Từ ngày Trang chuyển đến, công việc lau chùi nhà
cửa bỗng nhiên được chuyển giao sang Trang, không một lý do, hoặc nếu
có, chỉ vì cô bạn kia thường chỉ có mặt vào giờ...ngủ tối.
Học
đại học, các bạn sinh viên đều phải thuê nhà trọ để sống và học tập
trong những ngày tháng xa nhà. Ai cũng mong muốn chia sẻ tiền nhà với
một hoặc một vài người bạn.
Trừ những trường hợp
“bất khả kháng”, đa phần các bạn đều muốn ở cùng người mà mình tin tưởng
và quen biết, như anh chị em ruột hoặc họ, bạn bè thân thiết, nhất là
bạn bè, những người đồng trang lứa, dễ thông cảm và thấu hiểu nhau hơn.
Thế nhưng, liệu rằng đó có phải là sự lựa chọn tốt nhất?
Trang (HV Hành Chính)
chơi thân với một cô bạn ở lớp đại học. Khi nhà trọ của Trang hết hợp
đồng thuê nhà và bạn cùng phòng với Trang cũng chuyển về nhà bác, Trang
quyết định sang ở với cô bạn kia.
Trang chưa từng và
cũng không hề nghĩ tới việc đằng sau gương mặt xinh xắn và những bộ cánh
đắt tiền mà cô bạn kia luôn khoác lên mình, là một sự lười nhác đến khó
tin. Cô bạn thường chất đống quần áo cả tuần mới giặt một lần, sách vở
vứt bừa bộn khắp phòng và hiếm khi dọn dẹp.
Từ ngày Trang chuyển
đến, công việc lau chùi nhà cửa bỗng nhiên được chuyển giao sang Trang,
không một lý do, hoặc nếu có, chỉ vì cô bạn kia thường chỉ có mặt vào
giờ...ngủ tối.
Khi quyết định “góp gạo thổi cơm chung”, chúng ta cần nhiều hơn cả sự thân thiết...(ảnh minh họa)
Hiếu (ĐH Luật) lại há
hốc mồm vì thằng bạn đã hơn 20 tuổi nhưng vẫn hồn nhiên vô tư như một
đứa trẻ. Khi Hiếu từ quê ra, mẹ bạn ấy luôn chuẩn bị rất nhiều bánh kẹo
và thức ăn để bồi bổ cho cậu con trai quý tử.
Đành rằng sống chung
thì cái gì cũng mang ra cưa đôi. Nhưng điều đó không thể bao biện cho
việc anh bạn kia có thể ngồi ở nhà và đánh chén toàn bộ những món đồ
Hiếu có, chỉ trong khoảng thời gian Hiếu học một ca ở trường. Đáng buồn
là cảnh tượng ấy không chỉ lặp lại một lần duy nhất.
Hiếu không phải người
ki bo nhưng cậu bạn cũng cảm thấy khó chịu đôi chút về sự vô tư đến vô
tâm của thằng bạn. Hiếu thầm nghĩ, không biết mẹ cậu sẽ buồn thế nào khi
những gì bà chuẩn bị, cậu còn chưa kịp nếm.
Một người bạn khác của
tôi, Tâm Anh (HV Ngân Hàng) buồn bã kể về cô bạn cùng phòng, người mang
trong mình căn bệnh lạ lùng, tay bạn ấy bị dị ứng với xà phòng. Cô bạn
thoái thác mọi trách nhiệm giặt giũ hay rửa bát đũa sang Tâm Anh, mặc dù
hoàn toàn có thể làm việc đó nếu đeo găng tay.
Bất bình vì đôi khi
bận nhiều chuyện mà vẫn phải làm mọi việc, nhưng vì ngại nên Tâm Anh
đành nín thinh. Cô hiểu rõ tính tiểu thư của cô bạn kia, chẳng biết xử
lý ra sao trước sự ỷ lại của cô bạn.
Vân Anh (ĐH Sư Phạm)
quyết định tìm nhà trọ khác khi cô bạn cùng phòng không chịu tiếp thu
những gì bạn ấy góp ý. Lắm hôm, Vân Anh để laptop ở nhà rồi tới trường
học. Khi trở về nhà, cô bạn không thấy lap ở vị trí cũ, tìm khắp nhà
không thấy.
Gọi cho My (bạn cùng
phòng), Vân Anh mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết My mang đi. Dù hơi
giận vì không được báo trước, nhưng cô bạn cũng cố gắng cho qua. Tuy
nhiên, câu chuyện ấy đã lặp lại rất nhiều lần.
Đôi khi, ta có thể
chơi thân với một người nào đó, thi thoảng gặp gỡ, nhưng để có thể sống
chung với ai đó, ấy rõ ràng là một điều vô cùng đáng kể mà không phải ai
cũng có thể làm được. Rất nhiều tình cảm bạn bè đã sứt mẻ sau những
ngày tháng sống chung như thế.
Khi quyết định “góp
gạo thổi cơm chung”, chúng ta cần nhiều hơn cả sự thân thiết, cần thêm
cả lòng tin tưởng, cả sự cảm thông và sự sẻ chia trách nhiệm, sự phân
chia công việc một cách công bằng. Bởi vậy, hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng
bạn nhé!
Theo Mực Tím
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: