiểu là sự phù hợp của văn bản (về nội dung và thể thức) với quy định pháp luật hiện hành.

Như  vậy, văn bản đảm bảo tính pháp lý khi được ban hành theo đúng quy định pháp luật về nội dung và thể thức.

Thể thức văn bản là hình thức pháp lý của văn bản, là toàn bộ những yếu tố về hình thức có tính bố cục đã được thể chế hoá để đảm bảo giá trị pháp lý cho văn bản. Như vậy thể thức là yếu tố thuộc về hình thức bên ngoài nhằm đảm bảo tính pháp lý cho văn bản.

Vấn đề 3: Văn bản quản lý nhà nước có những vai trò gì trong hoạt động của cơ quan nhà nước? Thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nước đã phát huy những vai trò đó như thế nào?
1. Văn bản quản lý nhà nước đảm bảo thông tin cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nhu cầu phục vụ về thông tin rất lớn, đa dạng và biến đổi. Văn bản quản lý nhà nước cung cấp các loại thông tin sau:

+ Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước liên quan đến mục tiêu, phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan, đơn vị.

+ Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.

+ Phương thức hoạt động, quan hệ công tác giữa các cơ quan, đơn vị với nhau.

+ Về tình hình đối tượng bị quản lý, sự biến động của cơ quan, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị.

+ Các kết quả đạt được trong quá trình quản lý...

Để văn bản phát huy hiệu quả vai trò cung cấp thông tin đảm bảo cho hoạt động của từng bộ phận, từng đơn vị  có hiệu quả, vấn đề không chỉ là cung cấp thông tin mà quan trọng là chất  lượng của thông tin.

Chất lượng của văn bản phụ thuộc vào chất lượng của thông tin có trong văn bản. Đến lượt mình, chất lượng thông tin phụ thuộc vào tính chính xác, chân thực, tính cập nhật, đồng bộ, toàn diện, tính thuyết phục của van ban. Trên thực tế, vẫn còn văn bản kiểu "làm láo báo cáo hay", hoặc 1 Thông tư hướng dẫn đáng ra phải ban hành từ cách đây vài năm, đến khi ban hành đã mất đi tính thời điểm cấp bách của nó, hay văn bản thiếu thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo với những văn bản đã ban hành thì không thể nói  văn  bản đó đã đảm bảo thông tin có chất lượng trong hoạt động quản lý.

2. Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý.

Các quyết định hành chính được truyền đạt sau khi đã được thể chế hoá thành các văn bản mang tính quyền lực nhà nước. Các quyết định quản lý cần phải được truyền đạt nhanh chóng và đúng đối tượng, được đối tượng bị quản lý thông suốt, hiểu được nhiệm vụ và nắm được ý đồ của lãnh đạo để nhiệt tình, yên tâm và phấn khởi thực hiện.

Việc truyền đạt các quyết định quản lý là vai trò cơ bản hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Bởi lẽ khi tổ chức, xây dựng ban hành và chu quyền một cách khoa học, hệ thống đó có khả năng truyền đạt các quyết định quản lý một cách nhanh chóng chính xác và có độ tin cậy cao.

3. Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý.

- Kiểm tra có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước. Không kiểm tra theo dõi thường xuyên, thiết thực và chặt chẽ thì mọi nghị quyết, chỉ thị, quyết định quản lý có thể chỉ là lý thuyết suông. Kiểm tra việc thực hiện công tác điều hành và quản lý nhà nước là một phương tiện có hiệu lực thúc đẩy các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội hoạt động một cách tích cực, có hiệu quả hơn.

Kiểm tra còn là một trong những biện pháp nhằm nâng cao trình độ tổ chức công tác cơ quan thuộc bộ máy quản lý nhà nước hiện nay. Công tác này sử dụng một phương tiện quan trọng hàng đầu là hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Để phát huy hết vai trò to lớn đó thì công tác kiểm tra cần phải được tổ chức một cách khoa học. Có thể thông qua việc kiểm tra, việc giải quyết văn bản mà theo dõi hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý.

Để kiểm tra có kết quả cũng cần chú ý đúng mức cả hai phương diện của quá trình hình thành và giải quyết văn bản: một là, tình hình xuất hiện các văn bản trong hoạt động của cơ quan và các đơn vị trực thuộc, hai là, nội dung các văn bản và sự hoàn thiện trên thực tế nội dung đó. ở những mức độ khác nhau cả hai phương diện đều có thể cho thấy chất lượng thực tế trong hoạt động của cơ quan.

4. Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật.

Văn bản  quản lý nhà nước có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng và định hình một chế độ pháp lý cần thiết cho việc xem xét các hành vi hành chính trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý trong các cơ quan. Đó là một trong những cơ sở quan trọng để giải quyết các tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, các đơn vị và cá nhân, giải quyết những quan hệ về pháp lý trong lĩnh vực quản lý hành chính. Văn bản quản lý nhà nước là cơ sở cần thiết để xây dựng cơ chế của việc kiểm soát tính hợp pháp của các hành vi hành chính trong thực tế hoạt động của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước.

Thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản hiện nay trong các cơ quan hành chính nhà nước đã phát huy những vai trò đó như thế nào ?

Trong những năm gần đây, công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước rất được chú trọng. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về soạn thảo và xử lý văn bản, đặt cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng và ban hành văn bản, làm cho chất lượng của các văn bản được nâng lên rõ rệt. Về hình thức, các văn bản ngày càng hoàn chỉnh, những sai sót về cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, sử dụng không đúng loại văn bản hay ký không đúng thẩm quyền, không đúng thể thức ngày càng ít. Về nội dung, các văn bản ngày càng phản ánh sát hợp và kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với pháp luật, với đối tượng thực thi văn bản, với thực trạng của vấn đề mà văn bản quy định và với quy luật phát triển của đời sống xã hội. Giữa các văn bản đã có sự hài hoà, thống nhất. Ranh giới giữa các loại văn bản khác nhau, giữa các văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành được phân định khá rõ ràng. Về thủ tục xây dựng văn bản ngày càng được các cơ quan hữu quan coi trọng, đặc biệt là các khâu, các bước cần thiết bảo đảm chất lượng của từng văn bản. Việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản cũng tiến bộ rõ rệt, tạo nên văn phong riêng phù hợp với môi trường quản lý nhà nước, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị của ngôn ngữ dân tộc.

Tuy nhiên, công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước vẫn còn một số ton tai nhất định, đó là:

- Chưa thống nhất trong việc xây dựng và sử dụng mẫu văn bản. Vẫn còn những trường hợp sử dụng loại văn bản chưa hợp lý, do vai trò của từng loại văn bản trong quản lý nhà nước chưa được làm rõ.

- Các văn bản do nhiều cơ quan, nhiều cấp ban hành nhưng thiếu tính kế hoạch, thiếu sự phối hợp kịp thời, nhịp nhàng giữa các cơ quan nên văn bản chậm đi vào thực tiễn đời sống xã hội.

- Việc xây dựng văn bản trong nhiều trường hợp chưa được tiến hành đủ các khâu, các bước cần thiết hay tiến hành thiếu khách quan, chưa khoa học, chưa chú trọng mối quan hệ giữa văn bản với toàn hệ thống văn bản nên chưa hoàn toàn hài hoà, thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản. Nhiều văn bản chồng chéo, mâu thuẫn nhau vừa khó thực hiện vừa làm giảm hiệu lực của văn bản. Đồng thời, việc kiểm tra các văn bản sau khi đã ban hành ít được chú ý nên nhiều văn bản đã hết hiệu lực, ít giá trị hoặc không có giá trị thực tế vẫn tồn tại làm lu mờ nhu cầu ban hành văn bản mới, dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu văn bản, cản trở các quan hệ xã hội phát triển.

- Việc sử dụng ngôn ngữ trong văn bản còn chưa chuẩn xác, gây ra những cách hiểu khác nhau về cùng một quy định hay nghĩa thể hiện trái ngược ý tưởng của người viết.

Tóm lại là những vấn đề tồn tại trong xây dựng và ban hành văn bản thời gian quan là: Văn bản ban hành chậm, không kịp thời; chất lượng văn bản thấp, chưa đạt yêu cầu về nội dung, hình thức văn bản; nội dung văn bản đôi khi còn mâu thuẫn, chồng chéo nhau; thể thức văn bản chưa có sự hướng dẫn, quy định thống nhất; cán bộ nhân viên soạn thảo văn bản không ý thức tầm quan trọng của văn bản trong hoạt động của cơ quan; trình độ của cán bộ chưa nắm được kỹ thuật soạn thảo văn bản; lãnh đạo ký văn bản chưa chú ý đến thể thức văn bản khi ký; chưa có quy định xử lý đối với văn bản sai thể thức ...

Có tình trạng trên là do chúng ta chưa có một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ về xây dựng và ban hành văn bản nên hoạt động này trên thực tế thiếu nhất quán. Cung cách xây dựng và ban hành văn bản duy ý chí tồn tại nhiều năm chưa được xoá bỏ hết, không quan tâm đúng mức đến cơ sở khoa học của việc ban hành hoặc không ban hành văn bản. Mặt khác, nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác xây dựng và ban hành văn bản nên không đầu tư hợp lý cả về cơ sở vật chất và cán bộ nghiệp vụ, hay chạy theo thành tích, dẫn đến văn bản làm ra nhiều nhưng chất lượng thấp.

Vấn đề 4: Tại sao cần phân loại văn bản quản lý nhà nước? Hãy nêu các tiêu chí phân loại văn bản và cho biết cách phân loại thông dụng nhất trong Luật hành chính và theo cách phân loại đó, văn bản quản lý nhà nước gồm những loại nào? Cho các ví dụ minh hoạ.

1. Mục đích của việc phân loại.

a. Giúp xác định vị trí văn bản trong hệ thống, giúp cho người sử dụng văn bản tránh được sự  nhầm lẫn, tạo định hướng đúng đắn trong việc áp dụng nó vào quản lý.

Ví dụ: không thể lấy báo cáo thay cho Chỉ thị, biên bản thay cho nghị quyết, vì nó không phù hợp và sẽ gây khó khăn cho việc chỉ đạo thực hiện các quyết định quản lý trong thực tế.

b. Nghiên cứu xây dựng cấu trúc nội dung và hình thức đối với mỗi loại văn bản.

Ví dụ: soạn thảo một công văn khác với soạn thảo một chỉ thị.

c. Phục vụ cho việc tra tìm văn bản một cách thuận lợi.

Dựa vào cách phân loại theo đặc trưng của văn bản để tìm ra loại văn bản mà mình cần, chẳng hạn:  văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt.

2. Các tiêu chí để phân loại: Căn cứ vào mục đích sử dụng và nội dung có các tiêu chí phân loại như sau:

a. Phân loại theo tác giả.

Các văn bản được phân biệt với nhau theo tên cơ quan đã xây dựng và ban hành chúng. Theo tiêu chí này, văn bản có thể là: Văn bản của Quốc Hội, Chủ tịch nước, HĐND, văn bản của TANDTC, văn bản của Trưòng ĐHKHXH &NV...
b. Phân loại theo tên loại:

Văn bản có thể bao gồm: Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, thông báo, báo cáo...

c. Phân loại theo nội dung.

Văn bản được sắp xếp theo từng vấn đề được đưa ra trong trích yếu của văn bản: Văn bản về nhập khẩu, văn bản về xử phạt hành chính, văn bản về hộ tịch...

d. Phân loại theo mục đích biên soạn và sử dụng.

Để giúp thấy được mục đích của việc xây dựng các văn bản trong quá trình hoạt động của các cơ quan cũng như mục tiêu sử dụng chúng trong thực tế, dựa vào chức năng của các cơ quan quản lý, có thể phân chia thành các loại như: văn bản để đôn đốc, văn bản để trao đổi, văn bản thống kê, văn bản quản lý cán bộ...

e. Phân loại theo thời gian, địa điểm ban hành.

- Theo địa điểm ban hành: Văn bản có thể là của Hà Nội, Hà Tĩnh, Hà Nam.

- Theo thời gian: Văn bản năm 1999, văn bản năm 2000, văn bản năm 2001 hoặc văn bản của các tháng khác nhau.

g. Phân loại theo lĩnh vực chuyên môn.

Văn bản ngoại giao, văn bản tài chính; văn bản kỹ thuật trong các lĩnh vực như: văn bản xây dựng, văn bản kiến trúc...

h. Phân lọai theo ngôn ngữ:

Văn bản tiếng Việt, văn bản tiếng Nga, văn bản tiếng Anh...
i. Phân loại theo kỹ thuật chế tác  (kỹ thuật làm văn bản).

k. Phân loại theo hiệu lực pháp lý.

Văn bản quản lý nhà nước được phân loại theo các tiêu chí sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản cá biệt.

- Văn bản hành chính thông thường.

- Văn bản chuyên môn - kỹ thuật.

Vấn đề 5: Bằng các ví dụ thực tế, hãy chứng minh rằng văn bản là công cụ quản lý quan trọng và là thước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lý trong cơ quan nhà nước.

Văn bản là công cụ quan trọng và là thước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lý trong các cơ quan quản lý Nhà nước, điều đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:

1. Văn bản ghi lại các thông tin quản lý, truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý hay giữa hệ thống với bên ngoài, giúp cho cơ quan thu nhận thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý và đánh giá, xử lý thông tin, đưa ra các quyết định quản lý một cách kịp thời, chính xác.

2. Văn bản quản lý Nhà nước giúp cho các nhà lãnh đạo tổ chức tốt công việc của mình, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lý đúng đắn, nó ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý tới đối tượng thực hiện và là phương tiện hữu hiệu để phối hợp, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý.

3. Văn bản ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp lý tồn tại trong xã hội do pháp luật điều chỉnh, nó là chỗ dựa pháp lý, khung pháp lý ràng buộc mọi mối quan hệ, dựa vào đó để tổ chức hoạt động của cơ quan, cá nhân, tổ chức và là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Văn bản là cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tổ chức, là cầu nối tạo ra các mối quan hệ giữa các tổ chức, cơ quan. Văn bản và các hệ thống văn bản quản lý giúp xác định các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan quản lý và bị quản lý, tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan, cá nhân có quan hệ trao đổi văn bản, theo phạm vi hoạt động của mình và quyền hạn được giao. Bản thân văn bản trong nhiều trường hợp, là chứng cứ pháp lý để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý và điều hành công việc của các cơ quan, là trọng tài phân minh, phân xử khi thực hiện văn bản không thống nhất, cơ sở để giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân, giải quyết các quan hệ pháp lý nảy sinh. Văn bản quản lý nhà nước là cơ sở cần thiết để xây dựng cơ chế của việc kiểm soát tính hợp pháp của các hành vi hành chính trong thực tế hoạt động của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước.

4. Văn bản quản lý nhà nước cũng như nhiều loại văn bản khác, là sản phẩm sáng tạo của con người được hình thành trong quá trình nhận thức, lao động để tổ chức xã hội và cải tạo tự nhiên. Là một trong những phương tiện cơ bản của hoạt động quản lý, văn bản quản lý nhà nước góp phần quan trọng ghi lại và truyền bá cho mọi người và cho thế hệ mai sau những truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc được tích luỹ từ cuộc sống của nhiều thế hệ. Như vậy, văn bản là nguồn tư liệu lịch sử quý giá giúp cho chúng ta hình dung được toàn cảnh bức tranh và trình độ văn minh quản lý nhà nước của mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể ở mỗi quốc gia. Những văn bản được soạn thảo đúng yêu cầu về nội dung và thể thức có thể được xem là một biểu mẫu văn hoá không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống hiện nay mà còn cho tương lai.

Qua văn bản thể hiện, phản ánh được trình độ văn hoá và nằm trong xã hội nhà nước nào. Văn bản góp phần phản ánh xã hội và làm thay đổi bộ mặt xã hội. Thông qua văn bản, chúng ta thấy được văn hoá quản lý của từng nhà nước; phản ánh quan hệ xã hội và có tác động trực tiếp đến sự phát triển xã hội. Nói cách khác, văn bản là thước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lý trong cơ quan Nhà nước. Văn bản thể hiện lề lối, trật tự, nề nếp, quy trình, trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, cá nhân; thể hiện trình độ, năng lực, phẩm chất, thái độ của người soạn thảo.

Muốn văn bản là thước đo trình độ văn minh, văn hoá quản lý trong cơ quan nhà nước thì việc soạn thảo văn bản phải tuân theo đúng những chuẩn mực nhất định về yêu cầu thể thức, văn phong ngôn ngữ chuẩn mực, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản....; lao động xây dựng văn bản càng nghiêm túc thì văn bản càng có tính văn hoá cao.

Vấn đề 6: Vì sao cần phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác được sử dụng trong quản lý nhà nước? Nếu không phân biệt chính xác các loại văn bản trong quá trình soạn thảo thì sẽ có tác hại gì khi sử dụng văn bản? Anh (chị) hãy nêu ví dụ để làm sáng tỏ nhận định của mình.

Cần phải phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác được sử dụng trong quản lý nhà nước vì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó là loại văn bản duy nhất có thẩm quyền và hình thức do luật định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung, đó chính là những chuẩn mực mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội mà quy tắc đó điều chỉnh. Là loại văn bản rất điển hình mang tính cưỡng chế thi hành và nó được áp dụng trong phạm vi thời gian, không gian, đối tượng nhất định. Nó được áp dụng nhiều lần và chỉ hết hiệu lực khi có một văn bản quy phạm pháp luật khác ra đời thay thế nó; văn bản quy phạm pháp luật có thể được áp dụng trong toàn quốc và từng địa phương; văn bản quy phạm pháp luật áp dụng với mọi đối tượng hay một bộ phận xã hội, 1 giai tầng xã hội; là loại văn bản duy nhất được ghi năm ban hành vào số và ký hiệu.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

1. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết.
2. Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết.

3. Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật  của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:

a. Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;

b. Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

c. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

đ. Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;

4. Văn bản do HĐND, UBND ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do UBND ban hành còn để thi hành Nghị quyết của HĐND cùng cấp:

a. Nghị quyết của HĐND;

b. Quyết định, Chỉ thị của UBND.

Văn bản quy phạm pháp luật có đặc điểm riêng so với các văn bản khác, và có vị trí đặc biệt trong hệ thống văn bản, vì vậy cần phân biệt rõ, nếu phân biệt không chính xác có thể dẫn đến sai thẩm quyền khi ban hành; sai thể thức văn bản; không tuân thủ đúng quy trình soạn thảo đối với văn bản quy phạm pháp luật và ảnh hưởng đến tính hiệu lực thi hành của văn bản.

Vấn đề 7: Bằng các ví dụ cụ thể, hãy cho biết đặc điểm và cấu trúc nội dung của quyết định cá biệt. Cần chú ý những yêu cầu cơ bản nào trong việc phân biệt văn bản cá biệt với văn bản quy phạm pháp luật?

Quyết định cá biệt là loại văn bản cá biệt, là một trong những hình thức văn bản do các chủ thể ban hành theo luật định nhằm đưa ra các quyết định quản lý. Chủ thể ban hành có thể là Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng hay thủ trưởng  một cơ quan, tổ chức để giải quyết các công việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình. Ví dụ, quyết định bổ nhiệm, tặng thưởng Huân, Huy chương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

Cấu trúc nội dung của quyết định cá biệt: Nội dung của quyết định cá biệt gồm phần căn cứ và phần nội dung chính:

1. Cấu trúc của căn cứ:

Trong phần căn cứ ban hành văn bản cần nêu các căn cứ pháp lý là các văn bản pháp luật đang còn hiệu lực vào thời điểm ban hành và cơ sở thực tiễn để ban hành quyết định.
- Căn cứ pháp lí gồm có hai nhóm:

+ Căn cứ pháp lý về thẩm quyền ban hành: Viện dẫn văn bản pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, ví dụ: đối với Quyết định của UBND tỉnh viện dẫn căn cứ thẩm quyền là:

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

+ Căn cứ pháp lý cho nội dung của văn bản: Viện dẫn các văn bản pháp luật quy định những vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung quyết định. Thường dẫn theo thứ tự từ cao đến thấp về tính chất pháp lý của loại hình văn bản. Đối với văn bản có tính chất pháp lý ngang nhau thì xếp theo thứ tự thời gian. Ví dụ, đối với quyết định về  bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, viện dẫn căn cứ nội dung có thể là:

Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;

 

-  Cơ sở thực tiễn:

 

Để ban hành một Quyết định phải dựa trên cơ sở thực tiễn, do cơ quan, thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền đề nghị, trình ban hành Quyết định. Phần này cần nêu cụ thể đề nghị của ai, tại văn bản nào hay dựa trên cơ sở thực tiễn nào. Thông thường phần căn cứ thực tiễn được bắt đầu bằng cụm từ mang tính khuôn mẫu như: “Xét đề nghị của…”; “Xét đơn…”; “Xét tờ trình của …”…

 

2.  Nội dung chính của quyết định

 

Điều 1 quy định thẳng vào nội dung điều chỉnh chính của Quyết định.


Điều 2 và các Điều tiếp theo quy định các hệ quả pháp lý nảy sinh liên quan đến nội dung điều chỉnh chính của Quyết định.

Điều cuối cùng:

- Quy định về hiệu lực văn bản: Quyết định có thể có hiệu lực kể từ ngày ký hay muộn hơn. Trường hợp cần thiết có thể quy định hiệu lực sớm hơn so với ngày ban hành (hiệu lực trở về trước), nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

- Quy định về xử lý văn bản: Bãi bỏ văn bản trước đó có nội dung mâu thuẫn với quyết định này (nếu có).
-  Quy định về đối tượng thi hành: Nêu đầy đủ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

Những yêu cầu cơ bản trong việc phân biệt văn bản cá biệt và văn bản quy phạm pháp luật:

            Tiêu chí
            VBQPPL
             VBCB
Thẩm quyền: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Theo quy định chỉ một số cơ quan nhà nước mới có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Về nguyên tắc, tất cả mọi cơ quan đều có thể ban hành văn bản cá biệt để điều chỉnh nội dung thuộc thẩm quyền
 Quy tắc xử sự
Đưa ra quy tắc xử sự  chung (đưa ra chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia vào quan hệ xã hội mà quy tắc đó điều chỉnh)
Giải quyết vụ việc cụ thể, cá biệt hay quy phạm nội bộ
 Đối tượng áp dụng
Toàn xã hội hoặc 1 bộ phận xã hội, trong phạm vi toàn quốc hay từng địa phương
Một cá nhân hoặc một nhóm cụ thể, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định
 Hiệu lực thời gian
Nhiều lần
Một lần hay trong phạm vi nội bộ một cơ quan, tổ chức
Thẩm quyền, hình thức, thủ tục, trình tự ban     hành
Chặt chẽ do luật định
Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thủ tục đơn giản hơn.
Số và ký hiệu
Có năm ban hành ở số và ký hiệu
Không ghi năm ban hành ở số và ký hiệu
Tên gọi
Luât, Pháp lệnh, Lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
Lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị

Vấn đề 8: Văn bản hành chính thông thường có đặc điểm cơ bản gì và gồm những loại văn bản nào? Tại sao không được dùng những văn bản loại này thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình soạn thảo? Hiện nay trên thực tế còn tình trạng này không? Làm gì để có thể khắc phục tình trạng đó? 

- Văn bản hành chính thông thường là loại văn bản dùng để chuyển đạt thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về 1 chủ trương, quyết định hay nội dung và kết quả hoạt động của 1 cơ quan, tổ chức; ghi chép lại các ý kiến và kết luận trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa Nhà nước với tổ chức và công dân... Nó có đặc điểm là không quy định thẩm quyền, không đưa ra các quyết định quản lý, không mang tính quy phạm pháp luật, nhưng có tính pháp lý; nó ra đời theo yêu cầu và tính chất công việc; văn bản hành chính thông thường có nhiều biến thể, các thể loại khác nhau nhưng rất giống nhau, có thể phát sinh từ nhau.
 
- Các loại văn bản hành chính thông thường gồm: Công văn; Thông cáo; Thông báo; Báo cáo; Tờ trình; Biên bản; Đề án, Phương án; Kế hoạch, Chương trình; Diễn văn; Công điện; các loại giấy (Giấy mời, Giấy đi đường, Giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép...); các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình...).
- Không được dùng những văn bản loại này thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình soạn thảo vì văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức luật định, có giá trị bắt buộc thi hành. Còn đối với văn bản hành chính thông thường, mọi cơ quan, tổ chức đều có thể ban hành. Văn bản hành chính thông thường chứa đựng thông tin quản lý thông thường, không mang tính chế tài bắt buộc. Nếu dùng văn bản hành chính thông thường để đưa ra các quy phạm pháp luật thì dẫn đến hiệu lực của mệnh lệnh trong văn bản bị ảnh hưởng, không tạo ra được căn cứ pháp lý đề thực hiện và giải quyết các tranh chấp nảy sinh, không tạo được tính bắt buộc thi hành của quy định đưa ra.
- Hiện nay, trên thực tế nhiều (đến 30%) văn bản hành chính thông thường (công văn, thông báo...) có chứa quy phạm pháp luật.
- Một số biện pháp khắc phục tình trạng này là:
+ Cán bộ, công chức soạn thảo văn bản cần nắm rõ đặc điểm của từng loại văn bản để lựa chọn hình thức tên gọi phù hợp.
+ Nắm vững quy định pháp luật về kỹ thuật soạn thảo văn bản.
+ Tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các văn bản hành chính thông thường có chứa quy phạm pháp luật.
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về kiến thức và nghiệp vụ soạn thảo văn bản.
+ Có biện pháp chế tài đối với cơ quan, cá nhân ban hành văn bản sai trái.
Vấn đề 9:  Văn phong của văn bản quản lý nhà nước có ý nghĩa như thế nào đến chất lượng văn bản? Hãy nêu các ví dụ để làm sáng tỏ những đặc điểm về văn phong của văn bản quản lý nhà nước.

- Văn bản quản lý hành chính nhà nước được viết theo văn phong hành chính - công vụ, đó là dạng ngôn ngữ tiếng Việt văn học tạo thành hệ thống tương đối khép kín, hoàn chỉnh các phương tiện ngôn ngữ viết đặc thù nhằm phục vụ cho các mục đích giao tiếp bằng văn bản trong lĩnh vực hoạt động pháp luật và hành chính. Văn phong hành chính - công vụ được sử dụng trong giao tiếp bằng văn bản tại các cơ quan nhà nước, trong công tác điều hành - quản lý ở toà án, trong hội đàm công vụ và ngoại giao. Đó là văn phong của các văn bản pháp luật, các quyết định quản lý, các văn kiện chính thức khác nhau, thư tín công vụ, diễn văn, các bài phát biểu tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, các chỉ dẫn mang tính pháp lý. Việc đảm bảo văn phong, ngôn ngữ văn bản giúp cho văn bản thực hiện được các chức năng của mình, giúp cho văn bản đạt được mục đích của việc ban hành.

Văn phong hành chính - công vụ có 5 đặc điểm:

1. Tính chính xác rõ ràng: tiêu chuẩn quan trọng nhất đầu tiên của văn phong. Tính chính xác được hiểu văn bản được viết sao cho mọi người đều hiểu như nhau, muốn vậy phải diễn đạt chính xác, rõ ràng, cần viết gọn ghẽ, mạch lạc,diễn tả ý tưởng dứt khoát, sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Ví dụ: Xử tử, không nên khoan hồng - Giết; xử tử không nên, khoan hồng - không giết.

2. Tính phổ thông, đại chúng: Văn bản quản lý nhà nước phải viết bằng những từ ngữ phổ thông, ngắn gọn, dễ hiểu. Ngưòi đọc hiểu một cách nhanh nhất - thực hiện một cách nhanh nhất, đòi hỏi người soạn thảo văn bản phải có một trình độ nhất định, kỹ năng cần thiết, kiến thức thiết thực. Loại bỏ những phần thừa không cần thiết. Một văn bản dể hiểu là một văn bản được người nhận hiểu nhanh nhất, dùng từ ngữ giản dị, càng rõ, chính xác, hạn chế sử dụng từ Hán-Việt, từ ngoại lai.

3. Tính khách quan, phi cá tính. Thực hiện ý chí nhà nước, ý chí tập thể, khách quan, không mang tính cá nhân.

4. Tính trang trọng, lịch sự. Thể hiện tính trang trọng uy nghiêm. Lời văn trang trọng thể hiện sự tôn trọng đối với các chủ thể thi hành, làm tăng uy tín của cá nhân, tập thể ban hành văn bản. Tính trang trọng lịch sự của văn bản phản ánh trình độ giao tiếp "văn minh hành chính" của một nền hành chính dân chủ, pháp quyền, hiện đại.

5. Tính khuôn mẫu: là đặc trưng cơ bản của văn bản nhà nước, đòi hỏi phải sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẫu. Tính khuôn mẫu của văn bản giúp người soạn thảo đỡ tốn công sức, đồng thời giúp cho người đọc dễ lĩnh hội .

Vấn đề 10: Các loại thông báo hành chính thường được được dùng trong các cơ quan là những loại nào và mỗi loại tương ứng có kết cấu nội dung như thế nào? Trong trường hợp nào cơ quan có thể dùng thông báo hành chính thay công văn để thông báo một công việc đến đối tượng quản lý?
Thông báo là 1 loại văn bản hành chính thông thường được dùng để thông tin về các hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Công văn cũng có thể dùng để thông tin về hoạt động công vụ dự kiến xảy ra. Cơ quan có thể dùng Thông báo hành chính thay Công văn để thông báo một công việc đến đối tượng quản lý khi cần gửi thông tin cho đối tượng rộng hay không rõ đối tượng cụ thể. Ví dụ: Thông báo tuyển sinh, Thông báo tuyển dụng cán bộ, công chức.
- Các trường hợp ban hành thông báo:
+ Thông báo 1 hoặc 1 vài vấn đề trong hoạt động công vụ được tạo nên do 1 văn bẳn quy phạm pháp luật đã ban hành.
+ Thông báo 1 số hoạt động đang thực hiện hoặc dự kiến xẩy ra, ví dụ như mở lớp bồi dưỡng, đào tạo...
+ Thông báo kế hoạch mới, đề nghị mới lên cấp trên,...
- Nêu kết cấu nội dung mỗi loại:
+ Đặt vấn đề: Không trình bày lý do mà giới thiệu trực tiếp những vấn đề cần thông báo.
+ Nội dung thông báo:
Đối với Thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị cần nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt, tóm tắt nội dung cơ bản của văn bản đó và yêu cầu cần quán triệt, triển khai, thực hiện.
Đối với Thông báo về kết quả các hội nghị, cuộc họp phải nêu ngày giờ họp, thành phần tham dự, người chủ trì, tóm tắt nội dung hội nghị, các quyết  định, nghị quyết nếu có của hội nghị, cuộc họp đó.
Đối với Thông báo về nhiệm vụ được giao ghi rõ, ngắn gọn, đầu đủ nhiệm vụ, những yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ, các biện pháp cần áp dụng để triển khai thực hiện.
Đối với Thông báo về thông tin hoạt động nêu rõ nội dung hoạt động quản lý, lý do tiến hành và thời gian tiến hành hoạt động đó.
Đối với Thông báo về kết luận của 1 cấp có thẩm quyền cần nêu rõ họ tên của cấp có thẩm quyền đó, nội dung cuộc họp dẫn đến kết luận, thành phần báo cáo viên, nội dung của kết luận và chỉ rõ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành.
+ Kết thúc thông báo: Nhắc lại nội dung chính, trọng tâm cần nhấn mạnh, lưu ý người đọc, hoặc 1 nội dung xã giao, cảm ơn nếu xét thấy cần thiết.
Vấn đề 11: Anh (chị) hãy so sánh hoạt động lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và hoạt động thẩm định văn bản trong quy trình lập quy. Có thể kiến nghị gì để hoàn thiện các hoạt động đó?
Lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản là việc cơ quan soạn thảo văn bản gửi dự thảo tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nêu ý kiến, quan điểm của mình đối với bản dự thảo nhằm hoàn thiện dự thảo trước khi ban hành.
1. Điểm giống nhau giữa hoạt động lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và hoạt động thẩm định văn bản trong quy trình lập quy:
- Đây là các bước trong quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm mục đích hoàn thiện dự thảo văn bản, nâng cao chất lượng văn bản ban hành.
- Hồ sơ gửi lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và thẩm định văn bản tương đối giống nhau, bao gồm: Công văn đề nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản hay thẩm định văn bản; bản dự thảo văn bản; các tài liệu khác liên quan.
- Cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ và cơ quan đóng góp ý kiến hay thẩm định phải trả lời trong thời hạn nhất định (luật định hay theo yêu cầu nêu trong văn bản đề nghị).
- Cơ quan, đơn vị soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đóng góp dự thảo văn bản, ý kiến thẩm định văn bản và có quyền tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến đó.
2. Điểm khác nhau giữa hoạt động lấy ý kiến đóng góp dự thảo văn bản và hoạt động thẩm định văn bản trong quy trình lập quy:

Tiêu chí
Đóng góp ý kiến
Thẩm định
ý nghĩa
Phát huy tính dân chủ và tập trung trí tuệ tập thể
Tăng cường tính kiểm tra văn  bản trước khi ban hành
Trình tự
Thực hiện trước thẩm định
Thực hiện sau đóng góp ý kiến
Chủ thể thực hiện

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn  bản
Các cơ quan chuyên môn thực hiện (Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp)
Nội dung 
Đóng góp ý kiến về những nội dung mà cơ quan soạn thảo đề nghị
Đánh giá văn bản trên tất cả các phương diện: Sự cần thiết ban hành văn bản; sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật;  tính khả thi của văn bản; kỹ thuật soạn thảo văn bản (từ ngữ, câu chữ, tiêu đề, bố cục văn bản, văn phong...)
Trách nhiệm của cơ quan dự thảo

Gửi thêm tài liệu hay trả lời trực tiếp về những vấn đề cơ quan thẩm định đề nghị
T/nhiệm pháp lý của chủ thể thực hiện
Không phải chịu trách nhiệm pháp lý về ý kiến đóng góp
Chịu trách nhiệm pháp lí về ý kiến  thẩm định

3. Một số kiến nghị để hoàn thiện 2 hoạt động này :
+ Tuyên truyền, phổ biến về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân và tổ chức trong việc tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo văn bản;

+ Tránh tính trạng lấy ý kiến một cách hình thức.
+ Cần có cơ quan chuyên môn tư vấn, thẩm định riêng về tính khả thi, tính khoa học của văn bản.
+ Cơ quan ban hành nên mời chuyên viên từ các cơ quan tư  pháp  tham gia vào ban soạn thảo để theo dõi, tư vấn từ khi soạn thảo dự thảo.

Vấn đề 13 : Tờ trình được soạn thảo trong trường hợp nào và cần đảm bảo yêu cầu về nội dung như thế nào? Tờ trình khác với Công văn đề nghị, yêu cầu ở điểm nào và khi nào có thể xin phép giải quyết công việc bằng Công văn?
Tờ trình là 1 loại văn bản hành chính thông thường dùng để đề xuất với cấp trên một vấn đề mới, xin cấp trên phê duyệt dự án, đề án, chủ trương...
Các trường hợp dự thảo Tờ trình: Tờ trình được dự thảo trong trường hợp đề xuất hay xin duyệt 1 chủ trương, 1 phương án công tác, một chính sách, 1 chế độ, 1 tiêu chuẩn, định mức hay đề nghị, bổ sung, bãi bỏ 1 văn bản quy định lỗi thời hoặc là những vấn đề thông thường trong điều hành và quản lý.
+ Nội dung Tờ trình: Nêu tóm tắt nội dung đề nghị mới, các phương án khả thi kèm thông tin trung thực có độ tin cậy cao. Phân tích những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới. Nêu ý nghĩa tác dụng của đề nghị mới đối với sản xuất, đời sống xã hội, công tác lãnh đạo, quản lý...
+ Kết thúc Tờ trình: Nêu những kiến nghị để cấp trên xem xét, chấp thuận cho phép sớm triển khai thực hiện đề xuất mới. Có thể nêu 1 vài phương án để cấp trên duyệt, nhằm khi cần thiết có thể chuyển đổi phương án.
Tờ trình có nội dung gần giống công văn đề nghị, yêu cầu là đều đề nghị giải quyết 1 việc, 1 vấn đề. Tuy nhiên có những điểm khác biệt sau:

Công văn đề nghị
Tờ trình
Đối tượng: có thể gửi lên cấp trên, ngang cấp hay cấp dưới.
Đề nghị, yêu cầu đối tượng nhận văn bản làm cái gì đó.


Chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra đề nghị



Gửi lên cấp trên quản lý trực tiếp


Đề nghị cấp trên phê duyệt một hoạt động hay văn bản nào đó.
Đề nghị cho phép hay đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết để chủ thể ban hành được thực hiện công việc nào đó.
 Yêu cầu phê duyệt chương trình, đề án, kế hoạch, văn bản khác đã dự thảo
Phải cụ thể, chi tiết hơn: + Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt, ý nghĩa mọi mặt của đề nghị đó
+ Phân tích khó khăn, phản ứng có thể xảy ra khi thực hiện đề nghị mới đó và biện pháp giải quyết,  kèm theo dự án, chương trình, kế hoạch thực hiện nó
+ Nội dung có tính khả thi, thể hiện bằng ngôn ngữ mang tính thuyết phục cao để tạo sự tin tưởng của cấp trên.

Vấn đề 14:  Vì sao khi soạn thảo và ban hành văn bản cần tuân theo một quy trình khoa học? Anh (chị) hãy phân tích ý nghĩa của các bước cơ bản trong quy trình soạn thảo văn bản hành chính thông thường.

Văn bản quản lý nhà nước bao gồm rất nhiều loại khác nhau về nội dung và vai trò đối với hoạt động của bộ máy nhà nước nên quy trình xây dựng chúng rất khác nhau. Văn bản càng quan trọng thì quy trình xây dựng càng phức tạp, chặt chẽ, văn bản ít quan trọng thì quy trình xây dựng đơn giản, linh hoạt. Như vậy quy trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước được hiểu là việc thực hiện thứ tự các bước trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định chặt chẽ quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc tuân thủ quy trình nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật về trình tự soạn thảo và ban hành, đảm bảo văn bản ban hành có tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản. Đối với các văn bản hành chính thông thường, có một số bước trong quy trình pháp luật không quy định chặt chẽ, nhưng vẫn nên tuân thủ để đảm bảo cho văn bản có chất lượng cao, phát huy hiệu quả trên thực tế. Văn bản quản lý nhà nước được sử dụng để giải quyết những công việc quan trọng phát sinh trong đời sống xã hội. Những công việc này phong phú, đa dạng, do đó để nội dung của văn bản quản lý nhà nước đạt các yêu cầu quy định thì quy trình xây dựng và ban hành văn bản phải tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Sáng kiến và soạn thảo văn bản:

+ Sáng kiến: Thành lập ban soạn thảo hay chỉ định cơ quan soạn thảo (đối với văn bản quy phạm pháp luật)

+ Soạn thảo: Thu thập, xử lý các thông tin cần thiết có liên quan, chuẩn bị đề cương, biên soạn và chỉnh lý dự thảo, lấy ý kiến dự thảo văn bản lần 1.

Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong phạm vi và hình thức thích hợp tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo. ở bước nầy phần quan trọng là tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo.

      Bước 3: Thẩm định dự thảo. Bước này chủ yếu là tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định dự thảo (đối với văn bản quy phạm pháp luật).

      Bước 4: Thông qua gồm trình ký và ký.

Bước 5: ban hành văn bản hay gửi văn bản.

Bước 6: gui va luu tru

Vấn đề 15: Trong trường hợp nào các nhà quản lý cần ban hành văn bản? Hãy cho ví dụ minh hoạ để làm sáng tỏ yêu cầu cần thiết phải có văn bản để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
Văn bản là phương tiện lưu giữ và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay  ký hiệu nhất định.

Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Nhà quản lý cần ban hành văn bản trong các trường hợp:

+  Cần truyền đạt thông tin quản lý; cần lưu giữ lại thông tin.

Đây là chức năng cơ bản quan trọng, bản chất của văn bản, là nguyên nhân hình thành văn bản và là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. Văn bản giúp nhà quản lý lưu giữ lại các thông tin quản lý; truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý hay giữa hệ thống với bên ngoài. Ví dụ: Các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane) của cơ quan khí tượng thuỷ văn Trung ương; các Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương phòng chống bão số 6.

+ Để tạo căn cứ pháp lý và làm chứng cứ pháp lý. Văn bản giúp ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp lý tồn tại trong xã hội do pháp luật điều chỉnh. Bản thân văn bản là chỗ dựa pháp lý, khung pháp lý ràng buộc mọi mối quan hệ, là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Nó giúp xác định các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan quản lý và bị quản lý, tạo nên sự ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ quan, cá nhân có quan hệ trao đổi văn bản, theo phạm vi hoạt động của mình và quyền hạn được giao.

+ Để làm cơ sở kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý. Đây là chức năng có tính chất thuộc tính của văn bản quản lý. Thông tin trong văn bản quản lý Nhà nước giúp cho việc tổ chức tốt công việc của các nhà lãnh đạo, làm cơ sở ban hành các quyết định quản lý. Ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý tới đối tượng thực hiện, tham gia vào tổ chức thực hiện quyết định. Đồng thời là phương tiện hữu hiệu để phối hợp, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý. Ví dụ: Căn cứ các thông tin dự báo về cơn bão số 6 (bão Xangsane), các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương đã đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn trong công tác chỉ đạo phòng chống bão.

Nêu ví dụ cụ thể các trường hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường, văn bản chuyên môn kỹ thuật để làm sáng tỏ yêu cầu cần thiết phải có văn bản để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

Vấn đề 16: Kỹ thuật lập quy là gì? Hãy trình bày những quy tắc cơ bản của kỹ thuật lập quy. Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.


Kỹ thuật lập quy là toàn bộ những quy tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và ban hành các văn bản lập quy. Những quy tắc cơ bản của kỹ thuật lập quy gồm:

1. Quy tắc chuẩn bị và trình tự biên soạn:

+ Tìm hiểu và nắm bắt được ý đồ của các cơ quan có thẩm quyền ban hành, lãnh hội được chủ trương của lãnh đạo để có cơ sở xác định được mục đích và yêu cầu cần đạt được của văn bản sẽ ban hành.

+ Tập hợp, rà soát các văn bản chủ đạo của Đảng có liên quan đến văn bản dự kiến biên soạn.

+ Tập hợp hoá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về các mối quan hệ xã hội mà văn bản sắp ban hành sẽ điều chỉnh để có được cơ sở cho văn bản đó trở thành một bộ phận cấu thành tương ứng của hệ thống pháp luật. Giúp cho văn bản sắp ban hành có thể khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật.
+ Khảo sát và điều tra xã hội nhằm nắm bắt được nhu cầu của đời sống xã hội liên quan đến lĩnh vực dự định điều chỉnh. Từ đó văn bản sắp ban hành có thể phù hợp với những yêu cầu của đời sống, có hình thức dễ hiểu, tiện lợi cho việc sử dụng, có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả điều chỉnh tốt. Công đoạn này còn giúp tạo ra những văn bản cụ thể với những thông tin cụ thể và chính xác, do đó có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn.

+ Trong trường hợp cần thiết, cần thu thập kinh nghiệm tham khảo quy định của nước ngoài để vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện và truyền thống của Việt Nam.

+ Phác thảo nội dung ban đầu của dự thảo văn bản.

- Văn bản được ban hành làm phát sinh hệ quả nào trong xã hội.

- Những vấn đề nào thuộc lĩnh vực được đề cập, điều chỉnh có thể có ý kiến, quan niệm chưa thống nhất.

- Những điểm mới, khái niệm, thuật ngữ cần xác định rõ.

- Xác định vấn đề cơ bản, chủ chốt của văn bản dự định ban hành, định hướng cách thức và nội dung triển khai.

+ Tổ chức thảo luận nội dung phác thảo ban đầu.

- Viết dự thảo lần thứ nhất.
- Tổ chức lấy ý kiến tham gia, điều chỉnh dự thảo.
- Chỉnh lý.

2. Quy tắc lựa chọn hình thức văn bản:

Trước hết căn cứ vào thẩm quyền ban hành văn bản theo luật định, ngoài ra cần cân nhắc một cách tổng hợp các điều kiện sau:

+ Phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội: Văn bản có hiệu lực pháp lý cao dùng để điều chỉnh các quan hệ có phạm vi rộng, còn văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn dùng để điều chỉnh phạm vi hẹp. Văn bản lập quy của nhà nước Trung ương điều chỉnh các quan hệ có tính chất toàn quốc, toàn ngành hay liên ngành, còn văn bản của chính quyền địa phương các cấp dùng để điều chỉnh các quan hệ có tầm địa phương tương ứng.

+ Mức độ chín muồi của các quan hệ xã hội. Thông thường những quan hệ quan trọng đã chín muồi ổn định sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản luật, còn các mối quan hệ mới hình thành cần khuyến khích, bảo vệ, hướng dẫn thì dùng văn bản lập quy. Mức độ chín muồi càng cao thì hình thức thể hiện có hiệu lực pháp lý cao hơn tương ứng.

+ Tính chất quy định của văn bản: Thông thường các cơ quan Trung ương ban hành những quy định cấm đoán, cưỡng chế, xử phạt; các cấp các ngành ra văn bản lập quy cụ thể hoá những quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong các văn bản luật; cơ quan quản lý ngành, cơ quan chính quyền địa phương ban hành các văn bản lập quy thuộc phạm vi thẩm quyền để đưa ra những quy định có tính chất quản lý, ý nghĩa hướng dẫn. đây cũng là tính chất nội dung của văn bản có ý nghĩa quyết định đối với việc lựa chọn hình thức văn bản tương ứng.

3. Các quy tắc khác: Ngoài những quy tắc trên văn bản lập quy còn phải được ban hành đảm bảo các quy tắc khác của kỹ thuật lập quy như: quy tắc cơ cấu văn bản, quy tắc diễn đạt quy phạm pháp luật, quy tắc sử dụng ngôn ngữ pháp lý...

Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây là hoạt động bắt buộc thực hiện để tập hợp các văn bản đã ban hành, kiểm tra, kịp thời xử lý những văn bản sai trái, những văn bản đã hết hiệu lực để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và để việc ban hành các văn bản tiếp sau đảm bảo tính hợp pháp, tránh mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo với văn bản đã ban hành trước.

Vấn đề 17: Thế nào là văn bản quản lý nhà nước có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hãy nêu những nguyên tắc, thẩm quyền và cách thức xử lý những văn bản trái pháp luật.

1. Văn bản quản lý nhà nước có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi:

+ Ban hành sai thẩm quyền.

+ Không phù hợp với nội dung của văn bản cơ quan nhà nước cấp trên  và điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia ký kết.

+ Nội dung không phù hợp với hình thức văn bản.

+ Sai thể thức.

+ Không tuân thủ đúng quy trình soạn thảo và ban hành văn bản theo quy định của pháp luật.

2. Những nguyên tắc, thẩm quyền và cách thức xử lý những văn bản trái pháp luật:

+ Cơ quan ban hành tự xử lý sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên.

+ Cơ quan cấp trên xử lí theo thẩm quyền với các hình thức xử lý sau:

- Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ một phần, hoặc toàn bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội trái Hiến pháp; xem xét, quyết định bãi bỏ một phần, hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội (Điều 81).

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội huỷ bỏ một phần, hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Điều 82); đình chỉ việc thi hành một phần, hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ một phần, hoặc toàn bộ văn bản đó (Điều 82).

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội bãi bỏ một phần, hoặc toàn bộ nghị quyết sai trái của HĐND tỉnh.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần, hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; xem xét, quyết định đình chỉ thi hành một phần, hoặc toàn bộ nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ (Điều 83).

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành văn bản trái với văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần, hoặc toàn bộ văn bản đó; nếu kiến nghị đó không được chấp nhận thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ, cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách; đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quyết định, chỉ thị của UBND cấp tỉnh  trái với văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nếu UBND cấp tỉnh không nhất trí với quýet định đình chỉ thi hành, thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ (Điều 84).

Vấn đề 18: Anh (chị) hãy làm rõ những nguyên tắc của hoạt động sáng tạo pháp luật. Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay có những ưu và nhược điểm gì?

1. Sáng tạo pháp luật là quá trình ban hành văn bản luật và dư­ới luật nhằm tạo ra các luật lệ hoặc đổi mới, sửa đổi, bổ sung luật lệ đã có. Hay nói cách khác, sáng tạo pháp luật là hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hoat động sáng tạo pháp luật phải tuan thủ cac nguyen tắc sau:

a. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và ban hành văn bản.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải thể chế hoá đ­ường lối, chủ tr­uơng, chính sách của Đảng.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải gửi dến cơ quan Đảng để giám sát, kiểm tra.

+ Các cơ quan Đảng tích cực tham gia chuẩn bị dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, kêu gọi nhân dân tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản và vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
b. Nguyên tắc dân chủ:

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải phản ánh đ­ược ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân lao động.

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải bảo vệ quyền, lợi ích, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
+ Văn bản quy phạm pháp luật phải thu hút sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào quá trình soạn thảo dự thảo.

c. Nguyên tắc pháp chế XHCN:

Pháp chế là việc thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để pháp luật, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật thông qua việc tuân thủ tính tối cao của hiến pháp và các đạo luật.

ở nư­ớc ta hệ thống pháp luật đư­ợc lựa chọn là pháp luật xhcn, dân chủ nhất, thống nhất và nhân văn nhất, vì nó thể hiện ý chí đa số quần chúng nhân dân lao động, đ­ược xây dựng bởi cơ quan lập pháp của dân.

Hoạt động sáng tạo pháp luật phải đảm bảo tôn trọng tuyệt đối các quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, hình thức ban hành:

+ Có nội dung t­ương ứng với hình thức.

+ Không trái luật và văn bản cơ quan nhà nước cấp trên, không mâu thuẫn.

+ Đúng thể thức.

+ Được  soạn thảo và ban hành theo đúng trình tự, thủ tục.

+ Mọi hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng và ban hành văn bản phải đư­ợc xử lý.

+ Xoá bỏ tình trạng văn bản cơ quan cấp trên muốn thi hành đư­ợc phải có văn bản hư­ớng dẫn của cơ quan cấp d­ưới.

d. Nguyên tắc khoa học:

+ Nội dung đủ l­ượng thông tin pháp lý cần thiết.

+ Dựa trên thành tựu các ngành khoa học khác nhau.

+ Có trình độ pháp lý nhất định, đặc biệt là trình độ trình bày quy phạm bằng ngôn ngữ hành chính - công vụ chuẩn mực, rõ ràng, chặt chẽ.

+ Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản phải có kế hoạch và theo kế hoạch.

+ Nắm vững thể thức, thủ tục, quy trình xây dựng và ban hành văn bản.

+ Khả năng hội nhập, mức độ t­ương đồng và phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, như­ng vẫn đảm bảo tính dân tộc, truyền thống và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

đ. Nguyên tắc bình đẵng giữa các dân tộc:

Tính đến lợi ích giữa các dân tộc trên đất n­ước, đảm bảo lợi ích chung cho toàn quốc gia, cũng như­ riêng cho từng dân tộc.
Vấn đề 19: Hãy nêu những yêu cầu nội dung của văn bản  quản lý nhà nước và cho biết thực tiễn hiện nay của công tác này đã đảm bảo thực hiện các yêu cầu đó như thế nào?

Là phương tiện cơ bản của nhà nước nên văn bản quản lý nhà nước được sử dụng để giải quyết những công việc quan trọng phát sinh trong đời sống xã hội. Những công việc này phong phú, đa dạng, do đó nội dung của văn bản quản lý nhà nước cần đảm bảo những yêu cầu sau:

1.Tính mục đích. (tinh dang)

Trước khi bắt tay vào soạn thảo, cần xác định mục tiêu và giới hạn điều chỉnh của văn bản tức là càn phải trả lời được các vấn đề: Văn bản này ban hành để làm gì? giải quyết công việc gì? mức độ giải quyết đến đâu? kết quả việc thực hiện văn bản là gì? Do đó, cần nắm vững nội dung văn bản cần soạn thảo, phương thức giải quyết công việc đưa ra phải rõ ràng, phù hợp. Nội dung văn bản phải thiết thực, đáp ứng các nhu cầu thực tế đặt ra, phù hợp với pháp luật hiện hành, không trái với văn bản của cấp trên, có tính khả thi. Không những thế, văn bản phải được ban hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan, tức là phải giải đáp được các vấn đề: văn bản sắp ban hành thuộc thẩm quyền pháp lý của ai và thuộc loại nào? Phạm vi tác động của văn bản đến đâu? Trật tự pháp lý được xác định như thế nào? Văn bản dự định ban hành có gì mâu thuẫn với các văn bản khác của cơ quan hoặc của cơ quan khác? Như vậy người soạn thảo văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên kiến thức cơ bản và hiểu biết về quản lý hành chính và pháp luật.

Tính mục đích còn yêu cầu mọi văn bản đều thể hiện mục đích chung, phản ánh đúng đường lối, chủ trương của đảng, Nhà nước, không đi trật hành lang pháp luật và phục vụ lợi ích của nhân dân.

2.Tính khoa học.

Một văn bản có tính khoa học phải đảm bảo có đủ lượng thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, phục vụ yêu cầu quản lý. Các thông tin sử dụng để đưa vào văn bản phải được xử lý đảm bảo chính xác: sự kiện và số liệu chính xác, đúng thực tế và còn hiện thời. Bảo đảm sự lô gích về nội dung, sự nhất quán về chủ đề, bố cục chặt chẽ. Nội dung các mệnh lệnh và các ý tưởng phải rõ ràng, không làm cho người đọc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Văn bản được sử dụng ngôn ngữ hành chính - công vụ chuẫn mực. Ngôn ngữ và cách hành văn phải đảm bảo sự nghiêm túc, chuẩn xác, khách quan, chuẩn mực và phổ thông. Đảm bảo tính hệ thống (tính thống nhất) của văn bản. Nội dung của văn bản là một bộ phận cấu thành hữu cơ của hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung. Nội dung của văn bản phải có tính dự báo cao và cách thức trình bày cần được hướng tới quốc tế hoá ở mức độ thích hợp.

3. Tính đại chúng:

Tính đại chúng của văn bản giúp cho nhân dân dễ dàng nhanh chóng nắm bắt chính xác ý đồ của cơ quan ban hành để từ đó có hành vi đúng pháp luật. Tính đại chúng cũng chính là tính nhân dân của văn bản, vì nhà nước ta là của dân, do dân, vì dân do đó nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước còn phải phản ánh nguyện vọng chính đáng đông đảo của nhân dân lao động. Tính đại chúng của văn bản có được khi:

a. Phản ánh nguyện vọng của nhân dân, vừa có tính thuyết phục vừa động viên gây bầu không khí lành mạnh trong việc tuân chủ pháp luật và xây dựng đạo đức XHCN trong nhân dân.

b. Các quy định cụ thể trong văn bản không trái với các quy định trong hiến pháp ve quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Khi quy định về nghĩa vụ phải quan tâm đến quyền lợi, khi quy định quyền lợi phải quan tâm đến biện pháp, thủ tục để đảm bảo quyền lợi đó dược thực hiện. Để đảm bảo văn bản có tính đại chúng cần tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo, lắng nghe ý kiến của quần chúng để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của họ; tổ chức thảo luận đóng góp tham gia ý kiến rộng rãi tham gia xây dựng dự thảo văn bản, sử dụng ngôn ngữ phổ thông đại chúng trong trình bày nội dung văn bản, tránh lạm dụng các thuật ngữ hành chính - công vụ chuyên môn sâu.

4. Tính công quyền:

Văn bản quản lý nhà nước có chức năng pháp lý và quản lý. Tuỳ theo tính chất và nội dung mà văn bản phản ánh và thể hiện quyền lực nhà nước ở các mức độ khác nhau, bảo đảm cơ sở pháp lý để nhà nước giữ vững quyền lực của mình, truyền đạt ý chí của nhà nước đến nhân dân và các chủ thể pháp luật khác. Tính công quyền cho thấy tính cưỡng chế, bắt buộc thực hiện ở những mức độ khác nhau, tức là văn bản thể hiện quyền lực nhà nước, đòi hỏi mọi người phải tuân theo, đồng thời phản ảnh địa vị pháp lý của các chủ thể pháp luật. Để đảm bảo tính công quyền, đòi hỏi văn bản phải được ban hành đúng thẩm quyền, tức là chỉ được sử dụng văn bản giải quyết các công việc trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định. Mặt khác, nội dung văn bản quy phạm pháp luật phải được trình bày dưới dạng các quy phạm pháp luật. Nội dung của một quy phạm pháp luật đều thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc, nghĩa là quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, trong đó chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Ngoài ra nội dung quy phạm pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, chính xác và luôn được hiểu thống nhất. Quy phạm pháp luật có cơ cấu nhất địnhvà có thể phân chia theo những tiêu chí nhất định thành nhiều loại khác nhau mà người soạn thảo văn bản cần nắm vững để có thể diễn đạt chúng một cách thích hợp.

5. Tính khả thi: 

Tính khả thi là một yêu cầu đối với văn bản, đồng thời là kết quả của sự kết hợp đúng đắn và hợp lý yêu cầu nêu trên. Không đảm bảo được tính Đảng (tính mục đích), tính nhân dân, tính khoa học, tính quy phạm thì văn bản khó có khả năng thực thi.

Nội dung văn bản phải đưa ra những yêu cầu về trách nhiệm thi hành hợp lý, nghĩa là phù hợp với trình độ, năng lực, khả năng vật chất của chủ thể thi hành. Nội dung văn bản phải phản ánh dược các quy luật kinh tế nhằm đưa ra các quy định, mệnh lệnh hướng nền kinh tế, cũng như toàn bộ xã hội vận động theo đúng các quy luật khách quan.
Khi quy định các quyền cho chủ thể phải kèm theo các điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền đó. Đồng thời phải nắm vững điều kiện khả năng mọi mặt của đối tượng thực hiẹn văn bản nhằm xác lập trách nhiệm của họ trong các văn bản cụ thể.

Thực tiễn hiện nay của công tác này đã đảm bảo thực hiện các yêu cầu trên như thế nào:

Về tính Đảng (tính mục đích) là văn bản đã phù hợp và thể chế hoá đường lối chủ trương của đảng chưa? đã thể hịên ý chí, nguyện vọng vủa nhân dân chưa?

Về tính pháp lý: Văn bản đã được ban hành đúng thẩm quyền và hình thức chưa? Văn bản có nội dung hợp pháp không? Ban hành đúng thủ tục và thời hạn pháp luật quy định chưa?

Về tính khoa học: Văn bản đã phù hợp với lĩnh vực mà nó điều chỉnh chưa? (phù hợp với kinh tế, với văn hoá truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc), phù hợp với đối tượng tác động của văn bản, phù hợp về cách thức trình bày chưa?

Vấn đề 20. Hãy nêu những yêu cầu về thể thức của văn bản quản lý nhà nước và cho biết thực tiễn hiện nay của công tác này đã đảm bảo thực hiện các yêu cầu đó như thế nào?s

Văn bản quản lý nhà nước phải được xây dựng và ban hành đảm bảo những yêu cầu về thể thức. Thể thức của văn bản là những yếu tố hình thức và nội dung có tính bố cục đã được thể chế hoá. Các yếu tố thể thức, tuỳ theo tính chất của mỗi loại văn bản mà có thể được bố trí theo những mô hình kết cấu khác nhau tạo thành cơ cấu văn bản. Cơ cấu văn bản được hiểu là bố cục các phần, các ý, các câu và các yếu tố hình thức liên kết với nhau theo chủ đề nhất định nhằm tạo nên chỉnh thể thống nhất của văn bản.

Là phương tiện quan trọng, chủ yếu để chuyển tải quyền lực nhà nước vào cuộc sống, văn bản quản lý nhà nước cần phải thể hiện một hình thức đặc biệt để có thể phân biệt dể dàng với với những văn bản thông thường khác. Hình thức đặc biệt đó chính là thể thức của chúng. Là một trong những yếu tố cấu thành nghi thức nhà nước, cần phải được tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản. Cần hướng tới quy định chế tài cụ thể đối với những văn bản không đảm bảo yêu cầu về thể thức.

Thể thức văn bản là yếu tố mang tính pháp lý của văn bản đó, nên phải đảm bảo các yêu cầu:

- Thể thức của văn bản do nhà nước quy định: TCVN 5700 - 2002 hoặc Thông tư Liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Liên tịch Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

- Thể thức của văn bản phải đầy đủ các yếu tố bắt buộc (có 1 số văn bản được phép thiếu đi một số yếu tố nào đó như Công điện).

- Thể thức văn bản phải được trình bày 1 cách khoa học, đẹp, trang nghiêm, thể hiện tính tôn nghiêm, quyền lực của nhà nước.
Vấn đề 21. Hãy nêu rõ các yếu tố thể thức của văn bản quản lý hành chính nhà nước và cho biết việc thực hiện những yếu tố đó trong thực tiễn hiện nay như thế nào?

Các yếu tố thể thức văn bản bao gồm:

1. Quốc hiệu.
           Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
                                                    
                                                      ơ            
                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quốc hiệu được trình bày ở trên đầu trang giấy. Quốc hiệu có giá trị xác nhận tính pháp lý của văn bản.

2.  Tên cơ quan ban hành văn bản. Tên cơ quan ban hành văn bản cho biết vị trí của cơ quan ban hành trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Tên cơ quan được đặt ở góc trái tờ đầu của văn bản, được trình bày đậm nét, rõ ràng, chính xác đúng như trong quyết định thành lập cơ quan, không viết tắt, sai chính tả tiếng Việt, phía dưới có một vạch dài.(1/3-1/2)

3. Số và ký hiệu: Số và ký hiệu văn bản giúp cho việc vào sổ, tìm kiếm văn bản được dể dàng.

4. Địa danh, ngày tháng.

a. Địa danh: là địa điểm đặt trụ sở cơ quan ban hành, giúp cho nơi nhận văn bản theo dõi được địa điểm cơ quan ban hành nhằm liên hệ giao dịch công tác thuận lợi và theo dõi được thời gian ban hành.

b. Ngày tháng: là văn bản được thông qua (đối với văn bản tập thể) hoặc thời điểm ký ban hành.

5. Tên loại văn bản và trich yếu, nơi để gửi.

a. Tên loại: Trừ công văn ra các văn bản đều có tên loại.

b. Nơi để gửi:

c. Trích yếu văn bản: Là một câu ngắn gọn thể hiện tổng quát, chính xác nội dung chủ yếu của văn bản, giúp xác định nhanh chóng nội dung chủ yếu của văn bản, thuận tiện vào sổ và theo dõi giải quyết cong việc, tra tìm khi cần thiết. Đó cũng chính là nội dung của văn bản. Yếu tố này dược ghi phía dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường (có thể in chữ đậm). Đối với công văn, trích yếu được ghi bên dưới số và ký hiệu (không in đậm).

d. Căn cứ ban hành văn bản: Đây là yếu tố thường có đối với văn bản đưa ra quyết định quản lý. Chỉ nêu những căn cứ trực tiếp liên quan đến nội dung của văn bản. Đó là những căn cứ pháp lý (theo quy định của văn bản có hiệu lực văn bản pháp lý cao), căn cứ thẩm quyền (chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ban hành văn bản), lý do ban hành (nhằm giải quyết vấn đề gì, theo đề nghị của cấp nào, cơ quan nào ...). Đối với văn bản được diễn đạt theo lối văn "điều khoản'' phần này dược tình bày tách biệt, sau hết mỗi căn cứ là dấu chấm phẩy, hết căn cứ cuối cùng là dấu phẩy. đối với những văn bản được viết theo kiểu "văn xuôi pháp luật" thì phần căn cứ, thông thường, có thể được viết liền mạch vào phần nội dung, hoặc cũng có thể để viết tương tự như đối với các loại văn bản viết theo điều khoản.
e. Loại hình quyết định: Loại hình được phù hợp với tên loại văn bản, có thể được trịnh bày tách biệt (nghị quyết, nghị định, quyết định ...) hoặc liền vào yếu tố ban hành.

6. Nội dung văn bản điều chỉnh: Đây là phần trọng tâm của văn bản. Tuỳ theo nội dung của từng loại văn bản mà phần này được trình bày theo "văn điều khoản" hoặc "văn tam đoạn luận". Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật được trình bày dưới dạng các quy phạm pháp luật.

* Điều khoản thi hành. Thông thường, các văn bản đưa ra quyết định quản lý đều có những điều khoản cuối cùng hay còn gọi là điều khoản thi hành.
+ Hiệu lực của văn bản: Nêu rõ thời điểm bắt đầu hoặc giới hạn thời gian văn bản có hiệu lực thi hành.
+ Xử lý văn bản cũ: Cần nêu rõ, cụ thể những văn bản hoặc quy định nào bị bãi bỏ toàn bộ hay một phần; trong trường hợp cần thiết có thể ban hành kèm theo các danh mục các văn bản hay điều khoản bị bãi bỏ.
+ Các chủ thể liên quan: Nêu những đối tượng chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai, thực hiện, phối hợp... đối với văn bản được ban hành.

7. Thẩm quyền ký. Bao gồm hình thức để ký, chức vụ, chữ ký họ và tên đầy đủ của người thẩm quyền ký.
Phải ký đúng thẩm quyền, kiểm tra kỹ nội dung trước khi ký; ký một lần ở bản duy nhất; không ký trên giấy nến để in thành nhiều bản, không dùng bút chì, mực đỏ hay mực dễ phai nhạt để ký. Khoảng cách từ yếu tố chức vụ người ký đến họ và tên đầy đủ là 30 mm. Nếu văn bản có nhiều trang thì toàn bộ mục thẩm quyền ký này phải được trình bày thống nhất tại trang cuối cùng.

8. Con dấu hợp pháp. Dấu của cơ quan ban hành văn bản được đóng ngay ngắn, rõ ràng trùm lên 1/3 đến giữa về bên trái chữ ký. Dấu được đóng bằng màu đỏ tươi, màu quốc kỳ. Không đóng dấu không chỉ. Dấu phải đúng tên cơ quan ban hành văn bản. Cụm chữ ký và dấu được trình bày ở dưới phần điều khoản thi hành, tại góc bên phải đối với văn bản một chữ ký; hoặc được dàn đều sang cả hai góc đối với van bản liên tịch, trong đó vị trí cơ quan chủ trì soạn thảo ở góc trên bên phải.

9. Nơi nhận: Ghi ngang hàng phần chữ ký, ở góc trái văn bản, nội dung bao gồm các đối tượng sau: Để báo cáo, để thi hành, để phối hợp, lưu. Nơi nhận cần được ghi rõ ràng, đúng đối tượng, ngắn gọn và hợp lý. Không viết vào văn bản mục đích của việc ghi (để báo cáo, để thi hành ...).
* Dấu độ mật hoặc mức độ khẩn. Trong trường hợp cần thiết văn bản có thể có dấu hiệu chỉ mức độ mật (Mật, Tối mật, Tuyệt mật) hoặc và mức độ khẩn (Khẩn, Thượng khẩn, Hoả tốc, Hoả tốc hẹn giờ). Việc đóng dấu này do người ký quy định. Văn thư đóng dấu này bằng mực dấu đỏ vào khoản trống dưới số, ký hiệu theo đúng quy định của pháp luật.
* Tên viết tắt người đánh máy và số lượng bản phát hành: yếu tố này được trình bày tại lề góc phải trang nhất ngang yếu tố địa danh, ngày, tháng.
* Các yếu tố chỉ dẫn phạm vi phổ biến dự thảo và tài liệu hội nghị, như thu hồi, xem tại chỗ, xem xong xin trả lại, không phổ biến, lưu hành nội bộ, không đăng tin trên báo, đài...

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top