HÀNH CHÍNH

1. Hành chính là gì?

Hành chính có nghĩa là sự thi hành những chính sách & pháp luật của chính phủ, thi hành việc công, trái với quân sự và chính trị (khác với hành chính pháp là pháp luật về hành chính). Đây là ngành học đào tạo ra những cử nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Hành chính gồm có:

- Hành chính công (hành chính nhà nước) : hoạt động quản lí đất nước của nhà nước.

- Hành chính văn phòng : chính là công việc bạn sẽ làm sau khi ra trường.

Cụ thể:

+ Xây dựng các chương trình công tác của cơ quan, đôn đốc thực hiện các chương trình đó.

+ Bố trí lịch làm việc của cơ quan

+ Báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị trong cơ quan

+ Tư vấn văn bản cho thủ trưởng

+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ

+ Tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại

+ Lập kế hoạch tài chính, dự toán kinh phí hàng năm

Công việc văn phòng đòi hỏi bạn phải đa năng, sáng tạo, linh hoạt, không máy móc, cứng nhắc, ứng xử khéo léo với đồng nghiệp, có khả năng ngoại giao, nhiệt tình, năng động.

Lưu ý: hành chính không phải là chính trị. Có thể hiểu đơn giản, hành chính là việc thực hiện ý chí chính trị của Đảng cầm quyền. Hành chính và chính trị có mối liên hệ mật thiết với nhau, k có hành chính thì mục tiêu chính trị không thực hiện thành công, mà chính trị không ổn định, hành chính sẽ trở nên rối loạn.

2. Cán bộ công chức?
Trong Luật Cán bộ Công chức năm 2010 có nêu:

"Điều 2. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.
Điều 3. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
3. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
4. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả.
5. Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ." (Tham khảo thêm luật Cán bộ công chức năm 2010)
5. Thực hiện bình đẳng giới.

3. Đặc điểm nghề: 
+Chấp hành và điều hành theo sự phân công của nhà nước.
+Công việc khá ổn định;
+Làm nhiều lĩnh vực, vị trí khác nhau;
+Là một nghê đặc biệt, có luật pháp quy định riêng cho người làm nghề này: về chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, những điều phải làm- được làm- và không được làm; về chế độ và hình thức kỷ luật... (tham khảo luật Cán bộ công chức 2010)

4. Các trường đào tạo: Với phạm vi quản lý rộng lớn và đa dạng, để làm trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, các bạn có thể theo học tất cả các trường đại học theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau bởi mọi lĩnh vực xã hội-kinh tế-văn hóa-an ninh-quốc phòng đều có sự quản lý của nhà nước. Các trường chuyên về đào tạo nhân sự cho bộ máy nhà nước gồm có: Học viện Hành chính; Học viện Ngoại giao; Đại học Công đoàn và đại học Khoa học xã hội và nhân văn.....

5. Học viện Hành chính:

Là trường chuyên trách đào tạo cử nhân, thạc sĩ ngành Hành chính (Quản lý nhà nước). Trường tuyển sinh khối A (Toán lý hóa) khối C (Văn sử địa) và khối D1 (Toán - Văn - Anh) với điểm chuẩn nguyện vọng một các năm khoảng 15 đối với khối A, D và 17 điểm đối với khối C. Tồng chỉ tiêu là 500 sinh viên (100 dành cho cả 2 khối A, D và 400 dành cho khối C)

Có 7 chuyên ngành:

1. Hành chính công: quản lý chung về nhà nước

2. Tài chính công:

3. Quản lý NN về Đô thị

4. QLNN về Kinh tế

5. QLNN về Xã hội

6. QLNN về tổ chức và Nhân sự

7. Thanh tra.

Đặc điểm kiến thức và môn học: Ngoài các môn đại cương như mọi trường đại học của Việt Nam, trường chủ yếu dạy về các môn liên quan đến Lý luận quản lý nhà nước về các mặt kinh tế-văn hóa-xã hội và soạn thảo ban hành văn bản, quyết định quản lý nhà nước; các thủ tục hành chính và nội dung cơ bản của một số luật cơ bản cùng các môn chuyên ngành tương ứng với chuyên ngành bạn chọn. Như vậy, kiến thức tập trung chủ yếu thiên về mảng xã hội.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top