Một kiểu địa ngục
Có một người sau khi chết, trên đường đến điện Diêm La nhìn thấy một cung điện vàng ngọc sáng rực. Người chủ cung điện giữ anh ta ở lại.
Người này nói: “Trên thế gian cả một đời vất vả, bây giờ tôi chỉ muốn ăn, ngủ, tôi ghét làm việc”.
Người chủ cung điện trả lời: “Vậy thì trên thế gian chẳng có chỗ nào hợp với anh hơn ở đây. Chỗ tôi sơn hào hải vị, anh muốn ăn gì thì ăn, không ai cấm; tôi có chiếc giường thoải mái, anh muốn ngủ lúc nào thì ngủ, không ai đánh thức; hơn nữa, tôi bảo đảm rằng anh không phải làm bất cứ thứ gì”.
Thế là người ấy ở lại.
Từ đó hàng ngày người ấy chỉ ăn lại ngủ, ngủ lại ăn, cảm thấy rất thoải mái. Dần dần, anh ta cảm thấy buồn và trống trải, thế là anh gặp người chủ cung điện, trách mắng: “Cứ ăn ngủ mãi thế này cũng thấy chán. Đầu tôi mụ mẫm hết rồi, tôi không còn hứng thú với cuộc sống này nữa. Anh hãy tìm cho tôi một công việc”.
Chủ cung điện nói: “Xin lỗi, chỗ chúng tôi từ xưa tới nay không có việc làm”.
Vài tháng trôi qua, người này không nhịn được nữa, lại đi tìm chủ cung điện: “Sống như vậy tôi không chịu được. Nếu anh không cho tôi một công việc, tôi sẽ tình nguyện xuống địa ngục, cũng không ở lại đây nữa”.
Người chủ cung điện cười và nói: “Anh nghĩ đây là thiên đàng sao? Đây chính là địa ngục!”. Cuộc sống an nhàn cũng chính là địa ngục. Dù bạn không phải lên rừng xuống biển, không phải trải qua núi cao, biển lửa, không có dầu sôi lửa bỏng, nhưng nó có thể triệt tiêu lí tưởng của bạn, linh hồn bạn, thậm chí có thể biến bạn thành cục thịt di động.
Lời bình
Bất kể việc gì cũng là một loại khổ đau, buồn chán, trong muôn vàn thời điểm cũng có lúc là một hạnh phúc thiết thực, hơn nữa sinh ra vất vả, chết đi là hết nhưng bạn nhìn một số người giàu, tiền nhiều tiêu không hết, vẫn gắng sức làm việc bạt mạng, tại sao vậy? Vì họ coi lao động là sinh mệnh của chính mình          
Mọi tồn tại đều thông qua vận động để biểu hiện sự tồn tại của nó. 
Cuộc sống của chúng ta là cố gắng và lao động. Sự nghỉ ngơi hoàn toàn chỉ chờ chúng ta trong những nấm mồ. F.Đê-xtô-ep-xki

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

Ý kiến của bạn:

 
Bùi Quốc Thiện © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top