ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO CHO HIỂU QUẢ
Sách là nguồn tài nguyên tri thức quý giá mà mỗi chúng ta đều phải tiếp xúc, học hỏi để phục vụ học tập nói riêng, cuộc sống nói chung. Tuy nhiên, ở nhiều người chúng ta đã từng đọc sách mà chưa hề biết mình đang đọc cái gì. Chính vì vậy mà có câu”Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi. Có phương pháp thì người thường cũng làm được chuyện phi thường”. DESCARTES. Biểu hiện ra thường gặp là: Nhiều trường hợp trong bài thi hoặc bài kiểm tra, cả môn tự nhiên cũng như xã hội, các thí sinh khi ra ngoài nghe những lời bàn tán thì phát hiện những điều trong đề mình có thể làm được nhưng không hiểu sao lại làm sai, hiểu sai đề, bỏ sót ý,... dẫn đến làm sai, có khi sai cả bài-cái sai không đáng có dẫn đến “sai một li, đi một dặm”. Đó là hậu quả của việc đọc sách hằng ngày vô trách nhiệm hoặc không có phương pháp-đọc không suy nghĩ, không nắm ý, đọc không phải để hiểu cũng có khi không phải để biết mà chỉ đơn thuần là đọc để thuộc (học vẹt)-đọc mà không biết mình đang đọc cái gì. Chính mục đích đọc khác nhau mà tri thức tiếp nhận cũng khác nhau và tất yếu là việc áp dụng cũng thu được kết quả tương ứng khác nhau.
Vậy mục đích chủ yếu mà việc đọc sách hướng tới là gì? Thứ nhất, nhớ lâu, dễ thuộc, dễ hiểu, không nhầm lẫn kiến thức đã tiếp thu. Thứ hai, tìm ra ý nghĩa, ứng dụng của tri thức thu được trong thực tế.
Thế còn nguyên tắc, yêu cầu khi đọc sách là gì? Thứ nhất, Không bỏ sót ý. Thứ hai, đọc nhanh, chắt lọc ý. Thứ ba, sáng tạo, tích cực, năng động trên kiên thức thu nhặt được. Thứ tư, có sự liên kết, phụ trợ giữa các kiến thức mới và cũ.
Đã biết mục đích, nguyên tắc, yêu câu của công việc đọc sách, ta đề ra phương pháp cụ thể cho việc đọc sách, nhất là các sách kiến thức phổ thông và đại học cao đẳng. (Tôi không trình bày cách đọc sách tiểu thuyết, truyện,… các tạp chí giải trí)
Đầu tiên, tôi muốn hướng các bạn tới cách đọc sách để hiểu chứ không chỉ là biết hay thuộc lòng. Trong tiếng Anh người ta phân biệt rất rõ giữa hiểu (understand) và biết (know) nhưng chúng ta lại thường nhầm lẫn cói hai từ này đồng nghĩa với nhau. Chúng ta phải hiểu rằng sự “hiểu” nằm ở tầng cao hơn sự “biết”. Có thể nói “biết” chỉ là sự rõ ràng của ta về tri thức ở bên ngoài, chứ ta không biết tại sao nó như vậy? còn “hiểu” dùng để chỉ sự tường tận của ta về nội dung lẫn hình thức của sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ra trong sách. Gustave Lebon đã khai quát sự hiểu như này: “Hiểu biết phải chăng ta hiểu biết tới nguyên tắc và nguyên nhân của sự việc”. Chỉ có hiểu ta mới có thể ứng dụng đúng đắn những tri thức ta thu được vào cuộc sống thức tế: bài thi, kiểm tra, ứng dụng trong diễn thuật, tranh biện, giải thích, vấn đáp… và cũng chỉ có hiểu ta mới nhớ được kiến thức lâu mà không nhầm lẫn. Tôi xin đưa ra một tâm sự như thế này: “Em bây giờ chẳng biết mình hỏng kiến thức chỗ nào cả, làm bài kiểm tra điểm thấp không thôi, khi xem lại sách thì cái gì cũng hình như là đã biết, đã rõ rồi nhưng khi gấp sách lại thì chẳng biết trong đầu mình có gì nữa. Em có cảm giác dường như trong đầu là những kiến thức đã bị khóa lại, không đem ra ứng dụng được. Mà khi ôn lại thì vì cái gì cũng có cảm giác biết nên lại lười ôn vì thấy nó thừa”. Đó chính là sự nhầm lẫn giữa “biết” và “hiểu” dẫn đến không biết kiến thức mình có được đem lại ý nghĩa như thế nào khi đưa vào ứng dụng trong thực tế.
Theo tôi đọc sách để hiểu được bạn phải thực hiện đồng thời hoặc từng lúc các công việc sau đây:
Thứ nhất, nắm bao quát vấn đề thông qua việc giải thích, hiểu đề bài và các đề mục hoặc sơ đồ tư duy hay nói cách khác là bạn phải tìm ra ý chung nhất cho mỗi phần mỗi đoạn bạn đọc và tìm sự bao hàm liên hệ tới nhau. Chúng ta thường mắc sai lầm là xem lướt qua các đề mục chính mà chỉ đọc nội dung bên trong phần đề mục mà quên rằng đề mục chính là nội dung khái quát nhât, mọi nội dung bên dưới đề mục chỉ là để làm sáng tỏ phần đề mục mà thôi. Như vậy, để hiểu được đề mục bạn phải suy ngẫm các nội dung dưới đề mục nói gì.
Thứ hai, đọc từng phần nhỏ, sau đó đặt câu hỏi cho từng phần và phân tích nội dung vừa đọc được hoặc các tri thức đã có liên quan đến phần vừa đọc để trả lời câu hỏi đó. Làm như vậy, kiến thức đọc được không bị loãng, lại dễ thuộc, hiểu kĩ vấn đề. Với công việc này, yêu cầu các bạn phải nghiêm túc trong việc đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. Nhiều bạn, nhất là các bạn sinh viên thường rất nóng vội, khi đã đọc là đọc một lèo từ đầu đến cuối chương, phần. Các bạn ấy nói rằng: “Đọc một lượt cho hết để nắm ý khái quát”, nghe thì cũng không sai nhưng chưa đúng. Việc đọc như vậy rất dễ dẫn đến: Nội dung các bạn đọc không nắm được được đẫn đến phân tâm trong đọc sách, nản chí, bộ não không suy nghĩ dẫn đến mắt mau mỏi và buồn ngủ, nếu bạn lại không đủ ý chí thắng được “thần rượu nho” thì bạn sẽ đi ngủ ngay thôi; Tốn nhiều thời gian trong khi hiệu quả công việc không cao. Cần lưu ý rằng, để đọc thuộc và biết mình đang đọc cái gì bạn nên đọc trọn vẹn một ý mà sách trình bày rồi nhắm mắt đọc lại xem mình đã nhớ những gì. Càng cố gắng đọc được ý càng dài, càng trọn vẹn càng tốt.
Thứ ba, liên kết kiến thức giữa các phần đã học, đã đọc. Trong nền tri thức, nhiều kiến thức trước là nền tảng cho kiến thức sau hoặc có mối liên hệ giữa các mặt giống, khác nhau hay đối lập nhau. Bạn phải tìm ra được điều đó. Với công việc này, nó sẽ giúp bạn cũng cố kiến thức cũ, rõ ràng về kiến thức mới cộng vào đó là các sợi dây liên kết các kiến thức thành một chuỗi hợp lý khó mà quên được. Để làm sáng tỏ điều này, H.Spencer cho rằng: “Sự hiểu biết của kẻ tầm thường thì rời rạc không thống nhất. Sự hiểu biết của nhà khoa học thì đó chỉ là sự hiểu biết thống nhất phần nào. Còn sự hiểu biết của nhà triết học là sự hiểu biết hoàn toàn thống nhất”.
Thứ tư, khi đọc sách chắc chắn có những vấn đề mà bạn không đủ khẳ năng trả lời và hiểu rõ được nó. Và cũng chắc chắn là sẽ có những nội dung sách viết sai hoặc có mâu thuẫn, bạn cũng phải có cái nhìn chính kiến của mình để phê phán, bình phẩm. Chính vì vậy bạn phải luôn sãn sàng hỏi, yêu cầu giải thích và phê phán những nội dung mình đã đọc và nhờ người giải đáp như thầy cô, bạn bè, gia đình hay bất kì ai có thể biết giải đáp. Nhiều bạn ngại, lười không muốn hỏi mà tự đi tìm câu trả lời hoặc để trống phần kiến thức đó lại. Việc đó làm cho bạn hoặc có câu trả lời không đúng hoặc sẽ là khởi đầu cho một chuỗi các lỗ hổng kiến thức tiếp theo vì mọi kiến thức đều có mối liên hệ với nhàu. Việc này không đồng nghĩa với việc bạn không chịu tự suy nghĩ mà chỉ trông chờ vào câu trả lời của người khác. Chỉ khi nào bạn tự suy nghĩ thì kiến thức bạn đọc được mới đi sâu vào đầu và trở thành kiến thức của bạn: “Sở dĩ người ta ít nhớ những điều đã đọc được chính vì tại người ta tự suy nghĩ quá ít”,(G.Lin-then-béc). Bạn hãy nằm lòng câu sau: “Tự lực cánh sinh là chính, phát huy sự giúp đỡ bên ngoài” và “Tự lập không có nghĩa là từ chối sự giúp đỡ của người khác”.
Cuối cùng, đó là khi đọc sách bạn phải có cây bút cùng quyển giấy trắng bên cạnh. Cần thiết là bạn phải gạch chân các từ khóa, mang ý nghĩa chính trong câu, đoạn, bài và đánh dấu những chỗ quan trọng, dễ nhầm lẫn sai sót hay thắc mắc trực tiếp vào sách hoặc ghi ra giấy trắng.
Khái lược các ý công việc để đọc hiểu được sách, P.Pốt-te khẳng định rằng: “Đọc sách cần phải: một là, thấu hiểu và phê phán; hai là, cùng với bạn bè hoặc trong khung cảnh gia đình; ba là, đọc đi đọc lại cái đã đọc, bốn là, với cây bút trong tay”.
Ngoài ra bạn cũng nên biết rằng: Trong nhiều trường hợp bạn phải đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh được nêu trong sách mới có thể hiểu chính xác, không phiến diện nội dung mình đã đọc tức cần xem xét vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình-đó cũng là “Bí quyết của sự thành công nêu có” (Henry Ford); Tiếp theo đó là tính kiên nhẫn với những bước đầu và phải giải quyết ngay các thắc mắc khi có thể nêu không bạn sẽ ì ra mà không giải quết nữa; Tiếp nữa là phải chấp nhận những thứ mình không thích nhưng cần thiết cho cuộc sống, “Ta không bao giờ trở nên thông thái được nếu chỉ chịu đọc hay học những gì mình thích mà thôi”, Joubert.
Để hiểu rõ hơn, tôi xin trích một đoạn văn trong “ Giáo trình Pháp luật đại cương” ( Học Viện Hành Chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật, 2010, trang8):
“3. Các dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
Thứ nhất: nhà nước phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Thứ hai: nhà nước thiết lập quyền lực công.
Thứ ba: nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện.
Thứ tư: nhà nước quy định mọi thứ thuế và tiến hành thu thuế.
Thứ năm: nhà nước có chủ quyền quốc gia.”
Thứ nhất: nhà nước phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Thứ hai: nhà nước thiết lập quyền lực công.
Thứ ba: nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện.
Thứ tư: nhà nước quy định mọi thứ thuế và tiến hành thu thuế.
Thứ năm: nhà nước có chủ quyền quốc gia.”
Đầu tiên ta phải xem đề mục là gì? Sau đó, ta gạch chân các từ quan trọng, cần phải suy nghĩ và giải thích các từ này (bên trên có các từ in nghiêng là các từ quan trọng mà chúng ta dễ bỏ qua, đó là các từ dễ nhầm lẫn khi nhớ lại hoặc chúng có liên kết với nhau. Nhìn chung chúng là các từ thuộc động từ, sở hữu, từ chỉ vị trí thời gian (trước, sau, trên dưới…), các từ chỉ tần suất, số lượng (thường, luôn luôn, chỉ, chỉ có…) các từ có nghĩa liên quan với nhau (đối nghĩa, nhân quả, tiến trình) hay các tư mang bản chất của phần kiến thức…). Ví dụ: chủ quyền quốc gia là như thế nào? Quyền lực công nghĩa là sao?... đây cũng chính là phần mà ta liên kết các kiến thức cũ và khởi nguồn tìm hiểu kiến thức mới hơn. Tiếp theo là việc so sanh phân tích để thấy rõ nội dung vấn đề. Ví dụ: So sánh các tổ chức nhà nước với các tổ chức xã hội khác? Nhà nước với thị tộc khác nhau như thế nào? Tại sao nhà nước lại thu thuế? Thuế và các loại quỹ thu tại các cơ quan giống và khác nhau ra sao? Cuối cùng là liên hệ với thực tế tại Việt Nam hay thế giới. Ví dụ: Việt Nam có mấy đơn vị hành chính, các loại thuế, thuế để làm gì, chủ quyền quốc gia có vững chắc… Như vậy, chỉ với một đoạn nhỏ, ta đã phải giải quyết nhiều vấn đề như vậy thì làm sao có thể học hết được cả quyển sách dày? Các bạn hãy yên tâm rằng: sau một thời gian ngắn bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn gì cả và việc đọc sách sẽ nhanh hơn bạn tưởng bởi các kiến thức trước và sau bài học này đã được bạn tự giải quyết tức về sau bạn chỉ việc ôn và làm rõ hơn thôi.
Bạn có thể tham khảo cách đọc sách của Adam Khoo hay nhiều sách khác.
Tất cả các phương pháp chỉ mang tính tham khảo, và bạn có thể biết được cách nào là phù hợp nhất với mình, tôi chắc điều đó.
TPHCM, ngày 02/4/2011
Quốc Thiện
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét
Ý kiến của bạn: